Nhân vật cô đầu trong văn học trung đại Việt Nam (thế kỷ X– cuối thế kỷ

Một phần của tài liệu Khoá luận nhân vật cô đầu trong văn học việt nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 (qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu) (Trang 32 - 42)

nên biến chất, mang tính thƣơng mại chứ không còn giữ đƣợc giá trị nghệ thuật đích thực. Một thú chơi tao nhã thanh cao dần biến thành nơi chứa chấp sự trăng hoa, trác táng. Cô đầu lúc này đã có sựphân hóa rõ: cô đầu hát và cô đầu rƣợu. Chính cô đầu rƣợu đã làm cho mọi ngƣời có ác cảm về cô đầu, xem họ là những cô gái buôn phấn bán hƣơng, làm suy đồi phong tục của dân tộc.

Nhìn một cách tổng quan, ca trù đã trải qua một chặng đƣờng hình thành và phát triển tƣơng đối dài và nhiều biến chuyển. Nó trải qua ba thời kỳ lớn: ca trù đƣợc sử dụng trong cách lễ nghi, ca trù trở thành hình thức giải trí và ca trù bị biến chất. Ở mỗi thời kỳ, cô đầu đều có những đặc điểm riêng nhƣng nhìn chung sự vận động của cô đầu là đi từ nghiệp dƣ đến một ngƣời nghệ sỹ chuyên nghiệp. Đặc biệt, theo thời gian, cô đầu còn có sự phân hóa thành một nhánh khác, đó là những cô gái vƣợt ra khỏi giới hạn của nghề nghiệp, đem thân xác ra để lấy tiền.

1.3. Khái quát về nhân vật cô đầu trong văn học Việt Nam

1.3.1. Nhân vật cô đầu trong văn học trung đại Việt Nam (thế kỷ X – cuối thế kỷ XIX) thế kỷ XIX)

Nhân vật cô đầu bƣớc vào văn học từ khá sớm. Nhƣ đã nói, thƣ tịch ngày nay nói về sự xuất hiện đầu tiên của cô đầu không nhiều. Những tác phẩm nhắc đến sựra đời của ca trù và cô đầu sớm nhất có thể kể đến Việt sử tiêu án của Ngô Thời Sỹ và Công dƣ tiệp ký của Vũ Phƣơng Đề. Theo Việt sử tiêu án do Ngô Thời Sỹ viết thì cô đầu xuất hiện khoảng năm 1028. Còn Truyện Đào Nƣơng

trong Công dƣ tiệp ký của Vũ Phƣơng Đề ghi chép về nghề xƣớng ca của nhiều phụ nữ đẹp làng Đào Đặng huyện Tiên Lữ vào khoảng thời Hồ (1400 – 1407).

Theo những tài liệu mà chúng tôi tiến hành khảo sát, nhân vật cô đầu chính thức bƣớc vào sáng tác văn chƣơng là khoảng từ thế kỷ XV.

Giai đoạn văn học từ thế kỉXV đến hết thế kỷ XVII, nhân vật cô đầu đã xuất hiện trong văn học với tên gọi đào nƣơng nhƣng với số lƣợng sáng tác không nhiều.

Thế kỷ XV, những tác phẩm thơ ca có sự xuất hiện của nhân vật cô đầu chủ yếu chỉ điểm qua, nhắc đến cụm từ “đào nƣơng”. Tuy chƣa đi sâu vào miêu tả cuộc đời, số phận của cô đầu, dù vậy nó vẫn cho chúng ta thấy họ là những con ngƣời có tài ca hát, là một tầng lớp trong xã hội.

Bài Đại nghĩ bát giáp thƣởng đào giải văn của Lê Đức Mao (1462 – 1529) đƣợc viết trƣớc năm 1504 đã có sự xuất hiện của hình ảnh đào nƣơng, đồng thời đánh dấu cho sự xuất hiện của nghệ thuật hát ca trù. Ông đã thay mặt các giáp viết 9 bài thơ để đọc và khen thƣởng các cô đào tại đình làng Đông Ngạc:

“Xuân kỳ một giải hàng ngang

Thƣởng đào hai chữ phụ khang mừng làng” “Năm năm mở tiệc xƣớng ca

Đào dâng hai chữ“tam đa” chúc mừng” “Xuân kỳ giải thƣởng Đào nƣơng

Cửu nhƣ dâng chúc ba hàng nức vui”

