6. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
1.2.2.1. Các chỉ tiêu đo lường thành quả trung tâm chi phí
Khi đánh giá các trung tâm chi phí cần có sự phân biệt đối với các trung tâm chi phí tiêu chuẩn và các trung tâm chi phí dự toán. Bằng cách so sánh chi phí thực tế với chi phí định mức hoặc dự toán có thể kiểm soát đƣợc bởi từng nhà quản trị ở từng trung tâm chi phí, nhà quản trị có thể nhận biết đƣợc chênh lệch nào tốt, chênh lệch nào xấu. Các chỉ tiêu cụ thể cho việc đánh giá trung tâm chi phí nhƣ sau
Các chỉ tiêu kết quả:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung - Giá thành sản phẩm
Các chỉ tiêu hiệu quả:
- Việc thực hiện định mức tiêu hao nguyên vật liệu - Tỷ lệ sản phẩm hỏng
Cần lƣu ý rằng mức chênh lệch chi phí đƣợc xác định bởi:
Chênh lệch chi phí = chi phí thực tế - chi phí định mức (dự toán)
Các chỉ tiêu này cho phép ta đánh giá đƣợc
- Khả năng kiểm soát chi phí trong mối quan hệ với doanh thu ƣớc tính. - Mức độ hoàn thành định mức hay dự toán chi phí.
- Số lƣợng và chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ tạo ra so với mức chi phí bỏ ra. - Khả năng kiểm soát các nhân tố làm tăng chi phí.
Cuối cùng, để việc đánh giá đƣợc chính xác ta nhấn mạnh rằng thông tin đƣa vào báo cáo đƣợc sử dụng cho việc đánh giá thành quả của các nhà quản trị ở trung tâm chi phí chính là chi phí có thể kiểm soát đƣợc bởi từng nhà quản trị ở trung tâm đó. Các thông tin này cần kịp thời, chính xác và đầy đủ, bao gồm :
- Số liệu về chi phí thực tế phát sinh
- Nguyên nhân tạo ra sự biến động chi phí ở từng bộ phận
- Giải thích sự chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí dự toán ở từng bộ phận về các nội dung chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.