Nguyên nhân làm cho sáng tác thơ văn về cô đầu xuất hiện nhiều

Một phần của tài liệu Khoá luận nhân vật cô đầu trong văn học việt nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 (qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu) (Trang 56 - 60)

Nhân vật cô đầu trong văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 đã chiếm một vị trí nhất định và có thể nói chƣa bao giờ nó bƣớc vào thơ văn một cách đông đảo nhƣ vậy. Sỡdĩ nhƣ thế là do nhiều nguyên nhân.

Nguyên nhân đầu tiên là do hoàn cảnh lịch sử giai đoạn từ nửa cuối thế kỷXIX đến năm 1930 đầy phức tạp và biến động.

Đất nƣớc Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã diễn ra những đổi thay vô cùng mạnh mẽ. Thực dân Pháp đặt nền thống trị trên đất nƣớc ta. Đặc biệt là ở thành thị, lối sống tƣ sản hóa đang dần xâm chiếm, kéo theo đó là rất nhiều hệ lụy. Không vƣợt ra khỏi quy luật đó, nghệ thuật ca trù nói chung và cô đầu nói riêng cũng bắt đầu không còn giữ đƣợc bản chất truyền thống vốn có mà buộc phải chạy theo nhịp sống của thời đại, phân hóa thành cô đầu hát và cô đầu rƣợu. Những cảnh tƣợng chƣớng tai gai mắt, những sự biến chất của thời buổi hỗn loạn đã tác động sâu sắc đến cảm hứng và đối tƣợng sáng tác của ngƣời nghệ sỹ.

Trong bối cảnh ấy, các nhà Nho vốn xƣa nay đƣợc xem là lực lƣợng sáng tác chủ yếu trở nên bế tắc khi chứng kiến sự suy vong của đất nƣớc, sự xuống

dốc của đạo đức và sự mất giá của chính bản thân. Mỗi ngƣời sẽ có những cách ứng xử khác nhau trƣớc thời cuộc nhƣng phần lớn họ trở nên chán nản và bất mãn với hoàn cảnh lúc bấy giờ. Từ đó họ tìm về với những đề tài đời thƣờng, gần gũi và sự hƣởng thụ, hành lạc nhƣng thực chất họ đã có sự gửi gắm những tâm tƣ, tình cảm qua đó.

Hoàn cảnh lịch ấy cũng đã dẫn đến sự ra đời của một nền văn học mới: văn học thị dân. Nền văn học này song hành cùng nền văn học cũ tạo nên sựđa dạng, phong phú về hệ thống đề tài, thể loại… Góp phần tạo điều kiện để tác giả lấn sâu tìm tòi, khám phá những con ngƣời thú vị mà trƣớc đây chƣa đƣợc xuất hiện nhiều, trong đó có nhân vật cô đầu.

Nguyên nhân thứ hai là do quan niệm sáng tác thay đổi.

Bấy lâu nay, các tác giả văn học trung đại Việt Nam đã quan niệm mục đích của văn chƣơng là giáo huấn, truyền tải những thông điệp về đạo lý, chí hƣớng theo kiểu “văn dĩ tải đạo”, “thi dĩ ngôn chí”. Tuy vậy, từ thế kỷ XV, nhiều tác giả đã bắt đầu sáng tác dựa trên hiện thực cuộc sống mà họ tiếp xúc, đến thế kỷ XVIII thì “thực sự phát triển mạnh mẽ với sự đồng hành của chủ nghĩa nhân đạo và yêu cầu phản ánh hiện thực từ cuộc sống” [28, 50] và tiếng nói của các tác giả bắt đầu mang màu sắc cá nhân rõ nét. Đến nửa cuối thế kỷ XIX thì quan niệm sáng tác của các tác giả đã bị cuốn hút bởi cuộc sống xã hội hiện tại, mô tả những con ngƣời xung quanh với thái độ, tình cảm khác nhau. Những nhân vật nhỏ bé, những tính cách phức tạp đƣợc đặt trong môi trƣờng, hoàn cảnh cụ thể nhƣ cô đầu chính là một đối tƣợng mà các tác giả hƣớng đến.

Sự thay đổi của quan niệm sáng tác dẫn đến sự hình thành những phƣơng pháp sáng tác mới, những cách thể hiện riêng. Tuy vậy, cái cũ và cái mới vẫn tiếp tục song hành, các tác giả vẫn kế thừa mạch tƣ tƣởng, tình cảm của các bậc

tiền nhân, khi nhắc đến thân phận ngƣời phụ nữ họ vẫn dành một sự xót xa, trân trọng và đồng cảm nhất định.

Nguyên nhân thứ ba là nguyên nhân chủ quan xuất phát từ cuộc đời riêng, hoàn cảnh sống của từng tác giả.

