Tình cảm yêu thƣơng, đồng cảm, trân trọng

Một phần của tài liệu Khoá luận nhân vật cô đầu trong văn học việt nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 (qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu) (Trang 105)

Tuy là một hạng ngƣời chịu nhiều điều tiếng, định kiến từ xã hội nhƣng cô đầu không phải không nhận đƣợc sự yêu thƣơng, trân trọng từ các thi nhân. Nếu nhƣ giai đoạn trƣớc Nguyễn Du đã nhiều lần rơi nƣớc mắt trên trang giấy với thân phận của ngƣời kỹ nữ “Đau đớn thay phận đàn bà – Lời rằng bạc mệnh

cũng là lời chung” (Truyện Kiều – Nguyễn Du) thì thời kỳ này các tác giả nhƣ Dƣơng Tự Nhu, Tản Đà… vẫn tiếp tục phát triển nguồn cảm hứng ấy.

Nhiều tác giả thuộc giai đoạn nửa cuối thế kỷXIX đến năm 1930 đã đồng cảm với nỗi tủi nhục, bất hạnh của cô đầu. Từđó, họ dành sự thƣơng cảm, xót xa cho những thân phận hồng nhan bạc mệnh ấy:

“Hỏi những lúc gió trăng, trăng gió,

Than ôi sắc nƣớc hƣơng trời.”

(Tặng cô đầu Phú–Dƣơng Tự Nhu)

Những câu thơ chính là sự than thở cho con ngƣời tài hoa, nhan sắc tuyệt trần nhƣng hiếm khi tìm đƣợc tri âm, tri kỷ. Cuộc sống thực tại đã vùi dập, xô đẩy các nàng vào những cuộc vui, những trận cƣời sảng khoái cùng khách chơi. Nhƣng thật sự trân trọng, dành tình cảm cho nàng thì có đƣợc bao nhiêu ngƣời? Câu hỏi ấy chính là tâm sự, là khát khao của cô đầu mà có lẽ lời giải đáp chỉ là sự phũ phàng, buồn bã. Bài thơ là một điểm sáng nhân đạo trong văn chƣơng viết về cô đầu. Ở một tác phẩm khác, Dƣơng Tự Nhu lại mang đến câu trả lời cho ngƣời đọc về tình cảm của ông với các cô đầu:

“Chữ chung tình ai dễ dám quên. Tuổi vàng, đá biết từphen.”

(Tặng cô đầu Kim–Dƣơng Tự Nhu)

Dành nhiều sự thƣơng cảm cho cô đầu có lẽ phải kể đến Tản Đà. Đến với thơ ông, chúng ta thấy rõ bóng dáng của một nhà Nho cuối mùa nhƣng vẫn giữ mối liên hệ đặc biệt với cô đầu. Sự thấu hiểu, xót xa cho thân phận cô đầu trở nên chân thành và vô cùng mạnh mẽ. Trong bài Trần ai tri kỷ, ông đã nhìn thấy tất cả sự vƣớng mắt và những khổ sở trong tâm hồn của họ:

“Lầu xanh gặp gỡngƣời làng chơi

Nửa gian nhà cỏ ngọn đèn xanh

Mấy dịp cầu cao, một gánh tình Bể khổđã qua cơn sóng gió

Giầu sang mây chó kiếp phù sinh Cái nợphong lƣu giảđã thừa Qua trải hồng nhan mấy nắng mƣa

Lòng chàng khi cuối, thiếp khi xƣa

Tri kỷ xƣa nay dễ mấy ngƣời? Trần ai nào đã ai với ai?”

(Trần ai tri kỷ - Nguyễn Khắc Hiếu)

Hai chữ “tri kỷ” chính là khao khát cảđời của cô đầu. Nhƣng ngƣợc lại nó cũng gây nên nhiều đau khổ. Với ông, khi ngƣời con gái đã “hƣơng phai, phấn nhạt” thì ông lại càng yêu hơn, tình lại sâu đậm hơn. Tản Đà cũng có nhiều bài thơ viết về sự hƣởng lạc nhƣng ở đây ta thấy rõ ông có sự cảm thông cho thân phận của những cô gái lầu xanh:

“Khắp nhân thếlà nơi khổ hải, Kiếp phù sinh nghĩ lại cũng nhƣ ai. Ai ơi vớt lấy kẻo hoài.”

