Cô đầu cũng là con ngƣời, là phụ nữ nên những xúc cảm yêu đƣơng luôn cháy bỏng trong tim họ. Dù cho có chọn lựa một ngành nghề bị mang nhiều điều
tiếng nhƣng không phải vì thế mà áp đặt tất cả họđều lẳng lơ, trăng hoa. Ngƣợc lại, bằng sự thâm nhập sâu vào đời sống nội tâm của nhân vật, các tác giả đã thể hiện sâu sắc khát khao yêu đƣơng, mƣu cầu một cuộc sống hạnh phúc nhƣ bao ngƣời phụ nữ khác của những cô gái này.
Đầu tiên, khát vọng tình yêu của cô đầu đƣợc thể hiện ở những mối tình với nhiều mức độ khác nhau. Đó là những cảm xúc rung động từ buổi đầu gặp gỡ, rồi đến khi tình yêu phát triển thành tri âm, tri kỉ hay những mối tình cũ nay gặp lại vẫn đong đầy cảm xúc.
Những cảm xúc tình yêu ngay trong buổi đầu gặp gỡ đã đƣợc Tản Đà miêu tả rõ thông qua cô đầu Vân Anh trong Thề non nƣớc. Nhân vật khách và cô đầu Vân Anh gặp nhau trong lúc nàng túng thiếu và đáng thƣơng nhất. Là thân cô đầu, việc chứng kiến những cuộc li biệt là điều bình thƣờng nhƣng với nàng, khi gặp ngƣời hợp tình hợp ý thì sự nhạy cảm trong trái tim bỗng trỗi dậy vô cùng mạnh mẽ. Khách từ biệt, nàng “ngẩn ngƣời giữ lại” và “lúc ấy, hai tình quyến luyến, tự ngƣời Bình Khang kia không phải là giả ý, mà du tử cũng nặng lòng biệt ly”.
Cuộc tƣơng phùng ngắn ngủi nhƣng tâm trí Vân Anh đã khắc ghi mãi bóng hình của vịkhách. Nàng luôn trăn trở, băn khoăn, day dứt “một là tiếc rằng không mấy khi đƣợc gặp có ngƣời khách nhƣ thế, mà bèo hợp mây tan, không ra làm sao; hai là tủi rằng tự mình đã đem thân vào trong áng yên hoa, thời thế nào cũng là ngƣời ở trong áng yên hoa, cho nên ngƣời ta coi mình, dù hoặc có ai
thƣơng tiếc chăng, nhƣng khinh rẻ thời vẫn là lòng chung của thiên hạ…”. Mối tình của Vân Anh và khách là mối tình thật sự đẹp đẽ, vì ngƣời mình yêu và sự kính nể, nàng đã bằng lòng từ bỏ hết danh vọng, sự nổi tiếng, giàu có để giữ mình trong sạch theo lời khuyên của khách. Khát khao yêu đƣơng, mong muốn
cuộc sống hạnh phúc chính là một nét nổi bật trong tâm hồn ngƣời con gái tài hoa ấy.
Bên cạnh những mối tình chớm nở thì trong các sáng tác của tác giả nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930, khát khao tình yêu của cô đầu còn đƣợc đặc biệt nhấn mạnh ở những mối tình tri âm, tri kỉ.
“Mối tơ duyên vừa độ thanh xuân, Tài sắc ấy bắc đồng cân coi cũng phỉ.
Giang sơn gặp gỡngƣời tri kỷ,
Trăng gió đong đƣa thói hữu tình.”
(Tặng cô đầu Văn –Dƣơng Tự Nhu)
“Lang thị tiền thân Bồng uyển khách, Thiếp tầng lƣu lạc Hán gia cung.
Trót đem lời hẹn với vua Đông,
Kìa liễu lục đào hồng tri kỷ đó.”
Dịch nghĩa hai câu thơ chữ Hán:
“Chàng kiếp trƣớc là khách nơi Bồng hồ Lãng uyển Thiếp từng bịđày xuống chốn Hán cung”
(Tặng cô đầu Phú–Dƣơng Tự Nhu)
“Đã tri kỷxin đừng e lệ,
Chữ chung tình ai dễdám quên.”