(Theo Việt Nam ca trù biên khảo)

Bên cạnh đó, một bài thơ khác cũng đƣợc xem là sáng tác trong giai đoạn này có sự xuất hiện hình ảnh cô đầu là Dạ du phỏng đào nƣơng bất ngộ của Hoàng Nghĩa Phú (1480 - ?):

“Thiên cao nguyệt tiểu ái lƣơng tiêu

Hứng đáo lê viên hận tịch liêu Ca quản tự tòng nhiêu bạch thạch,

Đào nƣơng cánh vị luyến hồng tiêu. Bàn triều đăng hạnhân đồng tháp Túy lúy hoa biên tửu nhất biều Nhân khứ khách đồng sƣ chủ thy Khởi lai vô hạn cảm minh triều”

Dịch nghĩa:

“Trời cao trăng nhỏ, yêu đêm tốt lành Nhân hứng đến vƣờn lê chỉ hận vắng vẻ.

Ngƣời ca quản đã đi theo dải đá trắng,

Còn cô đào thì vẫn quyến luyến lụa hồng. Quanh quẩn bên hoa chỉ một bầu rƣợu.

Ngƣời đi rồi còn khách ngủ cùng chủ,

Tỉnh dậy thấy mang ơn triều đình sáng suốt.”

(Theo Văn học Hán Nôm Hà Tây 10 thế kỷ)

Về tính xác thực của bài thơ chƣa thật chắc chắn, nhƣng có thể thấy hiện lên trên con chữ là không khí của ca trù thời kỳ bấy giờ. Ngay từ khi ra đời, nó đã có dấu hiệu nhằm phục vụ nhu cầu giải trí cho một bộ phận nho sỹ, thậm chí có thể là ngoài giải trí nghệ thuật thuần túy. Hình ảnh các văn nhân trong đêm khuya đi đến các ca quán để nghe cô đào hát cho thấy sự phóng túng, tự do cùng những thú vui tao nhã.

Những tác phẩm trên có thể xem là các trang viết đầu tiên đánh dấu bƣớc chân của cô đầu trong văn chƣơng với tên gọi cô đào, đào nƣơng. Sang đến giai đoạn sau, hình ảnh cô đầu xuất hiện nhiều hơn, không chỉđơn thuần nhắc tên mà còn đƣợc miêu tả với tƣ cách một nhân vật văn học thực sự.

Thế kỷ XVI, tình hình xã hội có phần rối ren khi giai cấp thống trị chỉ lo hƣởng thụ và vun vén quyền lợi cá nhân, xa rời nhân dân. Hệ quả là những mâu

thuẫn ngày càng sâu sắc, nhân dân lâm vào cảnh đói khổ, điêu linh. Thơ văn bấy giờ đã lên tiếng phê phán giai cấp thống trị, đồng thời cất lên tiếng nói cảm thông với số phận của những ngƣời nhỏ bé trong xã hội, đặc biệt là ngƣời phụ nữ. Trong đó, nhân vật cô đầu, đào nƣơng đƣợc miêu tả không những có nhan sắc, tài nghệ mà còn nhận đƣợc sự cảm thông, trân trọng của tác giả. Tiêu biểu phải kể đến là Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ với Chuyện nàng Túy Tiêu, Chuyện nghiệp oan của Đào Thị.

Túy Tiêu trong Chuyện nàng Túy Tiêu đã phải chịu nhiều nỗi khổ trong dinh thự của tên Trụ Quốc, để hy vọng có ngày tái hợp cùng ngƣời yêu là Dƣ Nhuận Chi. Hàn Than trong Chuyện nghiệp oan của Đào thị thì trải qua một cuộc đời đầy sóng gió, hết kiếp ngƣời đến kiếp ma, và dù cho có tồn tại ở kiếp nào đi nữa, nàng cũng bị những thế lực thù địch vùi dập. Họ đều là những con ngƣời có nhan sắc, tài năng nhƣng số phận lại lênh đênh, chìm nổi. Thông qua

Chuyện nàng Túy TiêuChuyện nghiệp oan của Đào thị trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ đã cho thấy hình ảnh cô đầu hiện lên rõ nét hơn và góp phần truyền tải những tƣ tƣởng, thông điệp của tác giả. Họ đã tạo đƣợc một mối thƣơng cảm trong lòng ngƣời đọc và làm tiền đề cho sự xuất hiện phổ biến hình ảnh cô đầu ởgiai đoạn sau.

