6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.4.2. Nhân tố khách quan
Nhân tố thứ nhất trong các nhân tố khách quan chính là hệ thống
chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan tới tài chính doanh nghiệp. Đó là các chính sách về thuế về kế toán, thống kê…ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Với tư cách là đối tượng chịu sự quản lý của nhà nước, trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đều phải có nghĩa vụ tuân thủ chính sách, pháp luật. Các chính sách này được các nhà phân tích vận dụng trong quá trình phân tích để đảm bảo tính phù hợp, tính sát thực của công tác phân tích với pháp luật của nhà nước. Ngoài ra, các chính sách đó còn có tính định hướng và là động lực cho công tác phân tích tài chính nói chung, công tác phân tích hiệu quả hoạt động nói riêng của doanh nghiệp.
Nhân tố thứ hai là hệ thống thông tin của nền kinh tế và của ngành.
Thông tin là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng phân tích tài chính vì một khi thông tin sử dụng không chính xác, không phù hợp thì kết quả mà phân tích tài chính mang lại cũng sẽ không chính xác, không có ý nghĩa. Vì vậy có thể nói thông tin sử dụng trong phân tích tài chính là nền tảng của phân tích tài chính. Công tác phân tích hiệu quả hoạt động chỉ thực sự có hiệu quả khi có hệ thống chỉ tiêu trung bình chuẩn của toàn ngành, trên cơ sở đó các doanh nghiệp có thể đánh giá, xem xét tình trạng tài chính để nhận thức vị trí của mình nhằm đưa ra những chính sách đúng đắn, phù hợp, cũng như có hướng phấn đấu, khắc phục. Hay nói cách khác, đây có thể được xem như số liệu tham chiếu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này cũng phụ thuộc vào tính trung thực của các thông tin. Nếu thông tin do các doanh nghiệp trong ngành mang lại không chính xác có thể còn có tác dụng ngược
lại. Vì vậy, trách nhiệm của cơ quan thống kê cũng như các doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin cũng ảnh hưởng không nhỏ.
Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động của một NHTM phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Muốn xem xét tác động của các yếu tố chính đến công tác phân tích hiệu quả hoạt động, người ta cần phân tích rất kỹ để từ đó xác định được những nguyên nhân chủ quan, khách quan; qua đó đưa ra định hướng hoạt động cho thời gian tới.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Mục tiêu lợi nhuận luôn là mục tiêu hướng đến cuối cùng của bất kì doanh nghiệp nào. Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, và hiệu quả hoạt động cũng được đo lường thông qua lợi nhuận mà ngân hàng đó kiếm được. Phân tích hiệu quả hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Thông qua đó, ngân hàng đánh giá được hoạt động kinh doanh nào mang lại lợi nhuận nhiều nhất, hoạt động nào chưa hiệu quả, đồng thời kiểm soát chặt chữ chi phí trong kỳ.
Chương 1 của luận văn đã nêu những vấn đề cơ bản về ngân hàng thương mại, sự cần thiết phải phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại; đồng thời thiết lập các phương pháp phân tích và hệ thống các chỉ số phân tích hiệu quả hoạt động. Trên cơ sở đó đã xây dựng được cơ sở lý thuyết cho việc đánh giá thực trạng về phân tích hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Chi Nhánh An Biên Kiên Giang.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN