ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THỦY LỢ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Thủy Lợi Bá Phúc (Trang 46 - 50)

6. Tổng quan về tình hình nghiên cứu

2.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THỦY LỢ

LỢI BÁ PHÚC TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM

Sản phẩm sản xuất, kinh doanh: Sản phẩm, hàng hóa của công ty khá đa

dạng bao gồm nạo vét kênh mƣơng nội đồng, thi công xây dựng công trình xây dựng dân dụng, thi công san dựng mặt bằng, trồng cây nông lâm nghiệp và nuôi thuỷ sản là ngành kinh doanh chính của Công ty. Mỗi sản phẩm, công trình đƣợc giao cho các bộ phận, đội cụ thể, có quy trình, dây chuyền, kỹ thuật sản xuất kinh doanh riêng để thực hiện và chịu trách nhiệm. Vì vậy các khoản doanh thu hay chi phí phát sinh tại mỗi đơn vị này đều thuộc quyền kiểm soát của nhà quản lý các các cấp của đơn vị đó là cơ sở cho việc đánh giá trách nhiệm các cấp đƣợc chính xác.

Đặc điểm nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu dùng trong hoạt động sản xuất

chính nạo vét kênh mƣơng nội đồng, thi công xây dựng công trình xây dựng dân dụng, thi công san dựng mặt bằng là dầu, nhớt, cát, đá, xi măng, sắt, thép,… yêu cầu phải đạt tiêu chuẩn chất lƣợng và kỹ thuật theo quy định, bảo quản theo chế độ riêng. Hay trong hoạt động sản xuất trồng cây nông lâm nghiệp và nuôi thuỷ sản là cây giống, con giống, phân bón, thuốc trừ sâu… Nguồn nguyên liệu dùng trong hoạt động sản xuất chính của công ty chủ yếu mua từ hai nguồn chính: các loại nguyên vật liệu dùng vào sản xuất chính của công ty chủ yếu đƣợc mua trong nƣớc, một số đƣợc nhập từ nƣớc ngoài theo yêu cầu của khách hàng. Các nguyên liệu phụ và nguyên liệu khác đƣợc thu mua chủ yếu từ các nguồn trong và ngoài tỉnh. Còn các nguyên vật liệu và những yếu tố đầu vào của các lĩnh vực kinh doanh khác của công ty cũng chủ yếu mua trong nƣớc, một số ít đƣợc nhập từ các bộ phận khác trong công ty. Nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản của sản xuất quyết định đến chất lƣợng sản phẩm và sự tồn tại của công ty, nó chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành (từ 80% - 90% giá trị sản phẩm). Vì vậy công ty rất chú trọng công tác thu mua, bảo

quản và sản xuất liên tục nhằm hạn chế các tổn thất do nguyên liệu không đạt yêu cầu gây ra. Và đó chính là lý do và là tiêu chí quan trọng mà nhà quản lý phải chú trọng đến đánh giá trách nhiệm quản lý các trung tâm chi phí sản xuất.

Hoạt động sản xuất kinh doanh: Công ty có nhiều hoạt động sản xuất kinh

doanh trên nhiều lĩnh vực bao gồm các hoạt động nhƣ: Đào đắp và nạo vét kênh mƣơng, giao thông thủy lợi, San lắp mặt bằng, hàn tiện sửa chữa sản phẩm cơ khí , Nuôi trồng thủy sản biển, Xây dựng dân dụng và công nghiệp, giao thông đƣờng bộ, cầu, cống, Khai thác cát, sỏi (đất sỏi đỏ), lắp đặt ống cấp nƣớc, thoát nƣớc, bơm nƣớc, Thi công lắp đặt đƣờng dây điện trung hạ thế, Vận tải đƣờng sông bằng sàlan, Mua bán vật liệu xây dựng , Trồng cây nông lâm nghiệp và nuôi thuỷ sản, Xây dựng công trình giao thông cầu đƣờng , Kinh doanh lƣơng thực thực phẩm , Trồng lúa theo vụ, trồng rừng và chăm sóc rừng, Trồng trọt, chăn nuôi hổn hợp, Dịch vụ hồ sơ nhà đất, mua bán nhà, chuyển nhƣợng đất. Do các các lĩnh vực kinh doanh khá đa dạng nên yêu cầu các nhà quản lý phải am hiểu rộng về sản xuất và thị trƣờng của các lĩnh vực sản xuất để có thể giao kế hoạch, lập định mức và dự toán phù hợp, khả thi để làm cơ sở đánh giá trách nhiệm quản lý các cấp.

Phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh: Các địa bàn hoạt động sản xuất

kinh doanh này nằm rải rác tại nhiều huyện trong tỉnh. Có những vùng ở nơi xa xôi hẻo lánh, địa bàn phức tạp, cơ sở hạ tầng kém phát triển nhƣ U Minh, Hòn Đất, Giang Thành hay xa hơn là ở thành phố Cần Thơ…Làm cho doanh nghiệp có chút khó khăn về tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh nhƣ tổ chức khai thác, vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm… Cũng nhƣ thu thập thông tin nhằm kiểm soát, đánh giá kết quả hoạt động và trách nhiệm quản lý.

Đặc điểm về vốn kinh doanh: Chủ yếu công ty dùng vốn tự có đầu tƣ cho tài

sản và các dự án có thời gian dài, vốn sử dụng lớn nhƣ nạo vét kênh mƣơng nội đồng, thi công xây dựng công trình xây dựng dân dụng, thi công san dựng mặt bằng …, nếu chƣa hết mới sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngắn hạn. Do chu kỳ thƣờng dài, sử dụng vốn lớn làm cho vốn của doanh nghiệp phải nằm rất lâu trong quá trình sản xuất dƣới dạng sản phẩm dở dang, vì vậy quay vòng vốn chậm

và lâu mới thu hồi đƣợc. Chính điều này làm cho việc đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tƣ trƣớc khi đầu tƣ để quyết đinh đầu tƣ hay sau khi đầu tƣ của trung tâm đầu tƣ thƣờng khó khăn hơn. Đa số các hoạt động sản xuất kinh doanh có chu kỳ ngắn hạn chủ yếu đƣợc đầu tƣ từ ngồn vốn huy động với mục đích quay nhanh đồng vốn thì việc đánh giá của trung tâm đầu tƣ dễ dàng hơn.

2.3. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THỦY LỢI BÁ PHÚC

2.3.1. Sự phân cấp quản lý tại công ty

Tại công ty việc phân cấp quản lý đã đƣợc thực hiện phục vụ cho mục đích quản lý chi phí, lợi nhuận và hiệu quả đầu tƣ, mặc dù chƣa chính thức gọi là trung tâm chi phí, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tƣ. Tuy nhiên, tại công ty đã phân chia trách nhiệm cho từng bộ phận rõ ràng và đƣợc đánh giá qua các báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động của bộ phận mình.

Phân cấp quản lý giữa công ty với các phòng ban chức năng đứng đầu mỗi phòng ban là trƣởng phòng. Trƣởng phòng có trách nhiệm quản lý nhân sự và tổ chức thực hiện công việc tại phòng ban mình sao cho hiệu quả. Bên cạnh đó, phải có trách nhiệm báo cáo lên giám đốc quản lý trực tiếp phòng ban mình về kết quả và công việc của bộ phận mình quản lý.

Phân cấp quản lý giữa công ty với các ban chỉ huy công trƣờng

Phân cấp công tác lập kế hoạch: Khi công ty trúng thầu đƣợc công trình và quyết định giao công trình cho Ban chỉ huy nào làm thì Ban chỉ huy công trình đó có nhiệm vụ lập kế hoạch tổng thể cho công trình mình sẽ đảm nhận thi công để gửi về Công ty phê duyệt và áp dụng trong suốt quá trình thi công công trình.

Phân cấp quản lý tài sản và chi phí xây dựng :

+ Tài sản ở các Ban chỉ huy công trƣờng do Công ty cấp. Ban chỉ huy công trƣờng có nhiệm vụ theo dõi, bảo quản và báo cáo tình trạng sử dụng.

