Giọng điệu cảm thƣơng

Một phần của tài liệu Khoá luận nhân vật cô đầu trong văn học việt nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 (qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu) (Trang 157 - 177)

Nhân vật cô đầu trong giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 tuy có nhiều sự tha hóa, biến chất, song khi xuất hiện trong văn học họ vẫn nhận đƣợc một tình cảm đặc biệt từ các nhà văn, nhà thơ. Bằng giọng điệu cảm thƣơng, xót xa, các tác giảđã thể hiện đƣợc thân phận đau khổ, bạc mệnh và tình thƣơng yêu, trân trọng của mình dành cho cô đầu.

Có lúc là giọng điệu cảm thƣơng pha chút chua xót khi nói về những cô đầu lỡ làng trong tình duyên, lƣu luyến với khách chơi. Họ trở nên trơ trọi, bất động, nhƣ đang mong ngóng từng chút ít hạnh phúc với sự ngao ngán, tủi hờn:

“Lấy ai là kẻ đồng tâm, Lấy ai là kẻ tri âm với nàng,

Đêm khuya luống những bàng hoàng,

Ngƣời đi đâu vắng mà đàn còn đây.”

(Tặng cô đầu Hai –Dƣơng Khuê)

“Sinh lai chủng đắc tình căn thiền, Sự trăm năm hò hẹn với ai chi.

Bƣớc giang hồ, nay ở lại mai đi,

Những ly hợp, hợp ly mà ngán nhỉ.”

(Cánh bèo– Tản Đà)

Nỗi buồn của cô đầu đƣợc các tác giả khắc họa thật rõ ràng bằng giọng điệu xót xa, không cần che dấu. Mang thân phận xƣớng ca, mua vui cho thiên hạ nhƣng họ cũng có cảm xúc, tình yêu và sự khao khát tri âm, tri kỉ nhƣng nào có đƣợc đâu. Cho nên giọng điệu của những câu thơ vềcô đầu ta nghe nhƣ tiếng thở dài ngao ngán, bất lực. Bởi vì các nàng đã quá quen với cảnh sống chia lìa, mất mát, thực tế quá đen tối khiến các nàng không còn chút phản kháng và đành buông tay chấp nhận. Sau này, nhà thơ Xuân Diệu cũng để lại một kiệt tác về tâm sự của ngƣời kỹ nữ trong đêm, nhƣng táo bạo hơn, nàng ta dám bày tỏ khát khao, sự sợ hãi của mình:

“Khách ngồi lại cùng em trong chốc nữa; Vội vàng chi, trăng sáng quá, khách ơi. Đêm nay rằm: yến tiệc sáng trên trời; Khách không ở, lòng em cô độc quá.

Em sợ lắm. Giá băng tràn mọi nẻo. Trời đầy trăng, lạnh lẽo suốt xƣơng da”

(Lời kỹ nữ - Xuân Diệu)

Thân phận của những ngƣời con gái làm nghề đàn ca hát xƣớng mua vui cho thiên hạ dù ở bất kì thời đại nào cũng luôn bất hạnh, khổ sở. Tản Đà trong

Kiếp phong trần đã viết lại một khúc ngâm với giọng điệu ngậm ngùi, nhƣ tô đậm và kéo dài thêm sự chán chƣờng, bọt bèo của thân phận cô đầu:

“Thế gian ngâm rằng:

Xuân lan thu cúc,

Đông liễu tây đào,

Hóa công độc địa làm sao!

Mà đem bạc mệnh buộc vào hồng nhan, Giấm chua dầm tƣới cho lan,

Lửa nồng cúc đã gio tàn sắc kim; Bể sâu cành liễu buông chìm;

Hoa đào ngọn nƣớc con chim phụ tình. Thế gian lắm sự bất bình.

Muốn lên hỏi tại giời xanh nỡ nào, Xuân lan thu cúc,

Đông liễu tây đào.

Cái kiếp phong trần ngán biết bao!”

