Phân tích rủi ro của ngân hàng

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng NNPTNT, chi nhánh An Biên Kiên Giang (Trang 36 - 40)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.5. Phân tích rủi ro của ngân hàng

Phân tích hiệu quả chỉ mới là một mặt để xem xét tình hình tài chính của ngân hàng. Hiệu quả của ngân hàng chỉ được xem xét tương ứng với một mức rủi ro mà ngân hàng đó có thể chịu đựng được và ngược lại.

Kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt, và những rủi ro đối với hoạt động ngân hàng cũng vì thế mà mang tính đặc thù. Bản chất của

hoạt động kinh doanh luôn mang tính mạo hiểm nên bất kỳ nhà phân tích nào cũng quan tâm đến rủi ro. Qua phân tích nhằm phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng, trong thanh khoản. Trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng, rủi ro chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực sau: khả năng chi trả cho khách hàng, khả năng thu hồi nợ trong cho vay và đầu tư chứng khoán, sự thay đổi của lãi suất và tỷ giá hối đoái, sự biến động của thu nhập. Do vậy, trong phân tích tài chính chú trọng đến các loại rủi ro chủ yếu: rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá và rủi ro thu nhập.

Các chỉ tiêu được sử dụng trong đánh giá rủi ro của ngân hàng:

a. Rủi ro tín dụng DTBB trong kì duy trì DTBB = ố ề ử độ ì â à ì á đị ề ử ì â à ì á đị = ổ ố ư ề ử ì ổ ố à ì

Mức dự trữ thừa hoặc thiếu = Tiền DT thực tế - Tiền DTBB theo qui định

- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc:

 1% đối với tiền gửi huy động ngắn hạn = VND

 7% đối với tiền gửi huy động ngắn hạn bằng ngoại tệ

Tốc độ tăng dư nợ tín dụng = ư ợ ì à ư ợ ì ướ ặ ế ạ ư ợ ì ướ ặ ế ạ

Tỷ trọng dư nợ trên tổng tài sản có = ổ ư ợ í ụ ổ à ả ó Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động = ổ ư ợ

ồ ố độ Tỷ trọng dư nợ tín dụng loại I = ư ợ í ụ ạ

ổ ư ợ -Cho vay một khách hàng ≤15% vốn tự có -Xác định tổng số nợ quá hạn của NHTM.

-Tỷ lệ: Nợ quá hạn/ Tổng sư nợ. -Tỷ lệ: Nợ mất trắng/ Tổng dư nợ.

b. Rủi ro thanh khoản

Hệ số khả năng chi trả = à ả ó ó ể á à ả ợ ẽ đế ạ á

c. Rủi ro tỷ giá

Rủi ro tỷ giá thường xảy ra với một trong hai trường hợp sau:

Tài sản một ngoại tệ > nguồn vốn một ngoại tệ. Trạng thái này được

gọi là độ lệch dương và mức chênh lệch đó được gọi là trường thế.

Tài sản một ngoại tệ < nguồn vốn một ngoại tệ. Trạng thái này được

gọi là độ lệch âm và mức chênh lệch đó được gọi là đoản thế.

Việc phân tích mức độ rủi ro được thực hiện theo hai chỉ tiêu sau: Trường thế (đoản thế)/ vốn chủ sở hữu; hoặc Tổng trường thế (tổng đoản thế)/Vốn chủ sở hữu. Hai hệ số này càng lớn thì mức độ rủi ro càng cao.

d. Rủi ro thị trường

Rủi ro thị trường là khả năng giảm giá trị của khoản mục đầu tư vào trái phiếu chính phủ và các chứng khoán thanh khoản khác. Các chỉ số quan trọng phản ánh rủi ro thị trường bao gồm:

- Tỷ số giữa giá trị sổ sách so với giá trị thị trường ước tính của các tài sản ngân hàng.

- Tỷ số giữa các khoản cho vay và chứng khoán lãi suất cố định so với các khoản cho vay và chứng khoán có lãi suất thả nổi, tỷ số giữa các nguồn vốn lãi suất cố định so với các nguồn vốn lãi suất thả nổi.

- Tỷ số giữa giá trị sổ sách và giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu.

e. Rủi ro lãi suất

Rủi ro lãi suất là khả năng lãi suất thị trường thay đổi không theo đúng như dự đoán của Ngân hàng, làm ảnh hưởng xấu tới lợi nhuận của Ngân hàng. Các biện pháp đo lường rủi ro lãi suất bao gồm:

- Tỷ số giữa tài sản nhạy cảm lãi suất và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất: khi quy mô tài sản nhạy cảm lãi suất vượt quá nguồn vốn nhạy cảm lãi suất trong một kỳ hạn nhất định, lợi nhuận của Ngân hàng sẽ bị giảm nếu lãi suất giảm và ngược lại.

- Tỷ số giữa tiền gửi không được bảo hiểm trên tổng số tiền gửi. Tiền gửi không được bảo hiểm thường là tiền gửi của Chính phủ, và công ty vượt quá mức bảo hiểm tối đa và rất nhạy cảm với các thay đổi của lãi suất. Tại Việt Nam, hầu hết các khoản tiền gửi đều được bảo hiểm với mức tối đa là 50 triệu đồng. Do đó, đối với các NHTM ở Việt Nam, chỉ tiêu thích hợp hơn để đánh giá rủi ro lãi suất là uy tín của Ngân hàng.

f. Rủi ro thu nhập

Rủi ro thu nhập là khả năng thay đổi các điều kiện về kinh tế hay thay đổi các nhân tố bên trong Ngân hàng dẫn đến những thay đổi tiêu cực về mặt hoạt động của ngân hàng. Các phương pháp đo lường rủi ro thu nhập phổ biến là:

- Độ lệch chuẩn hoặc phương sai của thu nhập sau thuế.

- Độ lệch chuẩn hoặc phương sai của thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) và của thu nhập trên tổng tài sản (ROA).

Độ lệch chuẩn hay phương sai của thu nhập càng cao thì rủi ro thu nhập của Ngân hàng càng cao.

g. Rủi ro phá sản

Rủi ro phá sản là khả năng tồn tại lâu dài của Ngân hàng. Rủi ro phá sản có thể được đo lường thông qua các yếu tố sau:

- Chênh lệch lãi suất giữa các giấy nợ do ngân hàng phát hành so với chứng khoán chính phủ cùng kỳ hạn. Độ chênh lệch này gia tăng cho biết rủi ro thua lỗ sẽ tăng nếu đầu tư vào chứng khoán ngân hàng.

- Tỷ số giữa vốn chủ sở hữu so với tổng giá trị tài sản của ngân hàng - Tỷ số giữa nguồn vốn vay so với tổng số vốn huy động.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng NNPTNT, chi nhánh An Biên Kiên Giang (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)