+ Chi phí phát sinh tại công trƣờng do Ban chỉ huy có trách nhiệm theo dõi phát sinh, kiểm soát theo ngân sách đƣợc duyệt và báo cáo lên cấp quản lý trực tiếp về tình hình chi phí tại công trình.

Phân cấp quản lý lợi nhuận công trình: Ban chỉ huy công trƣờng có nhiệm vụ xác định khối lƣợng doanh thu đạt đƣợc từng kỳ để cung cấp cho phòng kế toán xác định kết quả kinh doanh của công trình. Bên cạnh đó, Ban chỉ huy công trình phải đảm bảo kiểm soát đƣợc tỷ lệ lợi nhuận gộp theo ngân sách đƣợc duyệt cho công trình mình và đảm bảo thực hiện đúng tiến độ thi công tại công trình theo kế hoạch. Ngoài ra còn có trách nhiệm giải trình nguyên nhân sự chênh lệch nếu có.

Ban chỉ huy công trình là ngƣời chịu trách nhiệm trực tiếp với giám đốc dự

án về tiến độ, chất lƣợng, an toàn lao động, vệ sinh, vật tƣ, thiết bị, nhà thầu thi công của dự án do mình quản lý. Có quyền phân bổ nhân sự, tổ chức hoạt động trong phạm vi công việc của mình (theo phạm vi ngân sách thi công đƣợc duyệt).

Ban trắc đạc: đảm bảo thực hiện công tác trắc đạc hiệu quả cho các công

trƣờng

Bộ phận QA-QC (bộ phận đảm bảo và chất lượng) công trình: có trách

nhiệm nghiệm thu chất lƣợng thi công từng khu vực thi công theo yêu cầu của bộ phận giám sát cho từng thầu phụ và đơn vị thi công.

Nhân viên quản lý mua sắm: xây dựng kế hoạch và theo dõi mua vật tƣ, thiết

bị và dịch vụ cho công trình, tổ chức tìm mẫu và trình duyệt mẫu vật tƣ. Kiểm tra chất lƣợng vật tƣ đƣa vào công trình.

Bộ phận triển khai bản vẽ thi công: có chức năng triển khai và thực hiện bản

vẽ thi công, trình duyệt và bàn giao cho bộ phận thi công, có kiến thức vững về thiết kế và thi công lắp đặt. Chịu sự quản lý trực tiếp của Phụ trách thi công.

Các kỹ sư giám sát thi công trực tiếp: là ngƣời có trách nhiệm triển khai công

việc, bản vẽ thi công cho các đội thi công, kiểm tra, kiểm soát kết quả công việc và báo cáo trực tiếp cho chỉ huy phó công trình.

Nhân viên giám sát tiến độ: lập tiến độ thi công và biểu đồ nhân lực tƣơng

ứng với tiến độ thi công. Giám sát, báo cáo tiến độ thi công trực tiếp cho chỉ huy phó phụ trách văn phòng.

Thủ kho: quản lý vật tƣ, báo cáo vật tƣ và cấp phát vật tƣ theo yêu cầu đƣợc

Thư ký công trình: đảm bảo hiệu quả công tác hành chính, văn thƣ tại công trình.

Kế toán công trình: chịu trách nhiệm về việc theo dõi tình hình nhập xuất

kho, theo dõi việc thu chi tại công trình theo quy định của công ty.

Bên cạnh đó, để hoạt động tại khối công trình xây lắp đƣợc thực hiện thuận lợi, còn có hoạt động của các phòng ban hỗ trợ nhƣ : phòng kỹ thuật, phòng dự thầu, phòng đảm bảo chất lƣợng, phòng vật tƣ, … Mỗi phòng ban đứng đầu là trƣởng phòng, chịu trách nhiệm về quản lý hiệu quả hoạt động của phòng theo đúng nghiệp vụ chuyên môn từng phòng ban. Và có trách nhiệm báo cáo với giám đốc phụ trách trực tiếp của phòng ban mình về kết quả hoạt động do mình quản lý.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Thủy Lợi Bá Phúc (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)