Điểm đặc biệt là nếu nhƣ ở thời kỳtrƣớc, cô đầu đến nhà khách để hát thì thời kỳ này, khách sẽ đến các ca quán để nghe hát. Vào khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX khi ngƣời Pháp đã đặt xong nền đô hộ tại Đông Dƣơng thì các ca quán mọc lên ngày càng nhiều và tinh thần của ca trù cũng dần biến chất. Các cô đầu khi đã tích lũy đủ vốn liếng, kinh nghiệm sẽ rời khỏi giáo phƣờng để ra thành thị mở ca quán. Quan viên đến nghe hát, bên cạnh thƣởng thức ca nhạc, văn chƣơng thì phần lớn là để họp nhau uống rƣợu hành lạc, phung phí tiền bạc, thỏa mãn nhục dục. Nhiều ngƣời xƣa nay vốn không biết gì về ca trù nay thấy việc mở ca quán dễ kiếm lợi nhuận nên họ đua nhau bỏ tiền mở ca quán và mời cô đầu về hát. Hệ quả dẫn đến là cô đầu đƣợc phân làm hai loại: cô đầu hát và cô đầu rƣợu.
Cô đầu hát xuất hiện từ khi có ca trù nhƣ chúng ta đã tìm hiểu ở hai thời kỳ
trƣớc. Cuối thế kỷXIX đầu thế kỷ XX, ởnông thôn, các giáo phƣờng vẫn duy trì nề nếp, cô đầu vẫn đi hát thờ ở các đình làng vào các dịp lễ hội và các đám khao vọng trong nhà dân. Ở thành thị, cô đầu hát là những ngƣời xinh đẹp, thông minh, có phẩm chất tốt và am hiểu văn chƣơng. Cô đầu hát rất đƣợc giới văn nghệ sỹ ngƣỡng mộ bởi sự tài hoa, cống hiến hết mình cho nghệ thuật dân tộc.
Tuy nhiên, trong nội bộ cô đầu hát cũng đã có sựphân hóa thành cô đầu hát đơn thuần và cô đầu vừa đàn hát vừa là tình nhân của quan viên.
Cô đầu rƣợu chính là sản phẩm do các chủ ca quán tạo ra nhằm mục đích kiếm lợi nhuận. Tô Hoài trong bài viết Đào hát, đào rƣợu từng viết: “Chủ nhà hát bỏ ra số tiền cọc buộc chân cô đầu rƣợu ở nhà hát, chẳng khác thuê con sen, con nhài. Sắm cho manh quần lụa trắng, cái áo hàng tơ, đôi guốc “phi mã” sơn then cao gót. Cô đào rƣợu không biết hát, không bận đến việc hát xƣớng. Cô chuyên việc bắt nhân tình hờ với khách hát và sửa soạn màn gối khách nghỉ đêm. Và chung chăn với khách đêm ấy nếu khách có lòng và có tiền, mà bây giờ
gọi là tiền boa” [3, 172]. Còn theo Việt Nam ca trù biên khảo thì “Các chủ nhà hát về quê mộ những cô gái lỡ làng tình duyên hoặc lƣời biếng không muốn làm việc đồng ruộng, đem ra tỉnh làm cô đầu. Những cô gái này không biết hát chỉ
học tiếp khách cho khéo, học uống rƣợu thi với quan viên. Cô nào không uống
đƣợc rƣợu nhiều phải tập tia ngầm rƣợu vào khăn cầm tay. Quan viên tới, các cô có bổn phận tiếp đón; quan viên uống rƣợu, các cô phải ngồi bồi tiếp, làm thế nào ép đƣợc khách uống thực say; quan viên đi ngủ, các cô phải giải chiếu, buông màn. Vì không biết hát mà chỉ biết mời quan viên uống rƣợu nên gọi là cô
đầu rƣợu” [8, 56]. Nhƣ vậy, cô đầu rƣợu là những cô gái không biết hát, không xuất thân ở các giáo phƣờng. Nhiệm vụ của họ là tiếp khách, hầu rƣợu, đáp ứng nhu cầu thƣ giãn của quan viên.
Sự xuất hiện của cô đầu rƣợu đã làm biến dạng hình ảnh thuần nhất, nghiêm túc của cô đầu. Họđã làm cho nghệ thuật ca trù bị mang nhiều tiếng xấu, bƣớc ra ngoài giới hạn của một hoạt động nghệ thuật giải trí. Ở nhiều ca quán, cô đầu rƣợu chính là những cô gái bán thân, ngầm hoạt động mại dâm dƣới hình thức hát cô đầu. Báo chí trƣớc Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã có rất nhiều bài phóng sự về các cuộc đánh ghen xảy ra ở các ca quán Khâm Thiên mà nguyên
nhân là do các cô đầu rƣợu. Từđây, các cô đầu trong ca quán bị xem là những kỹ nữ bán thân, là ngƣời khiến cho các gia đình phải khuynh gia bại sản, vợ chồng ly tán.
Có thể thấy vào giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, ca trù đã dần trở nên biến chất, mang tính thƣơng mại chứ không còn giữ đƣợc giá trị nghệ thuật đích thực. Một thú chơi tao nhã thanh cao dần biến thành nơi chứa chấp sự trăng hoa, trác táng. Cô đầu lúc này đã có sựphân hóa rõ: cô đầu hát và cô đầu rƣợu. Chính cô đầu rƣợu đã làm cho mọi ngƣời có ác cảm về cô đầu, xem họ là những cô gái buôn phấn bán hƣơng, làm suy đồi phong tục của dân tộc.
Nhìn một cách tổng quan, ca trù đã trải qua một chặng đƣờng hình thành và phát triển tƣơng đối dài và nhiều biến chuyển. Nó trải qua ba thời kỳ lớn: ca trù đƣợc sử dụng trong cách lễ nghi, ca trù trở thành hình thức giải trí và ca trù bị biến chất. Ở mỗi thời kỳ, cô đầu đều có những đặc điểm riêng nhƣng nhìn chung sự vận động của cô đầu là đi từ nghiệp dƣ đến một ngƣời nghệ sỹ chuyên nghiệp. Đặc biệt, theo thời gian, cô đầu còn có sự phân hóa thành một nhánh khác, đó là những cô gái vƣợt ra khỏi giới hạn của nghề nghiệp, đem thân xác ra để lấy tiền.