Trong Kiếp phong trần, giọng điệu chua xót của Tản Đà tác động sâu vào cảm xúc của ngƣời đọc. Không chỉ cảm thông cho cô đầu Cúc mà ông còn khái quát hơn, mở rộng trái tim mình ra với số kiếp những ngƣời phụ nữ long đong, chìm nổi “Than ôi! Lấy chồng Tây đen nhƣ cô Đào thời nhƣ thế! Đi hát nhƣ cô

Cúc thời nhƣ thế! Làm lẽ nhƣ cô Lan thời nhƣ thế! Lấy khách nhƣ cô Liễu thời lại nhƣ thế! Không biết có phải là cái kiếp phong trần hay không? Mà sao hồng nhan bạc mệnh đến nhƣ thế!”. Điều này gợi cho chúng ta nhớđến những câu thơ khái quát về thân phận phụ nữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du:

“Rằng hồng nhan tự thƣởxƣa

Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu?” “Phận sao bạc chẳng vừa thôi

Khăng khăng buộc mãi lấy ngƣời hồng nhan” “Đầu xanh có tội tình gì?

Má hồng đến quá nửa thì chƣa thôi”

(Truyện Kiều– Nguyễn Du)

Có khi là giọng điệu buồn thƣơng da diết đƣợc các tác giả trực tiếp sử dụng để bộc lộ cảm xúc của mình. Thông qua đó, những tâm tƣ, nỗi niềm trắc ẩn của họcũng đƣợc gửi gắm:

“Bềnh bồng mặt nƣớc chân mây,

Đêm đêm sƣơng tuyết, ngày ngày nắng mƣa. Ấy ai bến đợi sông chờ,

Tình kia sao khéo lững lờ với duyên.”

(Cánh bèo – Tản Đà)

“Cầm tay nhớ những bao giờ,

Mƣời lăm năm lại tình cờ gặp nhau. Cuộc vui chớ gợi tiếng sầu, Tri âm ta lại bắt đầu tri âm.”

(Gặp cô đầu Khanh–Dƣơng Tự Nhu)

“Tiễn ai chi liễu Giang đình,

Bận ai chi mối tơ tình vƣơng chơi.

Biết ai còn nhớ đến lời, Hỏi ai còn nhớđến ngƣời xa xa.”

(Tặng cô đầu Cần–Dƣơng Khuê)

Với giọng điệu vô cùng tha thiết, nhà thơ nhƣ muốn trao gửi tất cả tâm tình, nỗi lòng đến cô đầu. Giữa tài tử và giai nhân luôn dành cho nhau những tình cảm đặc biệt nhƣng kết cục không hề vui vẻ, những mối tình ấy có lẽ chỉ đẹp và sống đƣợc trong tâm tƣởng của cả hai chứ thực tế thì chúng thật sự ngắn ngủi, chóng vánh. Giọng điệu buồn man mác này còn đƣợc thể hiện qua bài thơ

“Non cao những ngóng cùng trông Suối tuôn dòng lệ chờ mong tháng ngày

Xƣơng mai một nắm hao gầy Tóc mây một mái đã đầy tuyết sƣơng”

(Thề non nƣớc– Tản Đà)

Đoạn thơ không chỉ dừng lại là giọng điệu buồn cho tình yêu mà còn cho quê hƣơng, đất nƣớc “Giọng điệu bao trùm cả đoạn trích trên là giọng trữ tình cảm thƣơng, thể hiện sự mong chờ mòn mỏi một ngày kia đất nƣớc đƣợc trở về

thời vàng son nhƣ trƣớc, những giọt lệ đã cạn khô cho thấy ngƣời dân Việt đã

khó cạn nƣớc mắt vì quê hƣơng vì đất nƣớc” [13, 93]. Có thể nói, thông qua giọng điệu buồn da diết khi kể về nỗi mong nhớ, sự thủy chung, đợi chờ giữa cô đầu và quan viên, tâm tƣ thầm kín của Tản Đà với dân tộc đã đƣợc đƣa vào một cách đầy ý nhị và sâu sắc.

Bên cạnh đó, giọng điệu cảm thƣơng, trân trọng cũng đƣợc nhiều tác giả thể hiện khi viết về tài năng, phẩm chất của cô đầu.

