Hoàn thiện phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng NNPTNT, chi nhánh An Biên Kiên Giang (Trang 77 - 82)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.2. Hoàn thiện phương pháp phân tích

Phương pháp phân tích thực chất là tổng hợp các thủ pháp, các cách thức, phương tiện một cách khoa học để xử lý thông tin tài chính nhằm đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị.

Trong những năm qua, Agribank An Biên đã sử dụng phương pháp phân tích cơ cấu (phân tích theo chiều ngang và phân tích theo chiều dọc), phương pháp phân tích tỷ số như phân tích nhóm tỷ số về khả năng sinh lời. tuy nhiên, Ngân hàng mới chỉ tiến hành so sánh, phân tích số liệu trong thời gian 2 năm (kỳ này so với kỳ trước) mà chưa sử dụng số liệu của nhiều năm để phân tích (phân tích xu hướng). Phân tích xu hướng là kỹ thuật phân tích

bằng cách so sánh các chỉ số tài chính của ngân hàng qua nhiều năm để thấy được xu hướng tốt lên hay xấu đi của các tỷ số tài chính. Thay vì việc chỉ đưa ra con số về tỷ số thanh toán trong năm hiện hành, ngân hàng cần tính toán, so sánh qua các năm để xem tỷ số này của năm phân tích là cao hay thấp so với các năm trước; việc tăng, giảm là biểu hiện tích cực hay tiêu cực. có như vậy thì việc phân tích mới triệt để, mới có tác dụng cung cấp thông tin cho việc ra quyết định thay vì chỉ nêu ra con số và nhận xét một cách phiến diện.

Để làm rõ các chỉ tiêu doanh thu, chi phí trong mối quan hệ với quy mô hoạt động của ngân hàng, nội dung phân tích cần đưa vào các chỉ tiêu phân tích như giải pháp hoàn thiện chỉ tiêu đã nêu trên, từ đó đưa ra được các nhận định, đánh giá về sự cân đối và hợp lý của việc tăng giảm doanh thu, chi phí trong từng thời kỳ. Do đó, nội dung phân tích nên chú trọng phân tích báo cáo kết quả kinh doanh và liên hệ giữa bảng cân đối kế toán với các báo cáo khác, giúp cho ngân hàng có được những nhận xét đúng đắn về tình hình tài chính cũng như hiệu quả của công tác hoạt động kinh doanh để từ đó đưa ra những phương hướng đúng đắn, kịp thời cho hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra, Ngân hàng nên sử dụng phương pháp phân tích khoa học và logic như phương pháp phân tích Dupont. Để đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh ngân hàng đồng thời thiết lập kế hoạch lợi nhuận trong tương lai, các nhà phân tích cần đi sâu xem xét mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời theo phương pháp Dupont. Phân tích các tỷ lệ tài chính theo phương pháp Dupont là công cụ hữu ít nhất và hiệu quả nhất để hiểu rõ bản chất của các chỉ số tài chính cũng như mối liên hệ giữa chúng và sự ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể là:

Phân tích ROA, ROE theo phương pháp Dupont: Theo công thức đã trình bày ở Chương 1, ROE chịu ảnh hưởng của 3 nhân tố, ROA chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố, các nhân tố có mối quan hệ tích số với chỉ tiêu ROE nên

bằng phương pháp thay thế liên hoàn, nhà phân tích có thể xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích, từ đó cho phép nhà quản trị tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu của ngân hàng để có chiến lược kinh doanh thích hợp. Theo phương pháp Dupont dựa vào những số liệu của Bảng 3.2 ta tính được hệ số ROE, ROA và có thể rút ra một số nhận xét sau:

Bảng 3.2. Tính ROE, ROA theo phương pháp Dupont

Đơn vị: Tỷ đồng, lần

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm

2015 So sánh (15-14) Tổng tài sản bình quân (Tổng TSBQ) 3658.5 4750 1091.5 Vốn chủ sở hữu bình quân (VCSH BQ) 140 180 40 Tổng doanh thu 298 636 338

Lợi nhuận trước thuế (LNTT) 45.5 64.5 19

Lợi nhuận ròng (LNST) 34 48.375 14.38

Tổng doanh thu/Tổng TSBQ (A) 0.081 0.134 0.052 LNTT/Tổng doanh thu (B) 0.153 0.101 -0.051

TSC BQ/VCSH BQ (C ) 26.132 26.389 0.257

LNST/Tổng doanh thu (D) 0.114 0.076 -0.038

ROA 0.009 0.010 0.001

ROE 0.243 0.269 0.026

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD, Bảng cân đối kế toán Agribank An Biên năm 2014 – 2015 và tính toán của tác giả)