(Cánh bèo– Tản Đà)

Cuộc sống khó khăn, khổ ải của cô đầu là chuyện thƣờng thấy trong thực tế. Nhƣng để nhìn nhận, cảm thông với nó thì Tản Đà là một trong số ít những ngƣời đàn ông làm đƣợc điều này. Ông đã đặt mình vào cƣơng vị ngƣời cô đầu để thấu hiểu, sẻ chia và cất lên tiếng nói xót xa từ tận đáy lòng.

Tiếp xúc với cô đầu đôi khi còn là dịp để thi nhân soi chiếu đến cuộc đời của mình và những ngƣời xung quanh. Cũng thuộc giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX, Trần Tán Bình trong bài Tặng cô đầu Trang đã thốt lên những lời ai oán đầy nghẹn ngào:

“Đời ngƣời đến thế thời thôi

Đời phồn hoa cũng là đời bỏđi”

Bên cạnh sự thƣơng cảm cho số phận cô đầu, các tác giả còn ca ngợi, trân trọng tài năng, nhan sắc và nhân cách của họ. Sự trân trọng này xuất phát từ trái tim của những ngƣời yêu cái tài, say mê cái đẹp:

“Mối tơ duyên vừa độ thanh xuân, Tài sắc ấy bắc đồng cân coi cũng phỉ.”

(Tặng cô đầu Văn –Dƣơng Tự Nhu)

“Ngã thịphong lƣu hiền Thái thú,

Quân ƣng hồng phấn cổ danh ca. Khách trâm anh với khách quần thoa, Cách phong nhã hào hoa là thế thế.”

Dịch nghĩa hai câu thơ chữ Hán:

“Ta là quan thái thú phong lƣu mà hiền Nàng là cô đầu đẹp hát hay có tiếng.”

(Tặng cô đầu Kim–Dƣơng Tự Nhu)

Một số nhà Nho đã gác bỏ định kiến để dám nhìn nhận và ngợi ca những điều tốt đẹp của cô đầu. Họ dùng những lời lẽ ngợi khen ấy để động viên, nâng đỡ tinh thần của các nàng. Đồng thời muốn phê phán, đả kích thói đời đã dập vùi những con ngƣời tài sắc. Càng thể hiện sự ngƣỡng mộcô đầu cũng chính là càng khắc sâu thêm sự bất công, ngang trái mà lớp ngƣời này phải gánh chịu.

Cuối cùng, tình cảm của các tác giả dành cho cô đầu thể hiện ở việc họ

xem các nàng là tri âm, tri kỷ. Mối quan hệ giữa cô đầu và khách chơi là giữa

ngƣời phục vụ giải trí và ngƣời trả tiền để đƣợc phục vụ. Nhƣng với tâm hồn đồng điệu, sựđa sầu đa cảm, nhiều tác giả đã xem cô đầu là tri kỷ của đời mình:

“Cầm tay nhớ những bao giờ,

Mƣời lăm năm lại tình cờ gặp nhau. Cuộc vui chớ gợi tiếng sầu,

Tri âm ta lại bắt đầu tri âm.”

(Gặp cô đầu Khanh–Dƣơng Tự Nhu)

“Khách trâm anh với khách quần thoa, Cách phong nhã hào hoa là thế thế.

Đã tri kỷxin đừng e lệ,

Chữ chung tình ai dễdám quên.”

(Tặng cô đầu Kim–Dƣơng Tự Nhu)

“Ngẫm nghìn xƣa ai tài hoa, ai tiết liệt, ai đài trang

Cùng một kiếp mơ màng trong vũ trụ”

(Đời đáng chán– Tản Đà)

Tản Đà là một trong số ít tác giả khắc họa thành công mối tình tri kỷ giữa cô đầu và khách chơi. Trong Thề non nƣớc tình cảm giữa Vân Anh và vị khách không phải là thứ tình nhục thể tầm thƣờng, là tình trai gái yêu đƣơng mà nó là sự đồng cảm giữa hai ngƣời về cuộc đời và nghệ thuật. Giai nhân vì nhan sắc, hoàn cảnh mà phải sống truân chuyên, luân lạc thì đời ngƣời nghệ sĩ rồi cũng sẽ chìm vào quên lãng. Mối quan hệ đặc biệt ấy là sợi dây kết nối tơ duyên cho cả hai nhƣ Phạm Quỳnh viết: “Lạ gì ngƣời tài hoa gặp đƣợc khách phong tình, nhiều khi cảnh ngộ không hẹn mà hợp nhau, kia lênh đênh đây cũng lênh đênh”

[14, 77]. Vì vậy, Vân Anh dám từ bỏ vinh hoa theo lời khuyên của khách, khách sau bao năm vẫn viết thƣ gửi ngƣời cô đầu xƣa với lời lẽ chân thành. Số phận đã đƣa đẩy họ tiến lại gần nhau và giữ cho nhau những xúc cảm chân thành nhất.

