Vào những thế kỷ trƣớc, tình cảm của ngƣời phụ nữ luôn bị trói buộc, giam hãm trong sự hạn chế với những quy tắc khắt khe. Đến giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX, cùng sự biến động của hoàn cảnh, điều đó đãđƣợc giải phóng khá rõ nét. Tuy vậy, đời sống tình cảm của cô đầu vẫn rất thiệt thòi và đáng thƣơng. Họ không đƣợc nhắc đến ở vai trò cao quý (làm mẹ, làm vợ) mà thƣờng chỉ là nhân tình với sự thiếu thốn tình yêu và cô đơn vây bủa.
Đời sống tinh thần đau thƣơng trƣớc hết ở việc cô đầu luôn phải sống trong cảnh li biệt. Đối với khách, họ phân ra rạch ròi những ai tìm đến họ để vui
thú và những ai biết trân trọng tài năng, nhân cách của họ. Cô đầu tha thiết với khách, mong khách ở bên cạnh mình nhƣng lại không dám và không thể níu kéo. Sự tiết nuối, lƣu luyến là chuyện chúng ta thƣờng bắt gặp trong các thi phẩm:
“Sinh lai chủng đắc tình can thiền, Sự trăm năm hò hẹn với ai chi.
Bƣớc giang hồ, nay ở lại mai đi,
Những ly hợp, hợp ly mà ngán nhỉ.”
(Cánh bèo– Nguyễn Khắc Hiếu)
Tản Đà đã tỏ ra ngán ngẫm trƣớc chuyện ly hợp của “bƣớc giang hồ”. Chọn nghề cầm ca trong thời buổi hỗn loạn cũng tức là cô đầu chấp nhận cuộc sống tạm bợ và phải làm quen với những cuộc chia ly, xa cách. Dù họ nhận thức rõ điều đó nhƣng với tâm hồn đa cảm, cô đầu vẫn khôn nguôi, đau đớn trƣớc những cuộc chia tay.
Cô đầu Vân Anh trong Thề Non Nƣớcđã đứng trƣớc cuộc chia ly lớn nhất, đau đớn nhất đời mình. Nàng mãi không quên ngƣời khách đến bên nàng vài ngày ngắn ngủi và không biết có gặp lại đƣợc nhau không. Nhƣng nàng đã quyết định từ bỏ tất cả vì chàng. Trong cảnh túng thiếu, vị khách lạ nhƣ một cứu tinh đến bên đời nàng, ông ta và nàng tâm sự, uống rƣợu, đềthơ xƣớng họa với nhau. Từ đó, hai tâm hồn nhƣ tìm thấy điểm chung và đồng cảm, đồng điệu cùng nhau. Cuộc gặp gỡ khơi dậy trong nàng nhiều xúc cảm “Từ khi tôi đem thân ra đi xƣớng ca, bao những cái tính tình trong lúc thơ ngây thật không còn có chút nào nữa. Không ngờ rằng đến nay đƣợc gặp có ngƣời nhƣ ông mà cùng nói một đôi
câu chuyện khiến cho những cái tính tình trong lúc thơ ấu nhƣ đã chết mà lại
đƣợc hồi sinh”.
Rồi khách cũng đi, nàng đau xót níu giữ nhƣng nào có đƣợc kết quả. Nàng thừa hiểu những cuộc gặp gỡ giữa cô đầu và khách chỉ là thoáng qua. Tuy vậy, sự đau đáu, khắc khoải vẫn khôn nguôi trong nàng “Từ đấy mà về sau, không biết những ai, một ngƣời khách từ biệt trong lúc mờ sáng hôm ấy mà đi thời khó thay có buổi trùng lai vậy”. Có thể nói, Tản Đà đã thấu hiểu, đồng cảm với nhân vật để khắc họa nên bức tranh tâm trạng đa dạng, phức tạp, đong đầy cảm xúc của ngƣời con gái trong cuộc chia ly đáng nhớ nhất đời mình.