Khi tiến hành khảo sát và chọn lọc những tác giả tiêu biểu viết về nhân vật cô đầu trong văn học từ nửa cuối thế kỷXIX đến năm 1930, chúng tôi nhận thấy rằng cuộc đời riêng của từng ngƣời đều có ít nhiều sự liên hệ đến nhân vật cô đầu. Dƣơng Khuê, Trần Tế Xƣơng, Dƣơng Tự Nhu, Tản Đà đều đã từng đi nghe hát ca trù và sáng tác của họ trở thành những bài hát nói để cô đầu trình diễn. Thậm chí, nhiều tác giả còn lƣu lại cho hậu thế những giai thoại liên quan đến cô đầu. Chẳng hạn, Trần Tế Xƣơng với giai thoại Đi hát mất ô. Có ngƣời kể: “Ông Tú đi nghe hát, đêm ngủ lại nhà cô đầu, sáng dậy cái ô tây không cánh mà bay

đâu mất, tức mình ông ứng khẩu bài này” [30, 62]. Nhƣng cũng có giai thoại viết: “Có một nhà nho quê ở Nam Trực (nay thuộc huyện Nam Ninh) lên phố hàng Thao, Nam Định, hát ả đào, bị cô đầu nẫng mất chiếc ô lục soạn loại đắt tiền. Ông này tiếc của nhƣng không biết làm thế nào. Chợt nghĩ ra, ông lần đến

nhà Tú Xƣơng. Vốn là chỗ thân thiết, ông nhờ ông Tú rửa cho cái hận này. Ông Tú vui vẻ nhận lời” [16, 313]. Vì vậy, bài thơ Đi hát mất ôđã ra đời. Sau đó, còn lƣu truyền một bài thơ của bà chủ nhà hát làm để đáp lại ông vì sợ mất khách. Những giai thoại nhƣ vậy đã chứng tỏ rằng tác giả đã có sự gặp gỡ với cô đầu trong cuộc đời và viết nên những sáng tác.

Không dừng lại ở sự tiếp xúc của tác giả với cô đầu mà hoàn cảnh sống, gia đình của họ đôi khi bị tác động mạnh mẽ bởi chính nhân vật này. Tản Đà là tác giả có cuộc đời riêng gắn bó với cô đầu chặt chẽ nhất bởi lẽ mẹ và em gái của ông là những ngƣời của xóm Bình Khang. Mặc dù trong thực tế ông vô cùng đau đớn, buồn rầu, thậm chí chối bỏ mẹ mình vì định kiến xã hội luôn khinh miệt

nghề xƣớng ca nhƣng có thể thấy trong sáng tác, Tản Đà đã bênh vực nghề nghiệp của mẹ và em gái. Dƣới con mắt của ông, thân phận cô đầu luôn có gì đó đáng thƣơng và họ là những ngƣời thật sựtài hoa, xinh đẹp.

Tiểu kết chƣơng I

Cô đầu là những ngƣời nghệ nhân nữ trong nghệ thuật ca trù, có nhiệm vụ vừa hát vừa gõ phách. Theo suốt chiều dài lịch sử, cô đầu đã có những đổi thay nghề nghiệp. Từ là con ngƣời thuần túy của nghệ thuật, chỉ dùng lời ca tiếng hát để phục vụ các nghi lễ, cô đầu đã tiến đến gần hơn với công chúng khi ca trù trở thành hình thức giải trí. Đặc biệt từ nửa cuối thế kỷ XIX đã xuất hiện cô đầu rƣợu làm nghề bán thân xác. Sự phân hóa phức tạp của cô đầu nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 đã bƣớc vào sáng tác của nhiều tác giảtrong giai đoạn này.

Nhân vật cô đầu đã xuất hiện cả trong văn học trung đại và văn học hiện đại. Nhƣng có lẽ giai đoạn từ nửa cuối thế kỷXIX đến năm 1930 là nở rộ và sôi động nhất. Với những đặc điểm nhƣ sự phong phú về tác giả tác phẩm, sự đa dạng trong cách thể hiện, nhân vật cô đầu đã chiếm một vị trí không hề nhỏ trong văn học.

CHƢƠNG II: NHÂN VẬT CÔ ĐẦU TRONG VĂN HỌC VIT NAM T NA CUI TH K XIX ĐẾN NĂM 1930 NHÌN TỪ

PHƢƠNG DIỆN NI DUNG

Văn học từ nửa cuối thế kỷXIX đến năm 1930 đã cho thấy những thay đổi vô cùng phức tạp của cô đầu với nghề hát ca trù. Họ xuất hiện trong tác phẩm của các tác giả Nguyễn Khuyến, Dƣơng Khuê, Trần Tế Xƣơng, Dƣơng Tự Nhu, Tản Đà một cách cụ thể, sinh động và toàn vẹn ở nhiều mặt. Bức chân dung nhân vật cô đầu sẽ đƣợc chúng tôi tìm hiểu trên các phƣơng diện: sắc đẹp, tài năng, tâm hồn, số phận và sự tha hóa (đối với những cô đầu bị biến tƣớng). Từ đó sẽ thấy rõ cái nhìn, tình cảm, thái độ của các nhà văn, nhà thơ đối với nhân vật thú vị này.

2.1. Nhân vật cô đầu –con ngƣời hội tụ: sắc, tài, tâm 2.1.1. Sắc đẹp

Một phần của tài liệu Khoá luận nhân vật cô đầu trong văn học việt nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 (qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu) (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)