Trong truyện Thề non nƣớc, nhân vật khách đã không ít lần thốt lên những lời thán phục, ca ngợi cô đầu Vân Anh: “lại nghĩ nhƣ ngƣời ả đào đó, trông cũng xinh xắn và cũng có phong cách, sao không đƣợc có đông khách hát mà ăn ở bần tiện đến nhƣ thế”, “nghĩ nhƣ chị, ngƣời nhƣ thế, tài hoa nhƣ thế, mà sao không thấy nổi tiếng”, “đó là lúc quý nƣơng đắc ý, mới thật là một đóa hoa đào trong gió đông”… Khách đã đồng cảm với hoàn cảnh nghèo khó và thật sự quý trọng, tài năng, nhân cách của cô đầu. Là cô đầu trong giai đoạn đầy hỗn tạp, khi mà ca quán giả danh mọc lên nhƣ nấm thì những cô đầu đƣợc nhà văn dành một tình cảm đặc biệt nhƣ Vân Anh thật là hiếm có.

Trong một số bài thơ, giọng điệu trân trọng cũng đƣợc nhiều tác giả sử dụng:

“Mối tơ duyên vừa độ thanh xuân, Tài sắc ấy bắc đồng cân coi cũng phỉ.”

(Tặng cô đầu Văn –Dƣơng Tự Nhu)

“Quân ƣng hồng phấn cổ danh ca. Khách trâm anh với khách quần thoa, Cách phong nhã hào hoa là thế thế.”

(Tặng cô đầu Kim–Dƣơng Tự Nhu)

“Ƣớm hỏi khách biết chăng chẳng biết,

Thƣơng cho tình mà lại tiếc cho tài.”

(Tặng cô đầu Phẩm–Dƣơng Khuê)

Tóm lại, tuy có lúc các tác giả mỉa mai, chế giễu cô đầu nhƣng giọng điệu cảm thƣơng, trân trọng vẫn là chất giọng chủ đạo trong rất nhiều sáng tác thuộc giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930. Đó là những lời tâm tình sẻ chia, an ủi đầy chân thành, ấm áp xuất phát từ tình cảm và trái tim nhân hậu của các nhà văn, nhà thơ.

Tiểu kết chƣơng III

Khi miêu tả nhân vật cô đầu trong giai đoạn văn học từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930, các tác giả đã thể hiện đƣợc tài năng nghệ thuật và phong cách độc đáo. Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xƣơng, Dƣơng Khuê, Dƣơng Tự Nhu, Tản Đà… mỗi ngƣời đều mang lại một dấu ấn riêng, đóng góp to lớn cho bức tranh văn học về một nhân vật đặc biệt.

Về thể loại, có hai thể loại thƣờng đƣợc sử dụng là hát nói và thơ Nôm Đƣờng luật. Trong đó, hát nói làm một thể thơ đƣợc sử dụng riêng trong ca trù và mang dấu ấn dân tộc mạnh mẽ. Ngoài ra, các thể loại khác nhƣ truyện ngắn, truyện vừa, thơ lục bát, thơ trƣờng thiên… cũng có những giá trị quan trọng, góp phần làm nên những áng văn chƣơng về nhân vật cô đầu.

Về ngôn ngữ, chất bác học và chất bình dân trong các sáng tác về cô đầu là điều mà chúng ta nhận thấy rất rõ. Khi miêu tả về chân dung nhân vật bằng tình cảm trân trọng, các nhà văn, nhà thơ sử dụng ngôn từ trau chuốt, hoa mỹ. Khi bày tỏ thái độ chế giễu hoặc khắc họa cảnh sống thƣờng nhật thì chất bình dân của ngôn từđã phát huy tác dụng, làm cô đầu hiện lên tự nhiên, chân thật.

Về nghệ thuật miêu tả nhân vật, các hình ảnh tƣợng trƣng, công thức, mang dấu ấn của thơ ca cổ xƣa vẫn đƣợc sử dụng. Bên cạnh đó, hình thức so sánh cũng đóng một vai trò nhất định trong miêu tả cô đầu, thông thƣờng cô đầu sẽ đƣợc đặt trong thế đối sánh với tài tử, qua đó làm bật nổi lên tài hoa, phẩm chất của các nàng.

