6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.1. Những tồn tại và nguyên nhân
2.2.1.1. Những tồn tại
Từ thực tế công tác phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh tại Agribank An Biên trong những năm qua, cho thấy bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều hạn chế như sau:
Thứ nhất, về chỉ tiêu phân tích
Ngân hàng mới chỉ sử dụng các chỉ tiêu phân tích tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận đơn thuần, độc lập, chưa đi sâu phân tích xem xét các chỉ tiêu thể hiện sự biến động của doanh thu, chi phí trong mối quan hệ với quy mô tài sản, quy mô nguồn vốn để đánh giá đúng kết quả kinh doanh của Agribank An Biên trong từng thời kỳ nhất định.
Thứ hai, về phương pháp phân tích
Các phép so sánh được sử dụng trong phân tích chủ yếu tập trung phân tích sự thay đổi quy mô, cơ cấu doanh thu, chi phí mà chưa phân tích được mối quan hệ giữa các chỉ tiêu. Do đó, chưa thể hiện được sự cân đối hay phù hợp giữa doanh thu và chi phí của Ngân hàng để từ đó đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.
Phương pháp phân tích còn đơn giản, chưa có sự kết hợp giữa các phương pháp. Phương pháp phân tích mới chỉ sử dụng phương pháp phân tích tỷ lệ và so sánh số tuyệt đối, tương đối đơn thuần và thời gian so sánh mới chỉ 2 năm (kỳ này và kỳ trước) mà chưa đi sâu phân tích và so sánh trong nhiều năm để thấy được xu hướng phát triển của Ngân hàng. Khi tính toán chỉ tiêu ROE, ROA ngân hàng mới đơn thuần tính toán và đánh giá sự biến động tỷ lệ này qua các năm nhưng chưa phân tích theo mô hình Dupont để đánh giá
được từng mặt hoạt động có liên quan; đồng thời, chưa sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đó đến hai chỉ tiêu ROA, ROE. Do vậy, kết quả phân tích còn rất sơ sài, chưa hiệu quả. Mỗi phương pháp phân tích có các ưu, nhược điểm khác nhau. Nếu biết cách kết hợp giữa các phương pháp, nhà phân tích sẽ tận dụng được ưu điểm kết hợp giữa các phương pháp để đưa ra được kết quả phân tích toàn diện nhất. do đó, kết quả phân tích mới chỉ dừng lại ở các con số chênh lệch và đưa ra nguyên nhân và định hướng chung chung mà chưa đi sâu phân tích để đưa ra nguyên nhân cụ thể, chưa chỉ ra được các biện pháp tài chính cụ thể cần phải thực hiện trong kỳ tới nên nhà quản trị khó đưa ra được các quyết định kịp thời trên cơ sở kết quả phân tích.
Phân tích mới chỉ dừng lại ở việc tính toán và phân tích các chỉ tiêu nội bộ Agribank An Biên và so sánh với chỉ tiêu của hệ thống Agribank, chưa có sự so sánh với các chỉ số bình quân ngành hay của các NHTM khác. Do đó, nhà quản trị chưa có đầy đủ thông tin để xác định vị trí của Agribank An Biên trên thị trường tài chính cũng như chưa so sánh được hiệu quả hoạt động và quản lý của Agribank An Biên với các NHTM cùng vị thế khác.