Nguyễn Xuân Diện nhận định: “Văn nhân và ca nữ vẫn là một mối quan hệ mà dƣờng nhƣ chỉ có tạo hóa mới ban tặng đƣợc. Có phải vì thế mà mối tình giữa văn nhân và ca nữ luôn ở trong trí nhớ ngƣời đời? Có phải vì thế mà những mối tình này đƣợc lƣu giữtrong văn chƣơng rất thi vị cho dù nó hiện diện và tồn tại một cách rất mong manh” [3, 133]. Cô đầu vốn chịu nhiều sự khinh khi, coi

thƣờng nay lại đƣợc văn nhân xem là tri âm đã chứng minh cho sự trân trọng, yêu thƣơng của các nhà thơ dành cho họ.

Nhà thơ Nguyễn Khuyến cũng đã nói về sợi dây liên kết đặc biệt giữa cô đầu và quan viên, ông xem đó là thứ duyên nợ mà đã gọi là “nợ” thì khó mà dứt đi đƣợc:

“Cái duyên hay cái nợ nần, Khi xa xa lắc, khi gần gần ghê.

Dấu hồng còn gửi tuyết nê, Khi bay nào biết đông tê bóng hồng.”

(Duyên nợ - Nguyễn Khuyến)

Có thể thấy, hiện thực cuộc sống đã xô đẩy nhiều cô đầu vào chỗ bi kịch. Chứng kiến nhan sắc, tài năng của ngƣời phụ nữ ngày càng mai một, héo tàn, nhiều tác giả thuộc giai đoạn văn học từ nửa cuối thế kỷXIX đến năm 1930 bày tỏ sự thƣơng cảm, trân trọng và đồng cảm một cách sâu sắc. Điều này minh chứng cho trái tim nhân đạo bao la và mối tƣơng quan rất kì lạ giữ văn nhân và cô đầu “cô đào nhƣ hoa, quan viên nhƣ vị chủ xuân, tài bồi cho hoa, tẩm nhuận cho hoa, quan viên mà thoái bộ, thì cô đào cũng phải thoái bộ, quan viên mà tiến bộthì cô đào cũng phải tiến bộ…” [14, 109].

Tiểu kết chƣơng II

Bức chân dung nhân vật cô đầu trong văn chƣơng giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XIX đến măm 1930 đã đƣợc các tác giả Nguyễn Khuyến, Dƣơng Khuê, Dƣơng Tự Nhu, Trần Tế Xƣơng, Tản Đà khắc họa một cách sống động, phong phú, đa dạng.

Giống nhƣ các giai đoạn trƣớc, cô đầu vẫn là con ngƣời kết tinh của những giá trị: sắc đẹp, tài năng và tâm hồn. Tuy vậy, với sự biến thiên của hoàn cảnh lịch sử, sự phân hóa trong nội bộ nghề nghiệp, một số cô đầu có những biểu hiện

tha hóa trầm trọng, dùng thể xác để kiếm tiền. Dù cho chọn lựa con đƣờng nào thì số phận của họ từ đời sống đến trang văn đều không thoát khỏi hai từ bạc mệnh. Họ phải chịu một cuộc sống túng thiếu, nhục nhã, đời sống tinh thần, tình cảm bất hạnh, đáng thƣơng. Số phận ấy chính là tiêu biểu cho cuộc đời của ngƣời phụ nữ phải chịu nhiều bất công, đàn áp bởi những định kiến xã hội và quy luật “hồng nhan bạc mệnh”.

Miêu tả mọi mặt trong đời sống của cô đầu, các tác giả đã thể hiện cái nhìn, thái độ khá rõ nét. Có hai luồng tình cảm, cảm xúc với loại nhân vật này: sự mỉa mai, chế giễu và cảm thông, trân trọng. Chính điều này góp phần làm nên sự hấp dẫn, khác biệt của các sáng tác về nhân vật cô đầu. Thông qua tác phẩm, ngƣời đọc phần nào thấy đƣợc phong cách, quan điểm sáng tác của từng thi nhân.

