6. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
3.2.2.1. Chỉ tiêu đánh giá trách nhiệm trung tâm chi phí
Để giúp các nhà quản trị có thể kiểm soát và đánh giá kết quả thực hiện chi phí ở mỗi bộ phận thì yêu cầu phải xác định đƣợc thông tin chi phí nhƣ sau:
- Thông tin về tổng chi phí xây lắp thực tế phát sinh so với định mức kế hoạch và báo cáo theo mức độ hoạt động.
- Thông tin về từng loại chi phí xây lắp nhƣ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
- Thông tin về sự biến động của các loại chi phí xây lắp nhờ vào ảnh hƣởng của biến động về lƣợng và giá của nó.
- Thông tin về chi phí quản lý so với cùng kỳ năm trƣớc nhằm đánh giá khả năng kiểm soát chi phí ở trung tâm.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động và trách nhiệm của từng đơn vị, bộ phận tại trung tâm chi phí:
- Chỉ tiêu đo lƣờng mức độ hoàn thành của chi phí sản xuất thực tế với dự toán Chênh lệch = Chi phí sản xuất thực tế - Chi phí sản xuất dự toán
Chỉ tiêu kiểm soát chi phí trên doanh thu và phân tích các yếu tố làm gia tăng chi phí.
Tỷ lệ = Tổng chi phí /Tổng doanh thu.
Đánh giá kết quả của trung tâm chi phí có nghĩa là phải xem xét trách nhiệm của trung tâm chi phí đối với mục tiêu chung của tổ chức, đƣợc thể hiện qua các khía cạnh sau: Hoàn thành kế hoạch kinh doanh, xác định các nguyên nhân khách quan, chủ quan tác động đến tình hình thực hiện các định mức và dự toán chi phí.
Trung tâm chi phí đƣợc xem là kiểm soát và đáp ứng tốt mục tiêu của tổ chức khi đạt đƣợc một dấu hiệu chênh lệch về chi phí nhỏ hơn hoặc bằng không. Nếu xuất hiện một chênh lệch dƣơng là dấu hiệu bất lợi. Khi đánh giá trách nhiệm của trung tâm chi phí, điều mà ngƣời quản lý cần quan tâm là tìm ra nguyên nhân gây khó khăn khi hoàn thành trách nhiệm và mục tiêu chung của tổ chức.