Nhân vật cô đầu trong văn học hiện đại Việt Nam (từ năm 1900 đến nay)

Một phần của tài liệu Khoá luận nhân vật cô đầu trong văn học việt nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 (qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu) (Trang 42 - 47)

nay)

Tiếp nối mạch cảm hứng khi xây dựng nhân vật cô đầu trong văn học, các tác giả hiện đại đã sáng tác nhiều tác phẩm lấy nhân vật này làm trung tâm. Bên cạnh cái nhìn đa chiều, các tác giả đã thể hiện nhiều yếu tố mới mẻ từ nội dung đến nghệ thuật trong sáng tác.

Giai đoạn văn học 1900 – 1930, nhân vật cô đầu xuất hiện trong nhiều thể

loại của nhiều tác giả khác nhau.

Đặc điểm nổi bật của hoàn cảnh lịch sử của giai đoạn chính là “Thực dân Pháp du nhập văn hóa Pháp để đẩy lùi, chiếm chỗ, thay thế văn hóa cổ truyền của ta, mà ta phản kháng lại sự xâm nhập, nô dịch đó để bảo vệvăn hóa của dân tộc, đồng thời cũng bắt chƣớc, chọn lọc,tiếp thu cái mới, chịu ảnh hƣởng của cái thống trị, dần dần hƣớng theo nền văn hóa mới một cách không cƣỡng lại đƣợc” [6, 18]. Vì thế, không vƣợt ra hoàn cảnh của nƣớc nhà, nghệ thuật ca trù có sự biến chuyển, không còn giữ đƣợc bản chất thuần túy nghệ thuật vốn có và nhân vật cô đầu cũng vậy.

Tác giả tiêu biểu của giai đoạn văn học này viết nhiều về cô đầu chính là Tản Đà. Hàng loạt những bài thơ và văn xuôi lấy cô đầu làm đối tƣợng chính để miêu tả nhƣ: Thề non nƣớc, Cánh bèo. Đời đáng chán, Chuyện thế gian… Thậm chí, ông còn dành riêng một phần tập hợp các sáng tác cho cô đầu hát mang tên “Bình Khang ca phả”. Tản Đà cũng chính là tác giả tiêu biểu của giai đoạn 1900 – 1930 mà chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát trong khóa luận.

Bên cạnh văn xuôi, thơ ca, nhân vật cô đầu xuất hiện nhiều trong các tác phẩm bút ký. Mỗi bài ký chính là sự ghi chép chân thật nhất về đời sống, tình cảm của cô đầu hoặc bộc lộ thái độ của tác giảđối với nhân vật này. Trong Luận văn Thạc sĩ Ngƣời ả đào qua các nguồn tƣ liệu từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ

XX, Hoàng Thị Ngọc Thanh đã liệt kê một số bài bút ký liên quan đến cô đầu nhƣ sau: bài kí Chơi Cổ Loa (Tùng Vân) đăng trên Nam Phong tạp chí, số 87, 9/1924; Du Ngọc Tân kí (Tùng Vân), đăng trên Nam Phong tạp chí, số 57, 3/1922; bài ký Cuộc thƣởng ca ở làng hữu Thanh Oai (Mai Khê), đăng trên Nam Phong tạp chí, số 100, 1925; bài ký Cuộc chơi trăng trên sông Nhuệ (Nguyễn Mạnh Hồng), đăng trên Nam Phong tạp chí, số96, 6/1925…

Giai đoạn 1930 – 1945, nhiều văn nghệ sỹ yêu thích hát ca trù, muốn lƣu

giữ một bộ môn nghệ thuật thanh cao của dân tộc đã bày tỏ thái độ luyến tiếc và nhìn nhận cô đầu nhƣ những kiếp hồng nhan đa truân, xứng đáng nhận đƣợc sự thông cảm của ngƣời đời. Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu nhƣ Xuân Diệu với Lời kỹ nữ, Thế Lữ với Bên sông đƣa khách, Vũ Hoàng Chƣơng với Nghe hát, Nguyễn Tuân với Đới roi, Chùa đàn, Trần Huyền Trân với Sầu chung, Sau ánh sáng, Tố Hữu với Tiếng hát sông Hƣơng… Nhân vật cô đầu hiện lên trong văn học 1930 – 1945 là những ngƣời tài hoa nhƣng bị vùi dập, khao khát yêu đƣơng nhƣng cô đơn bao trùm:

Vội vàng chi, trăng sáng quá, khách ơi. Đêm nay rằm: yến tiệc sáng trên trời; Khách không ở, lòng em cô độc quá.

Lời kỹ nữ đã vỡvì nƣớc mắt,

Cuộc yêu đƣơng gay gắt vì làng chơi. Ngƣời viễn du lòng bận nhớxa khơi,

Gỡtay vƣớng để theo lời gió nƣớc.”

(Lời kỹ nữ - Xuân Diệu)

“Phách ngọt đàn say nệm khói êm Tiếng ca buồn nổi giữa chừng đêm

“Canh khuya đƣa khách...”. Lời gieo ngọc

Mơ gái Tầm Dƣơng thoảng áo xiêm Ai lạ nghìn thu xa tám cõi

Sen vàng nhƣ động phía châu liêm Nao nao khói biếc hài thƣơng nữ

Trở gối, hoa lê rụng trắng thềm”

(Nghe hát–Vũ Hoàng Chƣơng)

“Trănglên trăng đứng trăng tàn

Đời em ôm chiếc thuyền nan xuôi dòng Thuyền em rách nát

Mà em chƣa chồng

Em đi với chiếc thuyền không Khi mô vô bến rời dòng dâm ô! Trời ôi, em biết khi mô

Thân em hết nhục giày vò năm canh

Tình ôi gian dối là tình

Thuyền em rách nát còn lành đƣợc không?”