CHƢƠNG III: NHÂN VẬT CÔ ĐẦU TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ NỬA CUỐI THẾ KỶXIX ĐẾN NĂM 1930 NHÌN TỪPHƢƠNG DIỆN

NGHỆ THUẬT

Mỗi sáng tác về cô đầu thuộc giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 đều có một nội dung, kết cấu riêng, phù hợp với vấn đề mà tác giả phản ánh. Những tƣ tƣởng, tình cảm đƣợc biểu đạt trong tác phẩm không trừu tƣợng mà đƣợc thể hiện thông qua những phƣơng thức nghệ thuật cụ thể. Để xây dựng nên bức chân dung nhân vật cô đầu, một số yếu tố nghệ thuật mà chúng ta cần tìm hiểu là: thể loại, ngôn ngữ, nghệ thuật miêu tả nhân vật, thời gian – không gian nghệ thuật và giọng điệu.

3.1. Thể loại 3.1.1. Thơ hát nói

Vào thế kỷ XIX, hát nói là một thểthơ đƣợc các nhà Nho sử dụng rộng rãi để giải khuây và bộc lộ xúc cảm của mình. Không bị gò bó trong khuôn khổ của thi luật nhƣ thơ Đƣờng luật nên hát nói có khả năng thể hiện đầy đủ mọi vui, buồn, hờn giận của thi nhân. Đồng thời, đó là phƣơng tiện để họ bộc lộ những giây phút hứng khởi khi nghe hát ca trù. Văn Tâm trong Thể phách và tinh anh hát nói – ca trù nhận định: “Hát nói, về phƣơng diện văn chƣơng là một thể loại

thơ, vềphƣơng diện nghệ thuật là một kiểu thức âm nhạc – Bộ phận hát nói nhập

cƣ đại gia đình ca trù muộn nhất nhƣng lại nhanh chóng trở thành thành tố chủ

yếu khiến có thể thay mặt, thay tên cho ca trù – một hình thức sinh hoạt văn

nghệ, văn hóa Việt độc đáo” [14, 215]. Thể hát nói và ca trù có mối quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời nhau. Do tính chất không ràng buộc nên đề tài của hát nói đa dạng, phong phú, trong đó hình ảnh cô đầu xuất hiện ở khá nhiều bài.

Với đề tài “Nhân vật cô đầu trong Văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930”, trong phạm vi khảo sát, thơ hát nói có sốlƣợng nhiều nhất

với 22 bài (chiếm khoảng 69%). Một số tác phẩm thuộc thể loại này nhƣ: Cô Sen

mơ bóng đè, Duyên nợ (Nguyễn Khuyến); Gặp đào Hồng đào Tuyết, Gặp cô đầu

cũ, Tặng cô đầu Hai, Tặng cô đầu Phẩm, Tặng cô đầu Cúc, Vợ ghen với cô đầu Oanh, Tặng cô đầu Cần, Thăm cô đầu ốm, Ở nhà hát ngẫu hứng (Dƣơng Khuê),

Hát cô đầu, Cảnh tết nhà cô đầu (Trần Tế Xƣơng), Gặp cô đầu Khanh, Bỡn cô

đầu Năm lấy anh hàng vải đƣợc một ngày rồi lại bỏ, Tặng cô đầu Văn, Tặng cô

đầu Phú, Tặng cô đầu Kim (Dƣơng Tự Nhu), Cánh bèo, Đời đáng chán (Tản Đà),…

Về số câu và tên gọi các câu thơ trong bài hát nói, Nguyễn Xuân Diện trong Ca trù –Phía sau đàn phách xác định ngoại trừ 4 câu mƣỡu thì nó gồm 11 câu. Trong đó:

- Câu 1, 2: tổng mạo - Câu 3, 4: thừa đề

- Câu 5, 6: dùng thơ Thất ngôn, Cổthi, thơ Quốc âm - Câu 7, 8, 9, 10: triển khai ý câu 5, 6