(Tặng cô đầu Kim – Dƣơng Tự Nhu)
Cô đầu và văn nhân vốn có một sự tƣơng giao đặc biệt. Họ đều là những con ngƣời của nghệ thuật, có một tâm hồn nhạy cảm, dễ xúc động. Vì vậy, tình yêu trong họ dễ dàng phát triển thành tình tri kỉ. Dƣơng Tự Nhu đã không ngại sử dụng những điển tích khi nói về tình cảm giữa cô đầu và văn nhân. Nếu nhƣ chàng là khách nơi “bồng uyển” thì nàng cũng từng bị đày xuống chốn “Hán
cung”. Có thể thấy, cô đầu không đơn thuần chỉ là công cụ thỏa mãn thú vui thanh sắc nhƣ nhiều ngƣời thƣờng nghĩ mà tình yêu của họđôi lúc thanh cao và đẹp đẽ vô cùng.
Nói đến những mối tình của cô đầu không thể không nhắc đến những chuyện tình cũ nay đƣợc gặp lại. Dƣơng Khuê, Trần Tế Xƣơng, Dƣơng Tự Nhu đã đôi lần gặp lại những cô đầu mình từng quen ngày xƣa. Dƣới con mắt của ngƣời đàn ông, họ cảm nhận thấy tất cả cảm xúc trong trái tim cô đầu vẫn vẹn nguyên, nồng nhiệt:
“Xa đi ngán nỗi lòng thƣơng nhớ, Gần lại càng thêm dạkhát khao.”
(Gửi cho cố nhân– Trần Tế Xƣơng)
“Cầm tay nhớ những bao giờ,
Mƣời lăm năm lại tình cờ gặp nhau.
…
Hữu tình ta dám há vô tình, Ái khanh thịdĩ khanh khanh.”
(Gặp cô đầu Khanh – Dƣơng Tự Nhu)
“Nợphong lƣu chƣa giảhƣơng nguyền.
Đến bây giờ lại gặp ngƣời quen, Nỗi lƣu lạc, sự ghét ghen là thế thế. Thiếp tự thân khinh lang vị khí, Thần tuy tội trọng đếdo viên.”
(Gặp cô đầu cũ–Dƣơng Khuê)
Thông qua những mối tình cũ lâu năm gặp lại, thi nhân đã khắc họa thành công một bức chân dung cô đầu nặng tình và “hữu tình” vô cùng. Cô đầu nhận thức rõ thân phận của mình trong tình yêu nhƣng sau nhiều năm xa cách thì khát
khao mãnh liệt vẫn không nguội tắt mà ngƣợc lại nó luôn âm ỉ cháy trong lòng nàng.
Thứ hai, khát vọng tình yêu của cô đầu đƣợc thể hiện ở những cung bậc, sắc thái tình yêu muôn màu muôn vẻ phù hợp với tâm lí chung của bao thiếu nữ thƣở xuân thì. Đó là nỗi buồn vì lỡ yêu mà phải chia xa; là sự ngại ngùng, băn khoăn của ngƣời con gái mới lớn; là nỗi nhớ mong tƣơng tƣ; là khát khao đƣợc bên nhau trọn đời… Những màu sắc ấy góp phần đáng kể trong việc diễn tả tâm hồn cô đầu nói chung và trong tình yêu nói riêng.
Với sự nhớ nhung ngƣời mình yêu da diết, đau đáu, cô đầu đã mạnh dạn lên tiếng bộc bạch tấm chân tình của mình:
“Tình thƣ một bức,
Hỏi tình quân rằng có nhớ hay quên. Khách má hồng vừa mới bén hơi duyên, Lúc tƣơng ngộ lại thêm phiền tƣơng biệt. Quân khứlƣu tình Tô chử nguyệt,
Khách quy tần vọng Nhĩ hà vân.
