Đến thế kỷ XVIII đầu XIX, ca trù không chỉ dừng lại ở lối hát cửa đình nhằm mục đích ca ngợi thần quyền và vƣơng quyền hay lối hát thi nhằm tuyển lựa các cô đầu danh ca mà nó đã thay đổi với một gƣơng mặt đầy phong phú và mới lạ. Ở làng quê, ca trù vẫn tồn tại lối hát thờ nhƣ giai đoạn trƣớc. Còn ở thành thị, ca trù trở thành một thứ nghệ thuật giải trí phục vụ nhu cầu của đông đảo khán thính giả, trong đó phần lớn là quan lại, văn nhân, nho sỹ… Đặc trƣng lớn nhất của cô đầu trong thời kỳ này là họ trở thành những nghệ sỹ chuyên nghiệp, kiếm sống bằng nghề hát.
Nét nổi bật thời kỳ này là hiện tƣợng quan lại đại thần, quý tộc, thƣơng nhân giàu có trong nhà thƣờng nuôi riêng một nhóm cô đầu để hƣởng thú phong lƣu. Trong Hoàng Lê nhất thống chí có viết Nguyễn Hữu Chỉnh nuôi hơn mƣời
cô đầu để tiếp đãi tân khách, ông còn đặt ra những bài hát mới cho ả đào hát “Trong nhà Chỉnh lúc nào cũng có vài chục ngƣời khách, khi ngâm thơ, khi uống
rƣợu, tùy theo sự hứng thú mà thù tạc với nhau. Nhà Chỉnh nuôi mƣời mấy ca
nhi và vũ nữ. Chỉnh tự tay soạn ra bài hát, phổ vào đàn sáo, ngày đêm bắt họ ca
múa để mua vui”. Hay trong Vũ trung tùy bút, Phạm Đình Hổcũng viết về không khí nhộn nhịp tiếng sênh ca ở dinh Nguyễn Khản “Nguyễn Khản thích hát
xƣớng, gặp khi con hát có tang trở cũng cứ cho tiền bắt hát, không lúc nào bỏ
tiếng tơ, tiếng nhạc”. Có thể nói hiện tƣợng cô đầu đƣợc nuôi trong các gia đình quan lại đóng vai trò nhƣ các gia kỹ của Trung Quốc, tức là kỹ nữ phục vụ giải trí cho quan lại, quý tộc địa phƣơng. Song, vai trò của cô đầu có phần thiên về nghệ thuật nhiều hơn là hầu hạ, họđƣợc nuôi dƣỡng, chu cấp ăn mặc để phục vụ ca vũ cho chủ nhân.
Nếu nhƣ không làm con hát ở nhà quan lại thì cô đầu sẽ tự đi hát để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Lúc đó, các xóm ả đào, ca quán xuất hiện. Đối tƣợng mà họ hƣớng đến là những vị khách không có điều kiện mua con hát trong nhà nhƣng vẫn thích thú với ca trù. Cuộc đời của cô đầu sống hoàn toàn bằng nghề hát, giọng hát và nhan sắc chính là yếu tố quyết định cuộc sống nghèo khổ hay dƣ giả của họ.
Sự đổi khác của nghề nghiệp ở thời kỳ ca trù trở thành hình thức giải trí đã khiến những cô đầu ở chốn thị thành dần dần xa cách với những cô đầu ở nông thôn và gần gũi hơn với geisha của Nhật Bản. Geisha là nghệ sỹ kiêm ngƣời giải trí truyền thống của Nhật Bản. Họ phải thông thạo những môn truyền thống của Nhật nhƣ: hoa đạo, trà đạo, vũ đạo, kịch Nô… Giống nhƣ cô đầu khi tựđi hát, họ phải có khả năng giao tiếp để lôi cuốn khách hàng, trí thông minh, sắc đẹp và một tài năng nghệ thuật điêu luyện. Họ sẽ hát, ngâm thơ với vẻ mặt vui tƣơi, ngôn từ sắc sảo để thể hiện hết sự quyến rũ của mình, tuy vậy, họ không bao giờ
để mất đi vẻđoan trang, trong sạch. Mặc dù mối quan hệ giữa khách hàng với cô đầu cũng nhƣ geisha ở Nhật Bản luôn có những luật lệ quy định không đƣợc vƣợt quá ranh giới nhƣng thực chất đó là một tình cảm nhiều phức tạp và đầy bí ẩn.
Tóm lại, trong thời kỳ ca trù trở thành hình thức giải trí, cô đầu chính thức là những ngƣời nghệ sỹ chuyên nghiệp, họ hát ca trù để kiếm sống và xem đó là nghề nghiệp của mình. Cô đầu có thể tự đi hát hoặc đƣợc các nhà quý tộc, quan lại quyền cao chức trọng mua về để phục vụ riêng.