(Tiếng hát sông Hƣơng – Tố Hữu)

Năm 1940, Trần Huyền Trân đã viết một bài thơ tặng Quách Thị Hồ thể hiện sự cảm thông giữa hai ngƣời nghệ sĩ cùng chung nỗi đau đời, đồng thời qua đó thấy đƣợc tình sâu nghĩa nặng của những con ngƣời tài hoa, đa cảm:

“Thôi khóc chi ai sống đọa đầy Tỳ bà tâm sự rót nhau say

Thơ ta gửi tặng nàng ngâm nhé Cho vút giọng sầu tan bóng mây.”

(Sầu chung – Trần Huyền Trân)

Sau đó, ông cho ra đời tiểu thuyết Sau ánh sáng (1940) nhƣ một cuốn tự truyện lấy bối cảnh là những cô đầu ở chốn Khâm Thiên. Ông là một trong số ít tác giả hiện đại nặng tình với phụ nữ nói chung và cô đầu nói riêng đến mức bút danh cũng xuất phát từ câu chuyện thƣơng tâm của một cô gái bạc mệnh.

Giai đoạn 1945 – 1975, văn học ít có sự xuất hiện của nhân vật cô đầu. Nếu có thì họ vốn đã bị mang tiếng xấu nay càng trở nên tội nghiệp hơn trong sáng tác văn chƣơng.

Dẫn chứng tiêu biểu là sự kiện bài thơ Hát ảđầu của tác giả Đào Viên đƣợc đăng trên báo Nhân dân ngày 01/12/1957 cho thấy cái nhìn miệt thị, thiếu tôn trọng của mọi ngƣời, thậm chí là ngƣời Cộng sản đối với cô đầu. Tác giả xem cô đầu là nơi bắt nguồn cho sự suy đồi đạo đức, là nguyên nhân của sự trăng hoa, tệ nạn:

“Thơ rằng:

Đồi phong bại tục ấy từ đâu?

Quan viên thích ý tay chầu nhặt, Ca nữ thƣơng thân tiếng hát sầu, Hoa rụng chẳng mong gì đất sạch,

Hƣơng phai càng đƣợc lắm ruồi bâu,

Ai ơi vốn cũ chi mà thế,

Xin chớ lừa nhau, mơn trớn nhau!”

(Hát ảđầu – Đào Viên)

Có thể thấy thái độ thành kiến, sự khắt khe đối với cô đầu đến sau khi Cách mạng tháng Tám thành công vẫn vô cùng sâu sắc. Nhắc đến cô đầu, nhiều ngƣời tỏ ra e ngại bởi họ cho rằng cô đầu là những cô gái bán thân, ca trù là thú chơi hƣ hỏng, ảnh hƣởng xấu đến thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Giai đoạn từ 1975 đến nay, cô đầu trong đời sống dần đƣợc tôn vinh nhƣng không còn xuất hiện nhiều trong các tác phẩm văn học nhƣ giai đoạn trƣớc mà chủ yếu trởthành đối tƣợng cho những công trình nghiên cứu về ca trù nói chung và đặc điểm nghề nghiệp của họ nói riêng.

Năm 2009, ca trù đƣợc tổ chức Văn hóa khoa học giáo dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền miệng của nhân loại. Sau đó, nhiều cuộc liên hoan ca trù và nhiều câu lạc bộ ca trù ra đời. Tuy nhiên, số lƣợng cô đầu không nhiều và phần lớn là những nghệ nhân lớn tuổi nay truyền nghề lại cho các bạn trẻ có đam mê và ý thức giữ gìn văn hóa dân tộc. Vì vậy, nhân vật cô đầu ít xuất hiện trong các sáng tác văn chƣơng đƣơng đại.

Tóm lại, nhân vật cô đầu xuất hiện trong văn học hiện đại với một diện mạo riêng và mang đậm dấu ấn cá nhân của từng tác giả. Những năm 1900 – 1930, cô đầu xuất hiện nhiều nhất là trong sáng tác của Tản Đà và các bài bút ký đăng trên

tạp chí. Sang đến giai đoạn 1930 –1945, cô đầu xuất hiện trong văn chƣơng lãng mạn của các nhà văn, nhà thơ trong sựthƣơng cảm, tội nghiệp. Những năm 1945 – 1975, thành kiến đối với cô đầu vẫn còn nặng nề và nó phổ vào trong những sáng tác. Từ năm 1975 đến nay, cô đầu ít xuất hiện trong văn chƣơng nhƣng địa vị của nhân vật này trong thực tế đã đƣợc tôn vinh, công nhận. Mặc dù so với văn học trung đại, sốlƣợng tác phẩm viết về cô đầu không nhiều nhƣng nó cũng không kém phần đặc sắc và giá trị.

Nhìn một cách tổng quát, đi cùng với sự biến thiên của lịch sử thì nhân vật cô đầu trong văn học ở mỗi giai đoạn đƣợc các tác giả thể hiện những nội dung phản ánh khác nhau. Đặc biệt, sự có mặt của cô đầu từ trong văn học trung đại đến văn học hiện đại đã chứng minh cho vai trò quan trọng và sức hấp dẫn của nhân vật này đối với các nhà văn, nhà thơ ở mọi giai đoạn văn học. Đây là một điều hiếm thấy đối với bất cứ một loại nhân vật nào.

Một phần của tài liệu Khoá luận nhân vật cô đầu trong văn học việt nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 (qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu) (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)