Ai nhớ ai luống những tần ngần,
Để quạt ƣớc hƣơng nguyền chờđợi đó.”
(Tặng cô đầu Cần–Dƣơng Khuê)
Cô đầu đã bộc lộ tình yêu của mình một cách không ngƣợng ngùng, giấu diếm. Nó thể hiện sự chủ động của ngƣời con gái muốn đƣợc yêu và sống với tình yêu. Tình cảm ấy tuy mới chớm nở “Khách má hồng vừa mới bén hơi duyên” nhƣng đã vô cùng sâu nặng. Đằng sau sự bạo dạn tỏ bày nỗi lòng ấy chính là lời mong mỏi ngƣời yêu nhớ về chốn cũ, giữ lời hẹn ƣớc, đừng phụ tấm chân tình của nàng “Hỏi thăm lối phù dung vƣờn cũ, - Hẹn hoa này chớ phụ Đông Quân”.
Sự mạnh dạn trong tình yêu của cô đầu còn đƣợc thể hiện qua những món quà trao gửi là những kỉ vật minh chứng cho tình yêu:
“Em gửi cho anh mảnh lụa đào,
Phất phơ tƣơi tốt đẹp làm sao. Của này ý hẳn trong nhà có, Hay cậy ngƣời mua ởnƣớc nào?”
(Tặng ngƣời quen– Trần TếXƣơng)
Theo nhiều giai thoại, bài thơ kể sự kiện cô đào Tuyết gửi tặng ông Tú mảnh lụa chắc là dùng để làm khăn tay và ông Tú đã viết nên tác phẩm này. Ông Tú hiểu rất rõ tình cảm của cô, gửi tặng tuy chỉ là một mảnh lụa nhƣng chan chứa rất nhiều ân tình. Hai câu cuối “Muốn lên hỏi giá mua vài tấm - Không biết rằng em bán thế nào?” chính là sự đùa cợt của ông khi nói phải “vài tấm” mới đủ nên tình duyên.
Bên cạnh sự công khai bày tỏ nỗi nhớ không chút e ngại thì tình yêu của cô đầu còn là sự kìm nén những xúc cảm để giữ gìn hạnh phúc cho ngƣời yêu. Trong bài Vợ ghen với cô đầu Oanh, cô gái phải băn khoăn, ngại ngùng và quên đi luyến ái vì hoàn cảnh của cả hai không cho phép:
“Gƣợm xin thƣa lại,
Hỏi tình quân rằng phải thế hay không. Buổi tân tri chƣa vƣớng lục lây hồng,
Phòng trong đã Hà Đông sang sảng tiếng. Ngắm vẻ anh hào coi cũng mến,
Kìa ghen hoa còn để truyện ngày xƣa. Chén khuyên chàng xin hãy gƣợng làm ngơ, Đừng liễu cợt, trăng mờchi thóc mách.”
Cô đầu Oanh không phủ nhận hoàn toàn tình cảm giữa mình với tác giả nhƣng với sự nghiệt ngã của xã hội, để giữ gìn hạnh phúc cho cả hai thì cô không còn lựa chọn nào khác. Đây có lẽ là tình huống chúng ta hay bắt gặp trong đời sống thực của cô đầu. Đến ca quán phần lớn là đàn ông, họ có thể dễ dàng tìm thấy tiếng nói đồng điệu và ít nhiều phát sinh tình cảm nam nữ nhƣng những quy tắc xã hội không cho phép điều đó xảy ra. Vì vậy, sự ngại ngùng, cự tuyệt mặc cho trong lòng vẫn tƣơng tƣ, đau đớn chính là một nét đặc biệt trong tình yêu của cô đầu.
Từ cự tuyệt đến hờn trách chính là nét tính cách tô đậm thêm sự đáng yêu, phong phú trong tình yêu của cô đầu:
“Một mai hỏi tiểu thƣ mƣợn sách, Giật mình về nỗi khách đa mang. Nƣớc đời đƣợc mấy Thúc Lang.”