Về không gian và thời gian nghệ thuật, nhân vật cô đầu đã đƣợc các nhà văn, nhà thơ đặt trong những không gian cụ thể (không gian nhà riêng, ca quán…), thời gian đa dạng (tuyến tính, hồi tƣởng, ngày tết, ban đêm…). Những không gian và thời gian ấy góp phần không nhỏ trong việc diễn tả tâm lý cũng nhƣ đời sống của cô đầu.

Về giọng điệu, giọng khôi hài, giễu cợt và giọng cảm thƣơng, trân trọng là hai chất giọng xuyên suốt trong các tác phẩm. Chúng có vai trò rất lớn trong việc thể hiện thái độ, tình cảm của tác giả. Thông qua giọng điệu, ta thấy đƣợc cái nhìn, tấm lòng yêu thƣơng, đồng cảm hay sự thiếu trân trọng của các nhà văn, nhà thơ đối với cô đầu rất rõ nét.

KẾT LUẬN

1. Ca trù là một bộ môn nghệ thuật lâu đời, độc đáo và có ý nghĩa đặc biệt với đời sống tinh thần của ngƣời Việt Nam. Kể từ khi có sự xuất hiện của nghệ thuật ca trù, cô đầu đã trở thành chủ nhân của môn nghệ thuật này. Trải qua nhiều thời kỳ biến động, cô đầu cũng có những thay đổi để thích nghi với thời đại và nghề nghiệp. Khi ca trù đƣợc sử dụng trong các nghi lễ, cô đầu chính là những ngƣời đại diện cho cộng đồng, đƣợc tuyển chọn hết sức kỹ càng. Khi nó trở thành hình thức giải trí, cô đầu chính thức là những ngƣời nghệ sỹ chuyên nghiệp, không gian hoạt động cũng đƣợc mở rộng ra các ca quán ở thành thị chứ không còn chỉ giới hạn ở các đình miếu. Đặc biệt, vào thời kỳ ca trù biến chất, cô đầu đã có những sự thay đổi đầy phức tạp, biểu hiện rõ nhất là sự phân hóa thành cô đầu hát và cô đầu rƣợu, từ đó ca trù cũng dần bƣớc vào giai đoạn suy tàn sau những năm tháng phồn thịnh.

2. Xuất hiện với tƣ cách là một con ngƣời có thật trong đời sống, cô đầu đã bƣớc vào văn chƣơng một cách sống động và chân thật nhất. Bƣớc đầu đi vào sáng tác từ thế kỷ XV, đến thế kỷ XVIII cô đầu và nhà Nho đƣợc xem nhƣ một cặp đôi song hành trong văn học. Cô đầu ngày càng khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho nhiều văn nhân nghệsĩ, văn nhân viết về thân phận của họnhƣ đang viết về cuộc đời của chính mình. Đặc biệt, vào giai đoạn từ nửa cuối thế kỷXIX đến năm 1930, với sự phong phú về số lƣợng tác giả, tác phẩm cũng nhƣ sựđa dạng trong cách thể hiện, nhân vật cô đầu đã chiếm một vị trí nhất định trong các sáng tác thời ấy, trở thành nguồn cảm hứng, đối tƣợng phản ánh của các nhà văn, nhà thơ với nhiều góc độ, cái nhìn khác nhau.

Thông qua sự khảo sát tác phẩm của 5 tác giả tiêu biểu: Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xƣơng, Dƣơng Tự Nhu, Dƣơng Khuê, Tản Đà trên cả hai bình diện nội dung thể hiện và nghệ thuật xây dựng nhân vật cô đầu, chúng tôi nhận thấy rằng

đó là hai mặt gắn bó mật thiết, không tách rời nhau. Các tác giả đều có sự đầu tƣ ở cả hai mặt để tạo nên một chỉnh thể nghệ thuật hoàn chỉnh, đƣợc ngƣời đời sau công nhận, có một sức lan tỏa mang tính thời đại, để khi nhắc đến cô đầu ngƣời đọc sẽ nghĩ ngay đây thực sự là một hình tƣợng nhân vật văn học thực thụ.

3. Về phƣơng diện nội dung, các tác giả đã khắc họa thành công bức chân dung nhân vật cô đầu trên mọi khía cạnh: nhan sắc, tài năng, tính cách, phẩm chất. Họ xuất hiện trong các tác phẩm đa phần đều có dung nhan xinh đẹp, trẻ trung; tài hoa vƣợt trội bao gồm cả tài đàn, hát, thơ văn. Bên cạnh đó, những ngƣời con gái ấy luôn mang trong mình sự tự ý thức về nhân cách, phẩm giá và khát khao tình yêu, hạnh phúc mãnh liệt.

