Cơ hội và thách thức đối với các Ngân hàng Thương mại Việt

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng NNPTNT, chi nhánh An Biên Kiên Giang (Trang 68 - 71)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.1. Cơ hội và thách thức đối với các Ngân hàng Thương mại Việt

trong quá trình hội nhập

Toàn cầu hóa đã trở thành một xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của kinh tế thế giới. Để tiếp thu những thành tựu về khoa học kỹ thuật của các nước phát triển và không bị gạt ra ngoài lề của sự phát triển kinh tế thế giới nói chung, các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, đều phải nỗ lực hội nhập vào xu thế chung đó. Hội nhập kinh tế là một hướng đi đúng đắn và quan trọng góp phần tạo dựng vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Bên cạnh đó, hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt Việt Nam trước những cơ hội và thách thức lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng.

3.1.1.1. Cơ hội

Hội nhập quốc tế tạo động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam, đặc biệt là nâng cao năng lực quản lý, cải thiện môi trường pháp lý trong lĩnh vực Ngân hàng, đáp ứng yêu cầu hội nhập và thực hiện cam kết với các tổ chức quốc tế.

Hội nhập quốc tế mở ra cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế giữa các NHTM trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. Các NHTM có điều kiện thuận lợi trong việc thiết lập các quan hệ song phương và đa phương với các ngân hàng

nước ngoài, từ đó sử dụng tốt hơn nguồn tiền gửi ngoại tệ đang có ở nước ngoài cũng như hổ trợ một cách có hiệu quả hơn nữa cho các doanh nghiệp Việt Nam xâm nhập vào các thị trường mới.

Cùng với hội nhập kinh tế quốc tế là sự tham gia tích cực hơn của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Đây cũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy các NHTM Việt Nam phải chuyên môn hóa sâu hơn các nghiệp vụ ngân hàng, quản trị ngân hàng, quản lý tài sản nợ, tài sản có, quản lý rủi ro, cải thiện chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn và phát triển dịch vụ ngân hàng mới.

Các NHTM có điều kiện chia sẽ thông tin, trao đổi nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm quản lý tiếp cận thị trường mới cũng như tranh thủ được công nghệ ngân hàng, trình độ quản lý tiên tiến từ các quốc qia có nền kinh tế phát triển; có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận các nguồn vốn quốc tế, nhất là nguồn vốn dài hạn, mở ra nhiều biện phát tăng vốn tự có của NHTM. Ngoài ra, thông qua việc hợp tác có thể dành được những ưu đãi trong tín dụng, trong mức phí dịch vụ ngân hàng, trong đào tạo nguồn nhân lực.

Hội nhập quốc tế còn là động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách hệ thống NHTM tiến hành nhanh hơn, quyết liệt hơn, từ đó nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động, nâng cao năng lực quản trị điều hành tương xứng với chuẩn mực của hệ thống ngân hàng quốc tế.

3.1.1.2. Thách thức

Mở cửa thị trường tài chính làm tăng số lượng các ngân hàng có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ và trình độ quản lý, áp lực cạnh tranh cũng tăng dần theo lộ trình nới lỏng các qui định đối với các tổ chức tài chính nước ngoài, nhất là về mở chi nhánh và các điểm giao dịch, phạm vi hoạt động, hạn chế về đối tượng khách hàng và tiền gửi được phép huy động, khả năng mở

rộng dịch vụ ngân hàng, trong khi các tổ chức tài chính Việt Nam còn nhiều yếu kém:

+ Trình độ chuyên môn và trình độ quản lý còn bất cập, hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh thấp, nợ quá hạn cao, khả năng chống đỡ rủi ro còn kém, vốn nhỏ, năng lực tài chính thấp, chất lượng tài sản chưa cao.

+ Hoạt động tín dụng được mở rộng nhanh chóng nhưng rủi ro tín dụng chưa được kiểm soát và đánh giá một cách chặt chẽ, chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế và yêu cầu hội nhập.

+ Sản phẩm và dịch vụ còn đơn điệu, tính tiện ích chưa cao, chất lượng dịch vụ thấp. Qui trình quản trị trong các TCTD Việt Nam chưa phù hợp với các nguyên tắt và chuẩn mực quốc tế, tính minh bạch thấp, chưa hình thành môi trường làm việc và văn hóa kinh doanh lành mạnh do vai trò và trách nhiệm của các vị trí công tác chưa rõ ràng, hệ thống thông tin quản lý và quản lý rủi ro chưa hiệu quả.

+ Hạ tầng công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán lạc hậu và có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ, năng lực quản lý điều hành của NHNN và khả năng chống đỡ rủi ro của NHTM còn nhiều hạn chế.

+ Thể chế của hệ thống ngân hàng còn nhiều bất cập, hệ thống pháp luật về ngân hàng thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với yêu cầu cải cách và lộ trình hội nhập.

Vì thế, các NHTM Việt Nam sẽ mất dần lợi thế cạnh tranh về qui mô, khách hàng và hệ thống kênh phân phối, nhất là từ năm 2010, khi những hạn chế nêu trên còn tồn tại và sự phân biệt đối xử bị loại bỏ căn bản, môi trường kinh doanh bình đẳng hình thành. Sau thời gian đó, qui mô hoạt động và khả năng tiếp cận thị trường các nhóm khách hàng, chủng loại dịch vụ do các ngân hàng nước ngoài cũng cấp sẽ tăng lên. Đáng chú ý, rủi ro đối với hệ

thống ngân hàng Việt Nam có thể tăng lên do các ngân hàng nước ngoài nắm quyền kiểm soát một số tổ chức tài chính trong nước thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, liên kết kinh doanh; một số tổ chức tài chính trong nước sẽ gặp rủi ro và có nguy cơ thua lỗ, phá sản do sức cạnh tranh kém và không có khả năng kiểm soát rủi ro khi tham gia các hoạt động ngân hàng quốc tế.

Mở cửa thị trường tài chính trong nước làm tăng rủi ro do những tác động từ bên ngoài, cơ hội tận dụng chênh lệch tỷ giá, lãi suất giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế giảm dần. Hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng phải đối mặt với các cơn sốc kinh tế, tài chính quốc tế và nguy cơ khủng hoảng. Trong trường hợp đó, thị trường vốn chưa phát triển sẽ khiến hệ thống ngân hàng phải chịu mức độ thiệt hại lớn hơn do rủi ro gây nên.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng NNPTNT, chi nhánh An Biên Kiên Giang (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)