Giai đoạn văn học từ thế kỷXVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX, cô đầu xuất hiện trong các tác phẩm văn thơ không còn mơ hồ mà trở thành một nhân vật có tính cách, số phận riêng biệt.

Nguyễn Du vốn đƣợc biết đến là một nghệ sỹ với trái tim nhân đạo bao la, yêu mến con ngƣời, đặc biệt là ngƣời phụ nữ. Với con hát, đào nƣơng, ông cũng dành một tình cảm đặc biệt. Một số tác phẩm mà đào nƣơng xuất hiện và đóng vai trò nhân vật chính, tiêu biểu nhƣ: Long Thành cầm giả ca, Điếu La Thành ca giả, Ngộgia đệ cựu ca cơ… Điểm chung của nhân vật ca nữ trong sáng tác của

Nguyễn Du chính là họđều có nhan sắc tuyệt trần, tài nghệ xuất chúng nhƣng số phận lại long đong, nghiệt ngã.

Cô Cầm trong Long Thành cầm giả ca đƣợc ví von là “báu vật vô giá đất

Trƣờng An” với nhan sắc kiêu sa, trong sáng, phong nhã ở tuổi thanh xuân:

“Xuân phong yểm ánh đào hoa diện Ðà nhan hám thái tối nghi nhân”

Dịch nghĩa:

“Áo hồng cũng bị mờ nhạt đi trƣớc vẻ mặt hoa đào

Má hồng men rƣợu vẻngây thơ rất đáng yêu”

(Long Thành cầm giả ca– Nguyễn Du)

Tuy vậy, khi đã già, khi đã đi qua thời vàng son, cuộc đời nàng thật cô độc, thê lƣơng, khiến ai cũng ngậm ngùi:

“Tịch mạt nhất nhân phát bán hoa Nhan xú thần khô hình lƣợc tiểu Lang tạ tàn my bất sức trang

Thuỳ tri tiện thịđƣơng niên thành trung đệ nhất điệu”

Dịch nghĩa:

“Riêng ở cuối chiếu có ngƣời tóc hoa râm Mặt gầy, thần sắc võ vàng, ngƣời nhỏ nhắn

Lông mày xác xơ không điểm tô

Ai biết đó lại là ngƣời tuyệt diệu nhất kinh thành thời

xƣa.”

(Long Thành cầm giả ca– Nguyễn Du)

Nàng ca nữ ở đất La Thành trong Điếu La Thành ca giả đẹp nhƣ một cành hồng thắm từ cõi tiên sa xuống, sắc đẹp làm rung động cả sáu khu trong thành nhƣng cuộc đời lại yểu mệnh, ngắn ngủi, khi chết đi không ai đoái hoài:

“Thiên hạ hà nhân liên bạc mệnh? Trủng trung ƣng tự hối phù sinh.”

Dịch nghĩa:

“Thiên hạ ai kẻ thƣơng ngƣời bạc mệnh?

Dƣới mồ, chắc cũng hối hận cho kiếp phù sinh.” (Điếu La Thành ca giả - Nguyễn Du)

Ngƣời ca nƣơng trong Ngộgia đệ cựu ca cơ ngày xƣa xinh đẹp, giọng ca có một không hai nhƣng bây giờ đã lấy chồng, có ba con, trở nên xơ xác, tiều tụy, khiến Nguyễn Du phải thốt lên lời cảm thán:

“Kiến thuyết giá nhân dĩ tam tử, Khảliên do trƣớc khứ thời y.”

Dịch nghĩa:

“Nghe nói lấy chồng đã có ba mặt con

Nhƣng vẫn mặc áo thời trƣớc, đáng thƣơng thay!”

(Ngộgia đệ cựu ca cơ– Nguyễn Du)

Nguyễn Du từng thốt lên “Đau đớn thay phận đàn bà – Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” (Truyện Kiều). Câu thơ ấy hoàn toàn đúng khi soi chiếu vào những nhân vật ca nƣơng trong sáng tác của ông. Nguyễn Du là ngƣời nghệ sỹ đã viết nhiều và viết một cách chân thực nhất, cảm xúc nhất về nhân vật ca nữ, để lại cho đời những kiệt tác giá trị, những nhân vật điển hình.