Xác định đối tượng cụ thể của phân tích: ROA

= = 0.010 0.009 = 0.001

+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố Tổng doanh thu/ Tổng TS BQ = = 0,015 0,009 = 0,006 + Mức độ ảnh hưởng của nhân tố LNST/Tổng doanh thu

= = 0,010 0,015 = 0,005 + Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của 2 nhân tố:

= + = 0,006 + ( 0,005) = 0,001

Xác định đối tượng cụ thể của phân tích: ROE

= = 0,269 0,243 = 0,026

Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích ROE + Mức độ ảnh hưởng của nhân tố Tổng doanh thu/Tổng TS BQ

= = 0,396 0,241 = 0,158 + Mức độ ảnh hưởng của nhân tố Tổng TS BQ/VCSH BQ

= = 0,400 – 0,396 = 0,004

+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố LNST/Tổng doanh thu

= = 0,269 0,403 = 0,134 + Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của 3 nhân tố:

= + + = 0,158 + 0,004 + ( 0,134) = 0,028 Nhận xét:

- Phân tích về ROA

Năm 2014, cứ 1 đồng tài sản bình quân tạo được 0.009 đồng lợi nhuận sau thuế thì năm 2015, 1 đồng tài sản bình quân tạo ra 0,01 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 0,001 đồng do ảnh hưởng các nhân tố sau:

 Do nhân tố Tổng doanh thu/ Tổng TS BQ tăng làm khả năng tạo lợi nhuận của tổng tài sản tăng 0,001 đồng. Điều này phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng năm 2015 cao hơn so với năm trước do ngân hàng tăng thu lãi từ hoạt động tín dụng, lãi từ hoạt động dịch vụ, thu nợ gốc lãi đã xử lý rủi ro…

 Do nhân tố LNST/Tổng doanh thu giảm làm khả năng tạo lợi nhuận của Tổng tài sản giảm 0,005 đồng. Điều này cho thấy hiệu quả quản trị chi phí của ngân hàng chưa tốt hơn so với năm 2014. Trong năm 2015, chi phí ngân hàng cao hơn 2014 do lãi suất cho vay giảm thấp, trong khi đó lãi suất huy động tiền gửi chưa giảm theo và chi phí ngoài lãi vẫn còn cao, ngoài ra do Agribank thực hiện điều chuyển giá vốn nội bộ FTP nên Chi nhánh phải đi vay vốn TW mới đủ vốn để cho vay khách hàng. Tuy nhiên, cùng với nỗ lực tối đa hóa lợi nhuận trên từng đồng vốn, khả năng tạo lợi nhuận của Tổng tài sản vẫn tiếp tục tăng.

- Về ROE:

Năm 2015, cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo được 0,269 đồng lợi nhuận sau thuế thì năm 2014, 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0,243 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 0,026 đồng do ảnh hưởng của các nhân tố sau:

 Do nhân tố Tổng doanh thu/ Tổng TS BQ (sức sản xuất của tài sản) tăng làm khả năng tạo lợi nhuận của vốn chủ sở hữu tăng 0,158 đồng. Điều này phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng năm 2015 cao hơn so với năm trước do ngân hàng tăng thu lãi từ hoạt động tín dụng (lãi suất cho vay tăng cao phù hợp với xu thuế của thị trường). Ngoài ra việc tăng khoản thu phí dịch vụ và thu khác (thu từ nợ gốc của cá khoản xử lý rủi ro) làm cho tỷ lệ này tăng trong năm 2015.

 Do nhân tố số nhân đòn bẩy (tỷ lệ Tổng TS BQ/VCSHBQ) tăng làm cho khả năng tạo lợi nhuận của một đồng VCSH tăng 0,004 đồng. Nếu số nhân đòn bẩy giảm (hay tốc độ tăng của TSC nhỏ hơn VCSH), VCSH sẽ dư thừa đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, nên việc tăng huy động vốn từ bên ngoài sẽ làm tăng lợi nhuận nhưng vẫn đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh cho ngân hàng.

 Do nhân tố LNST/Tổng doanh thu giảm làm khả năng tạo lợi nhuận của VCSH giảm 0,134 đồng. Đây là nhân tố phản ánh hiệu quả quản trị chi phí của ngân hàng.

Như vậy, phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh bằng phương pháp Dupont có ý nghĩa lớn đối với quản trị doanh nghiệp thể hiện ở chỗ có thể đánh giá đầy đủ và khác quan các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Từ đó giúp các nhà quản trị có thể đưa ra các giải pháp cụ thể, chính xác và hữu hiệu nhất để đạt được mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng NNPTNT, chi nhánh An Biên Kiên Giang (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)