Tuy nhiên, đi cùng với sự biến thiên của thời cuộc, một bộ phận cô đầu không còn là ngƣời biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp mà tiến rất gần đến nghề buôn phấn bán hƣơng. Những biểu hiện tha hóa của nghề nghiệp và chính bản thân cô đầu đƣợc các nhà văn, nhà thơ đƣa vào trang viết với thái độ dứt khoát, rạch ròi. Đó là những cô đầu “cũng liều bán phấn chơi xuân”, “Điền sản tƣ cơ

mấy cũng nghèo”, “dan díu mấy đêm ngày” trong thơ Trần Tế Xƣơng, là những cô “nhớ nỗi mây mƣa”, “bệnh đông phong sao khéo nực cƣời” trong thơ Dƣơng Khuê hay có hành động “õng ẹo với làng Nho”trong thơ Nguyễn Khuyến…

Một điều đáng nói là dù lựa chọn cách sống nào thì hầu hết tất cả họ đều không thoát khỏi số kiếp “hồng nhan bạc mệnh” khi phải hứng chịu những điều tiếng, sự bất hạnh từ đời sống thƣờng nhật lẫn sự đau thƣơng trong tâm hồn. Đó là cô đầu Vân Anh trong Thề non nƣớc của Tản Đà phải sống trong sự nhớ thƣơng khắc khoải về ngƣời khách mình từng gặp lúc cơ hàn; là cô đầu Hai, cô đầu Cần, cô đầu Oanh trong thơ Dƣơng Khuê với đƣờng tình duyên hẩm hiu và phải chịu sự đàm tiếu từ ngƣời đời; là những cô đầu không tên trong thơ Trần Tế Xƣơng phải sống trong cảnh túng thiếu khi tết đến xuân về… Tất cả họ đƣợc

miêu tả sinh động với mọi cung bậc, tính cách, số phận trong những hoàn cảnh cụ thể.

Thông qua việc xây dựng nhân vật, các tác giả bộc lộ rõ thái độ, tình cảm của mình với cô đầu - một con ngƣời vốn gây nhiều tranh cãi trong xã hội. Đó có thể là sự mỉa mai, chế giễu trong thơ Trần Tế Xƣơng; là sự cảm thông, trân trọng, đồng cảm trong sáng tác của Tản Đà, Dƣơng Tự Nhu hay những cảm xúc phức tạp trong thơ Dƣơng Khuê, Nguyễn Khuyến. Chúng góp phần thể hiện cái nhìn đa dạng, đa chiều của thi nhân và gây sự thú vị, thu hút đối với ngƣời đọc. Qua đó, chúng ta đánh giá đƣợc sự tiến bộ hay bảo thủ của nhà Nho và giải tỏa đƣợc phần nào cái nhìn định kiến, khắt khe với nhân vật cô đầu.

4. Về phƣơng diện nghệ thuật, mỗi tác giảđều có một phong cách sáng tác riêng khi xây dựng nhân vật cô đầu. Thể loại đƣợc sử dụng đa dạng, phong phú với thơ hát nói, thơ Nôm Đƣờng luật, thơ trƣờng thiên, thơ lục bát, truyện vừa, truyện ngắn… Về ngôn ngữ, các tác phẩm có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất bác học và chất bình dân, đời thƣờng cùng với việc vận dụng một số thủ pháp miêu tả cô đầu nhƣ sử dụng hình ảnh tƣợng trƣng, ƣớc lệ, hình thức so sánh… đã làm chân dung nhân vật hiện lên nổi bật, rõ nét. Ngoài ra, cô đầu còn đƣợc nói đến trong những khoảng thời gian và không gian cụ thể, độc đáo, nó đóng nhiệm vụ tô đậm cuộc sống thƣờng nhật và đời sống tâm lý của các nàng. Cuối cùng

Một phần của tài liệu Khoá luận nhân vật cô đầu trong văn học việt nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 (qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu) (Trang 157 - 177)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)