Nói đến nhân vật cô đầu trong giai đoạn văn học này không thể không nhắc đến Nguyễn Công Trứ. Ông đã viết nhiều thi phẩm để nói về tầng lớp ngƣời này trong xã hội nhƣ: Một ngày là nghĩa, Cảnh biệt ly, Yêu hoa, Bỡn cô

đầu già, Duyên gặp gỡ… Nguyễn Công Trứ chính là ngƣời để lại nhiều giai thoại với cô đầu nhất, trong đó câu chuyện thƣờng đƣợc nhắc đến là câu chuyện giữa cụ và cô đào Hiệu Thƣ. Theo Nguyễn Công Trứ, văn nhân và cô đầu gặp

nhau là do số phận, đã là tài tử - giai nhân thì sẽ gặp nhau. Ông từng viết trong bài Duyên gặp gỡ:

“Trai anh hùng gặp gái thuyền quyên, Trong nhất kiến, tình duyên nhƣ đã.

Tỳ bà hữu hạnh phùng Tƣ mã,

Quân tử đa tình cánh khả lân. Nọ mấy ngƣời tài tử giai nhân,

Duyên chỉ thắm bỗng dần dần đƣa lại. Dẫu nghìn dặm băng sơn quế hải,

Đã tình duyên se lại cũng nên gần. Liễu hoa vừa gặp chúa xuân,

Châu Trần nào có Châu Trần nào hơn.”

(Duyên gặp gỡ - Nguyễn Công Trứ)

Viết về cô đầu, ông không điểm mặt, chỉ tên nhƣng từng câu thơ, từng từ ngữ đều nhằm ám chỉ đến nhân vật này. Ông dành nhiều bài thơ để khắc họa sự chia ly giữa cô đầu và khách phong lƣu:

“Ngao ngán nhẽ kẻ về ngƣời ở, Sao kẻ vềngƣời ở đôi nơi.

Cất chén quỳnh hãy tạm làm vui, Dòng lệ chảy, vắn dài chua chát.

Nào những lúc tiếng đàn chen tiếng hát, Nào những khi tiếng phách lẫn tiếng sênh.”

(Một ngày là nghĩa – Nguyễn Công Trứ) Hay:

“Kẻ về ngƣời ở.

Khéo quấy ngƣời hai chữ tình si,

Bầng bầng lửa biệt ly không chút nguội.

Trót đa mang khúc hát chung đàn, nên dan díu mối tình

chƣa dứt.”

(Kẻ vềngƣời ở - Nguyễn Công Trứ)

Tuy dành tình cảm cho cô đầu, lƣu luyến trƣớc những buổi phân ly khi chầu hát đã tan nhƣng ở nhiều bài thơ Nguyễn Công Trứ lại có thái độ đùa bỡn, thiếu trân trọng với cô đầu:

“Lật đật qua đèo nóng nực thay,

Hai cô thƣơng đến lại cho giày.

Ơn này biết lấy chi mà trả, Xin quỳ hai gối chống hai tay.”

(Cảm ơn hai cô đầu– Nguyễn Công Trứ)

Câu “Xin quỳ hai gối chống hai tay” là một lối nói đầy ngụ ý, có thể trong cuộc đời thực, cô đầu không đơn thuần là ngƣời phục vụ nhu cầu giải trí nghệ thuật mà còn là đối tƣợng thỏa mãn nhục dục. Chƣa dừng lại ở đó, ông còn xem cô đầu là một thứ giải trí qua đƣờng có tiền là mua đƣợc. Ông bỡn cợt, trêu ghẹo, tỏ ra thiếu trân trọng với cồđầu khi đã già, nhan sắc phai tàn:

“Liếc trông đáng giá mấy mƣời mƣơi, Đem lạng vàng mua lấy tiếng cƣời.

Trăng xếnhƣng mà cung chẳng khuyết, Hoa tàn song lại nhịcòn tƣơi.

Chia đôi duyên nọđà hơn một, Mà nét xuân kia vẹn cảmƣời.

Khéo làm cho bận khách làng chơi.”

(Bỡn cô đào già– Nguyễn Công Trứ)

Nguyễn Công Trứ là ngƣời đã dám công khai những tình cảm của mình với cô đầu, nói lên cái sự hƣởng lạc, thể hiện rõ thái độ luyến tiếc, yêu thƣơng hay bỡn cợt, mỉa mai cô đầu. Ông yêu thích ca trù bởi vừa đƣợc thƣởng thức nghệ thuật ca hát, vừa đƣợc tự do tình ái với cô đầu.