Sau những cuộc chia xa ấy là sự chờ mong mòn mỏi của ngƣời phụ nữ ở lại. Thông thƣờng, chờ mong là có mục đích và có kết quả. Nhƣng ở đây, cô đầu chờ mong trong nhòe mờ, thậm chí là vô vọng:
“Ai nhớ ai luống những tần ngần,
Để quạt ƣớc hƣơng nguyền chờđợi đó.”
(Tặng cô đầu Cần–Dƣơng Khuê)
Nếu nhƣ li biệt chỉ là một khoảnh khắc thì đƣờng tình duyên hẩm hiu
Cô đầu Hai trong bài Tặng cô đầu Hai của Dƣơng Khuê là một ngƣời đã có chồng nhƣng đáng thƣơng thay chồng cô chết sớm. Cô phải sống trong cảnh cô đơn chiếc bóng, nhớ thƣơng da diết vềngƣời đầu ấp tay gối với mình:
“Lấy ai là kẻ đồng tâm, Lấy ai là kẻ tri âm với nàng,
Đêm khuya luống những bàng hoàng,
Ngƣời đi đâu vắng mà đàn còn đây.”
(Tặng cô đầu Hai – Dƣơng Khuê)
Theo nhiều giai thoại, cô Hai có chồng làm kép đàn không may chết sớm. Chồng vừa chết, cô Hai lấy cớ ngồi lâu không tiện, xin các quan viên cho về sớm. Dƣơng Khuê đã làm bài thơ này tặng nàng. Với từng kỷ vật mà ngƣời chồng để lại, càng nhìn cô Hai càng xót xa, thƣơng nhớ:
“Nhân vong cầm tại,
Nhớ chàng Hai mà hỏi lại cô Hai. Tiện đây hỏi một đôi lời,
Đàn bản ấy, cùng ai so phím cũ.”
(Tặng cô đầu Hai – Dƣơng Khuê)
Với cô đầu, có đƣợc ngƣời chồng chính là một hạnh phúc lớn bởi cuộc đời của họ tuy tiếp xúc với nhiều đàn ông nhƣng mấy ai thật lòng thật dạ. Vì thế, nỗi đau mất chồng với cô Hai càng tăng lên gấp bội. Không dừng lại ở đó, nghiệt ngã hơn khi nỗi đau chƣa nguôi ngoai thì nàng phải tiếp tục mua vui cho thiên hạ. Đó chính là bổn phận, là trách nhiệm mà nàng phải thực hiện khi bƣớc chân vào nghề ca trù:
“Có trách chi tang trở xóm Bình Khang.
Xƣa nay nghề nghiệp thế thƣờng.”
Câu thơ nhƣ là tiếng thở dài của Dƣơng Khuê cho cái nghề bạc bẽo mà cô đầu Hai lựa chọn. Mất chồng nhƣng cô không đƣợc phép buồn, không đƣợc phép khóc, không đƣợc để tang. Nàng phải nén chặt nỗi đau mà làm tiếp bổn phận của mình. Nỗi đau một khi đƣợc giải tỏa thì nó sẽ vơi đi nhiều. Nhƣng ở đây, nỗi đau bị trói buộc, kìm hãm thì nó sẽ gặm nhấm tâm can ngƣời phụ nữ một cách ghê gớm và mạnh mẽ nhất.
Nhìn chung, đời sống tinh thần, tình cảm của cô đầu là chuỗi dài những khó khăn, mất mát. Họ phải chịu sự uất ức đủ đƣờng nhƣng không nhận đƣợc bất kì một sự bảo vệ nào cả. Tiếng khóc cho số phận, khóc cho thói đời nhạt nhẽo đƣợc các tác giả thay họ thể hiện trong sáng tác nhƣ là một mong muốn thay đổi nhận thức của xã hội và thể hiện tình thƣơng, sự trân trọng với cô đầu.