Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng NNPTNT, chi nhánh An Biên Kiên Giang (Trang 40 - 42)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.1. Nhân tố chủ quan

Nhân tố thứ nhất cần phải nói đến là nhân tố con người. Đó không chỉ

là xuất phát từ phía người tiến hành phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mà còn từ phía lãnh đạo doanh nghiệp.

Với vai trò là người ra quyết định trong doanh nghiệp, lãnh đạo doanh nghiệp cần nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của phân tích tình hình hoạt động doanh nghiệp. Việc sử dụng các kết quả phân tích trong quá trình quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh, trong quá trình ra quyết định thì mới tạo được tiền đề và cơ sở cho công tác phân tích hiệu quả hoạt động doanh nghiệp được thực hiện và phát huy hiệu quả. Nếu không thì công tác phân tích hiệu quả hoạt động vừa không được quan tâm phát triển, đồng thời những con số phân tích đưa ra nếu có cũng chỉ là hình thức, vô nghĩa, không có tác dụng. Lãnh đạo doanh nghiệp cũng phải quan tâm, đánh giá được tầm quan trọng của công tác phân tích hiệu quả hoạt động, từ đó mới có sự đầu tư thỏa đáng cũng như sự vận dụng triệt để kết quả của phân tích cũng chịu ảnh hưởng bởi tâm lý người sử dụng thông tin. Đó không chỉ là đội ngũ lãnh đạo mà còn có các nhà đầu tư, các nhà cho vay…Khi các đối tượng này đặc biệt quan tâm tới công tác phân tích hiệu quả hoạt động cũng kích thích sự phát triển hoàn thiện của công tác này.

Đối với người thực hiện công tác phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thì trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm công tác, tầm hiểu biết của những cán bộ này ảnh hưởng lớn đến kết quả của công tác phân tích tài chính về tính sát thực, toàn diện, đến việc tổ chức phân tích có khoa học, hợp lý hay không. Doanh nghiệp cần quan tâm phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác phân tích tài chính, thường xuyên cập nhật kiến thức và chế độ, chính sách tài chính kế toán, tận dụng phương pháp và công cụ phân tích hiện đại thì mới có thể đảm bảo hiệu quả thực sự của công tác phân tích hiệu quả. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ thực hiện phân tích ảnh hưởng rất lớn tới kết quả của công tác phân tích. Cán bộ phân tích được đào tạo đầy đủ về chuyên môn nghiệp vụ thì phương pháp, nội dung phân tích sẽ đầy đủ, khoa học, đáp ứng được các yêu cầu đặt ra.

Nhân tố thứ hai là kỹ thuật, công nghệ. Nếu ứng dụng tốt kỹ thuật,

công nghệ vào quá trình phân tích sẽ đem lại kết quả chính xác, khoa học, tiết kiệm thời gian, công sức (ví dụ ứng dụng các phần mềm phân tích tài chính, tra cứu thông tin qua internet, liên kết thông tin giữa các phòng ban thông qua hệ thống mạng…). Việc ứng dụng này không những đảm bảo tính chính xác, khoa học, tiết kiệm mà còn đảm bảo tính toàn diện, phong phú, phù hợp với xu hướng phát triển của công tác phân tích.

Nhân tố thứ ba là công tác kế toán, kiểm toán, thống kê. Công tác kế

toán, thống kê mang lại những số liệu, thông tin thiết yếu nhất phục vụ cho quá trình phân tích hiệu quả hoạt động (các báo cáo tài chính, chính sách kế toán, các số liệu liên quan về kế hoạch sản xuất kinh doanh…). Bên cạnh đó, công tác kiểm toán sẽ đảm bảo tính trung thực và hợp lý của các thông tin trên để việc phân tích hiệu quả hoạt động trở nên chính xác, khách quan, tránh định hướng sai lệch cho công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Vì vậy sự

hoàn thiện của công tác kế toán, kiểm toán thống kê cũng là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới công tác phân tích hiệu quả hoạt động.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng NNPTNT, chi nhánh An Biên Kiên Giang (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)