Bên cạnh Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát cũng thƣờng viết về cô đầu nhƣng bằng một giọng điệu nhẹ nhàng, kín đáo hơn. Ông không chỉ đích danh, không châm chọc, chế giễu mà nói về những mối tình tài tử - giai nhân, dĩ nhiên giai nhân ở đây phần nhiều là những cô đầu. Một sốbài thơ tiêu biểu của Cao Bá Quát có hình ảnh giai nhân là: Tự tình, Mấy khi gặp gỡ, Tài hoa là nợ, Nhớ giai

nhân, Nghĩ tiếc cho ai, Nhân sinh thấm thoát, Phận hồng nhan có mong manh

“Tài tử với giai nhân sẵn nợ, Giải cấu nan là chữ làm sao. Trải xƣa nay chừng đã biết bao,

Kìa tan hợp, nọ khứ lƣu đâu dám chắc.”

(Nhớ giai nhân – Cao Bá Quát) Hay:

“Giai nhân nan tái đắc,

Trót yêu hoa nên dan díu với tình. Mái tây hiên nguyệt dãi chênh chênh, Rầu rĩ mấy xuân về oanh nhớ.

Phong lƣu công tửđa xuân tứ,

Trƣờng đoạn tiêu nƣơng nhất chỉ thƣ. Nƣớc sông Tƣơng một giải nông sờ, Cho kẻ đấy ngƣời đây mong mỏi.

Bứt rứt nhẽtrăm đƣờng nghìn nỗi, Chữ chung tình biết nói cùng ai.

Ƣớc gì gắn bó một hai.”

(Tự tình – Cao Bá Quát)

Nhà thơ bộc bạch nỗi nhớ nhung, tình cảm thắm thiết trong xa cách của một ngƣời đang yêu. Chắc hẳn ngƣời con gái ấy chính là cô đầu bởi những chữ

“giai nhân”, “yêu hoa”, “dan díu”… Tài tử và giai nhân luôn có một sự gắn kết đến kì lạ, ban đầu tƣởng nhƣ là một sự vui chơi giải trí nhƣng cuối cùng lại là một thứ nợ duyên, khó lòng dứt ra đƣợc.

Giai đoạn văn học nửa cuối thế kỷ XIX, nhân vật cô đầu đƣợc miêu tả một cách đa dạng, phong phú, với những cái nhìn khác nhau từ các văn nhân.

Bên cạnh sự sôi nổi của vấn đề vận mệnh dân tộc, đề cao tinh thần yêu nƣớc, đấu tranh chống giặc ngoại xâm thì văn học còn phát triển mạnh với nhiều kiểu nhân vật, nhiều cảm hứng sáng tác mới mẻ. Trong đó, số lần xuất hiện của nhân vật cô đầu trong thơ văn không nhỏ. Đến giai đoạn này, ca trù đã bƣớc vào thời kỳ biến chất và cô đầu cũng có sự phân hóa thành cô đầu hát và cô đầu rƣợu. Chúng ta sẽ đƣợc chứng kiến hàng loạt sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xƣơng, Dƣơng Khuê… viết về nhân vật này. Mỗi tác giả có một cái nhìn, thái độ, tình cảm khác nhau để tạo nên sự độc đáo và mới lạ, thu hút bao thế hệ ngƣời đọc khi tìm hiểu về nhân vật cô đầu. Khóa luận sẽ tiến hành tìm hiểu nhân vật cô đầu trong giai đoạn này và kéo dài cho đến năm 1930.

Tóm lại, Nhân vật cô đầu xuất hiện trong văn chƣơng trung đại có nhiều sự thay đổi qua các giai đoạn lịch sử. Nếu nhƣ văn học từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV chƣa tìm thấy một sáng tác nào có sự xuất hiện hoàn chỉnh của cô đầu thì giai đoạn từ thế kỷXV đến hết thế kỷXVII cô đầu đã xuất hiện trong một số bài thơ và chuyện kể với tƣ cách là tên gọi của một tầng lớp trong xã hội. Khi đến

Chuyện nàng Túy TiêuChuyện nghiệp oan của đào thị của Nguyễn Dữ thì cô đầu trở thành nhân vật chính với tên gọi khác là đào nƣơng. Sang giai đoạn từ

Một phần của tài liệu Khoá luận nhân vật cô đầu trong văn học việt nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 (qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu) (Trang 32 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)