- Câu 11: tổng kết toàn bài

Thơ hát nói có sự dung hợp độc đáo giữa các thể thơ Việt với thơ Đƣờng luật. Có thể tìm thấy trong bài hát nói 11 câu đầy đủ các thể thơ Việt: cách chia khổ, gieo vần lƣng và câu thơ nhịp 3/4 của thể song thất; lối gieo vần chân của thể nói lối; câu mƣỡu của thể thơ lục bát. Còn ảnh hƣởng của thơ Đƣờng luật thể hiện trong hình thức câu thơ thất ngôn nhịp 4/3, phép đối ngẫu và lối tập cổ ở câu 5 - 6. Câu 5 - 6 này thƣờng là những câu thơ ngũ ngôn, thất ngôn chữ Hán đƣợc lấy từ Đƣờng thi, Tống thi. Có thể thấy hát nói không thuần nhất ở một thể thơ nào cả, nó chọn lọc lấy những gì hay nhất, giàu sức biểu cảm nhất và phù hợp nhất với tính chất phô diễn của mình. Sự đa dạng về thể thơ cho phép việc miêu tả nhân vật cô đầu đƣợc tự nhiên và cụ thểhơn rất nhiều.

Về cấu trúc nhịp điệu, tổ chức câu thơ, hát nói có những điểm khác với truyền thống bởi cách thức tồn tại của nó là hát, chịu sự tác động của môi trƣờng, nhu cầu xã hội và nội dung mà nó thể hiện. Nhịp 3/2/3 (câu 8 chữ) và nhịp 3/4, 4/3 (câu 7 chữ) làm cho âm điệu của câu thơ nhịp nhàng, hài hòa, cân đối. Theo Nguyễn Đức Mậu trong Mối quan hệ giữa hát nói và thơ mới thì ngữ điệu của hát nói gần hơn với ngữ điệu của văn nên “hát nói có thể đọc có thể chuyển từ phƣơng pháp tự sự sang giai điệu” [14, 234]. Cùng với cách ngắt nhịp là việc ngắt câu, sử dụng các hƣ từ, liên từ cũng góp phần làm cho hát nói “phá vỡ niêm luật nghiệt ngã của thơ luật để thể hiện cảm xúc thật và phong phú của đời sống tâm hồn con ngƣời cá nhân” [14, 235]. Những đặc điểm này góp phần không nhỏ cho việc thể hiện cảm xúc đa dạng, phức tạp của thi nhân với cô đầu:

“Lối xuân phong/ đƣa đón/ hãy còn nhiều, Màu son phấn/ bao nhiêu/ là chẳng thích.”

(Tặng cô đầu Phú–Dƣơng Tự Nhu)

“Sực tỉnh ra/ nào biết/ truyện xa gần,

Còn văng vẳng/ tiếng đàn/ văng tiếng trống.”

(Cô Sen mơ bóng đè – Nguyễn Khuyến)

“Cơm sơi mấy,/ thuốc sơi dãn mấy. Thức hay ngủ,/ cớsao nhƣ vậy,”

(Thăm cô đầu ốm –Dƣơng Khuê)

Về biến thể, trong thực tế, ngoài hát nói đủ khổ (11 câu thơ) thì thể hát nói còn có một số biến thể khác nhƣ: Hát nói thiếu khổ (bài hát chỉ có 7 câu thơ), hát nói dôi khổ tức là thêm một hoặc nhiều khổ (mỗi khổ 4 câu thơ), hát nói gối hạc (một vài câu thơ kéo dài ra, số chữ trong một câu thơ có thể lên đến 12, 18 hoặc thậm chí 24 chữ). Hiện tƣợng dôi khổ xảy ra trong các tác phẩm hát nói viết về cô đầu của Dƣơng Khuê (Tặng cô đầu Phẩm, Ở nhà hát ngẫu hứng), Tản Đà

(Say, Chƣa say, Đời đáng chán)… Ngoài ra, có những câu thơ trong bài hát nói đã đƣợc kéo dài ra cho phù hợp với điều mà tác giả muốn thể hiện về đời sống, tình cảm đối với cô đầu:

“Ngẫm nghìn xƣa ai tài hoa, ai tiết liệt, ai đài trang”

(Đời đáng chán– Tản Đà)

“Gửi bốn lạy, lạy bút, lạy nghiêng, lạy đèn, lạy sách”

(Chƣa say – Tản Đà)

“Khi đón gió, khi chờtrăng, khi xem hoa, khi bẻlá”

Một phần của tài liệu Khoá luận nhân vật cô đầu trong văn học việt nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 (qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu) (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)