Thứ ba, về công tác tổ chức phân tích
Công tác phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp nói chung và phân tích hiệu quả hoạt động nói riêng tuy không còn mới mẻ đối với các NHTM, tuy nhiên vẫn là một công việc tương đối khó, đòi hỏi rất cao ở người phân tích về kiến thức tổng hợp và kỉ năng. Trình độ các nhà phân tích hiệu quả hoạt động nói riêng và phân tích tài chính nói chung tại Agribank An Biên hiện vẫn đang được đảm nhiệm bởi các cán bộ thâm niên, nhiều kinh nghiệm, tuy nhiên chưa đáp ứng được các yêu cầu tổng hợp về phân tích tài chính nói chung và phân tích hiệu quả hoạt động nói riêng, đặc biệt là cán bộ chuyên sâu về quản lý
Việc thu nhập, tính toán các chỉ tiêu phân tích chưa được thiết lập tự động hóa hoàn toàn mà phải tổng hợp thủ công, dẫn đến có thể xảy ra sai sót trong tính toán các chỉ tiêu. Sai sót bao gồm sai số do lấy thiếu hoặc thừa số liệu, nhầm lẫn trong công thức tính… Ngoài hệ thống thông tin trình bày trên báo cáo tài chính, chuyên viên phân tích phải lấy thông tin chi tiết từ các phòng ban, bộ phận phụ trách có liên quan để phục vụ cho báo cáo phân tích hiệu quả hoạt động của mình. Do đó có một số thời điểm chuyên viên phân tích thụ động trong công tác phân tich do các phòng ban có liên quan chưa cung cấp số liệu kịp thời và đầy đủ như kế hoạch đã đưa ra dẫn đến làm chậm thời gian cung cấp báo cáo phân tích hiệu quả hoạt động.
Đầu mối lấy thông tin về tình hình nên kinh tế nói chung, số liệu tài chính của các NHTM nói riêng chưa có nên cũng gây trở ngại cho hoạt động phân tích BCTC tại Agribank An Biên. Điều này có thể dẫn đến các thông tin bên ngoài không chính thống, không đủ độ tin cậy, không đầy đủ, tốn nhiều thời gian của người phân tích, chất lượng phân tích vì thế cũng không được đảm bảo. hơn nữa, thu hập thông tin còn thiếu nhiều thông tin về tình hình thị trường, đặc biệt những thông tin có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Agribank An Biên, do đó chưa làm rõ được những cơ hội, thách thức của môi trường bên ngoài tác động như thế nào đến hiệu quả hoạt động của Agribank An Biên; đưa ra các dự báo và khuyến nghị chung chung, chưa có tính thuyết phục cao.
Việc trình bày báo cáo phân tích chưa có chiều sâu, chưa làm rõ được gốc rễ của vấn đề: nội dung phân tích các chỉ tiêu đôi khi không đồng nhất với nhau nên việc đánh giá, nhận xét có thể chệch hướng, đưa đến những kết quả trái chiều so với mong muôn; một số thông tin về tình hình kinh tế thế giới và trong nước không ghi chú nguồn trích dẫn, do đó gây khó khăn trong việc xác nhận lại thông tin.
Hiện tại, Agribank An Biên chưa có báo cáo phân tích hiệu quả hoạt động theo tháng, ngoại trừ khi có yêu cầu đột xuất của Ban Giám đốc. Sự chậm trễ này giảm đi tính kịp thời của báo cáo phân tích và ảnh hưởng đến việc kiểm soát, đề ra các chiến lược đầu tư của ngân hàng.
2.2.1.2. Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân để lý giải cho chất lượng của công tác phân tích hiệu quả hoạt động tại Agribank An Biên còn nhiều thiếu sót, nhưng có thể khái quát thành nhóm nguyên nhân chủ quan và nhóm nguyên nhân khách quan cụ thể như sau
Các nguyên nhân chủ quan
- Các nhà quản trị Agribank An Biên chưa quan tâm đúng mức đến công tác phân tích hiệu quả hoạt động và tổ chức phân tích, đánh giá không thường xuyên. Hiện tại do quy mô còn nhỏ, Agribank An Biên chưa có mô hình tổ chức bộ phận phân tích. Mặc dù, Agribank An Biên đã có các văn bản hướng dẫn phân tích báo cáo hiệu quả hoạt động, tuy nhiên còn thiếu sót nhiều, hướng dẫn còn chung chung, chưa cụ thể rõ ràng, dẫn đến thực hiện khó.