(Vợ ghen với cô đầu Oanh–Dƣơng Khuê)
Trong câu thơ nhắc đến Thúc Lang chính là sự trách móc cho một tình yêu chƣa đủ lớn và nhận thức rõ cuộc tình của nàng chỉ là chuyện trăng gió thoáng qua. Ẩn sau sự trách móc đó còn là sự ý thức về thân phận trong tình yêu. Cô đầu Oanh biết rõ vị trí của mình là nhỏ bé và cần dừng lại đúng lúc trƣớc khi mọi chuyện đi xa hơn.
Ngoài ra, nhiều cô đầu luôn thủy chung, son sắt, một mực đợi chờ ngƣời mình yêu. Mặc dù cô đầu tiếp xúc với nhiều ngƣời, qua nhiều rung động nhƣng trong đó vẫn có những mối tình khắc cốt ghi tâm. Tƣởng nhớ về ngƣời yêu chính là vẻ đẹp xuất phát từ truyền thống của phụ nữ Việt Nam. Trong bài thơ Thề non
nƣớc, điều này đƣợc thể hiện rất rõ:
“Non cao những ngóng cùng trông Suối tuôn dòng lệ chờ mong tháng ngày
Xƣơng mai một nắm hao gầy Tóc mây một mái đã đầy tuyết sƣơng
Giời tây chiếu bóng tà dƣơng Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha
Non cao tuổi vẫn chƣa già
Non thời nhớnƣớc, nƣớc mà quên non!”
(Thề non nƣớc– Tản Đà)
Đặng Tiến trong bài viết Tản Đà –Thi sĩ của phôi pha đã nhận định: “Tản
Đà thiên nhiên hóa nhân tình thì đúng hơn là nhân cách hóa nƣớc non. Ít ra đó cũng là một cách nhìn một cách hiểu. Và khi đã đặt cuộc sinh ly vào giới hạn một đời ngƣời, thì quan niệm thiên địa tuần hoàn không giải quyết đƣợc gì hết”
[17, 181]. Đặt trong bối cảnh của truyện ngắn, đây chính là lời cô đầu Vân Anh bộc bạch. Nó không đơn thuần thể hiện cái không khí não nùng của buổi chia tay mà quan trọng hơn chính là lời khẳng định tấm lòng thủy chung, đợi chờ trong tình yêu của cô đầu. Dù chuyện gì xảy ra, dù vật đổi sao dời, những mối tình đã khắc sâu vào tâm trí thì cô đầu sẽ không bao giờ quên:
“Nghìn năm giao ƣớc kết đôi
Non non nƣớc nƣớc không nguôi nhời thề”
(Thề non nƣớc– Tản Đà)
Đó chính là vẻđẹp của nhân cách, là khát khao tình yêu và hạnh phúc của cô đầu. Càng đợi chờ càng chứng tỏ cho sự mãnh liệt, mạnh mẽ trong tình yêu.
Tóm lại, mang danh là con ngƣời làm nghề phục vụ nghệ thuật, cô đầu phải tiếp xúc với đông đảo nam giới. Vì vậy, trong họ khao khát yêu, khao khát hạnh phúc luôn cháy bỏng. Những ngƣời con gái ấy có đầy đủ các trạng thái cảm xúc, các cung bậc của tình luyến ái và niềm mơ ƣớc về tình yêu chân thành, hạnh phúc viên mãn không bao giờ bị vùi lấp trong họ. Nhƣng cũng thật bất công khi
kết cục của những mối tình ấy đa phần đầy chua chát, dở dang. Sau này, Trần Huyền Trân cũng viết một tác phẩm nói lên khát khao yêu đƣơng trong cuộc sống “mộng hờ” của cô đầu:
“Đời bảo nơi đây cõi mộng hờ, Lòng ai sa mạc chảmong mƣa. Canh tàn rũ áo còn lau mắt, Bụi đã vƣơng đầy nghĩa tóc tơ.”
(Sầu chung – Trần Huyền Trân)
2.2. Nhân vật cô đầu –con ngƣời của sự tha hóa 2.2.1. Những biểu hiện của sự tha hóa