- Đội ngũ cán bộ phân tích của ngân hàng còn chưa đảm bảo yêu cầu cả về số lượng lẫn chuyên môn. Đa số các cán bộ phân tích chỉ được đào tạo theo một chuyên ngành cụ thể nên kiến thức và kinh nghiệm phân tích tài chính, khả năng sử dụng các kỹ thuật, công cụ phân tích còn hạn chế, mặc dù ngân hàng thường xuyên tạo điều kiện để các cán bộ được nâng cao trình độ bằng các khóa đào tạo, bồi dưỡng nhưng lại chưa chú trọng đến công tác bồi dưỡng cán bộ làm công tac phân tích tài chính nói chung và phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh nói riêng. Vì thế nên công tác phân tích tài chính tại ngân hàng còn chưa hoàn thiện. các khóa tổ chức đào tạo về phân tích hiệu quả hoạt động nói riêng, BCTC nói chung có chi phí rất cao, chủ yếu
là mời chuyên gia phân tích từ bên ngoài và giảng dạy với số lượng người tham gia không nhiều. tại Agribank An Biên, chưa có khóa đào tạo chuyên viên tài chính về phân tích báo cáo tài chính. Do đó, việc tiếp cận các kiến thức về phân tích hiệu quả hoạt động là tương đối khó khăn.
- Hoạt động phân tích hiệu quả hoạt động tuy không còn quá mới mẻ đối với các NHTM, tuy nhiên vẫn là một công việc tương đối khó, đòi hỏi rất nhiều ở người phân tích về kiến thức tổng hợp và kỷ năng phân tích. Do đó, trình độ phân tích các nhà tài chính tại Agribank An Biên chưa đáp ứng được về chất lượng.
- Công nghệ trong ngân hàng chưa hỗ trợ việc chiết xuất số liệu tổng hợp. Để có thể phân tích được các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động, chuyên viên phân tích phải thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau, trình bày số liệu theo quy định về BCTC, sau đó mới thực hiện quá trình phan tích. Việc này có thể chiếm nhiều thời gian và sức lực của nhà phân tích và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả phân tích.
Các nguyên nhân khách quan:
Thứ nhất, tình hình kinh tế khủng hoảng, nhiều biến động khó dự đoán. Điều này ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính và do vậy, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính được tính toán qua các năm và dẫn tới việc nhận xét, đánh giá không chuẩn xác về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, có thể đưa ra các quyết định sai lầm.
Thứ hai, chế độ chính sách về quản lý tài chính doanh nghiệp của Việt Nam thường xuyên thay đổi, đặc biệt là chính sách thuế và chế độ kế toán. Điều này ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính và do vậy, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính được tính toán qua các năm và dẫn tới việc nhận xé, đánh giá không chuẩn xác về tình hình tài chính nói chung, kết quả hoạt động kinh doanh nói riêng, có thể đưa ra các quyết định sai lầm.
Thứ ba, hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành chưa được xây dựng để làm cơ sở tham chiếu cho các ngân hàng.
Thứ tư, việc thu thập những báo cáo phân tích của các tổ chức có uy tín hoặc của các NHTM khác còn hạn chế. Đây là nguồn thông tin quý giá đối với nhà phân tích vì qua đó, nhà phân tích có thể hiểu thêm các chỉ tiêu phân tích cơ bản và có ý nghĩa để áp dụng trong báo cáo phân tích của mình, đánh giá hiệu quả hoạt động của Agribank An Biên với các NHTM khác để xác định, đánh giá hiệu quả hoạt động của Agribank An Biên với các NHTM khác để xác định, đánh giá vị thế của Agribank An Biên so với các đối thủ cạnh tranh.
Thứ năm, những vấn đề lý luận cơ bản về công tác phân tích tài chính đã đưa vào Việt Nam khá lâu song thực tế hiện nay vẫn chưa thực hiện công tác phân tích tài chính một cách nghiêm túc, khoa học, thậm chí không thực hiện phân tích. Hơn nữa, do đặc thù hoạt động không giống như các doanh nghiệp thông thường nên những tài liệu về phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp không thể áp dụng toàn bộ vào phân tích trong lĩnh vực ngân hàng. Trong khi đó, những tài liệu nghiên cứu liên quan đến phân tích hiệu quả hoạt động trong các NHTM rất ít và khó tìm kiếm.