Nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng hình tƣợng nhân vật cô đầu thể hiện ở việc tác giả lựa chọn và sử dụng các hình ảnh. Chúng phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan của tác giả, bám sát và thể hiện cuộc sống mà ngƣời nghệ sỹđang cảm nhận. Qua đó, ngƣời đọc sẽ thấy đƣợc quan điểm sáng tác và phong cách độc đáo của từng ngƣời.
Khi miêu tả ngoại hình và tài năng của cô đầu, các tác giả thuộc giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 thƣờng sử dụng các hình ảnh ƣớc lệ, tƣợng trƣng. Vì vậy, tuy không đặc tả từng chi tiết cụ thể nhƣng dáng dấp của cô đầu vẫn hiện lên rõ nét, sống động. Điều này là do tác giả khéo léo đƣa những hình ảnh đặc thù gắn liền với phụ nữ xƣa nay hoặc những hình ảnh mang tính chất gợi tả cao vào tác phẩm. Chúng không kém phần cổxƣa và hoa mỹ:
“Quân thịphong lƣu hồng phấn khách”
Dịch nghĩa:
“Nàng là khách phong lƣu hồng phấn”
(Tặng cô đầu Văn –Dƣơng Tự Nhu)
“Kìa liễu lục đào hồng tri kỷ đó.
Hỏi những lúc gió trăng, trăng gió,
Biết yêu hoa dễ có mấy ngƣời. Than ôi sắc nƣớc hƣơng trời.”
(Tặng cô đầu Phú – Dƣơng Tự Nhu)
“Vẻ xinh xinh mày liễu má đào. Bấy lấu nay trộm nhớ thầm yêu,”
(Tặng cô đầu Kim–Dƣơng Tự Nhu)
Các hình ảnh nhƣ “phong lƣu hồng phấn”, “liễu lục đào hồng”, “sắc
thuật nhằm làm nổi bật vẻ đẹp kiêu sa, rạng rỡ, tuyệt trần của cô đầu. Các nàng mang dáng dấp của những mỹ nhân thời xƣa với dung mạo “nghiêng nƣớc
nghiêng thành”, đắm say lòng ngƣời. Nó gợi cho chúng ta nhớ đến những câu thơ Đƣờng viết về ngƣời kỹ nữ:
“Tây Thi mạn đạo hoán xuân sa, Bích Ngọc kim thì đấu lệ hoa.
My đại đoạt tƣơng huyên thảo sắc, Quần hồng đố sát thạch lựu hoa. Tân ca nhất khúc lệnh nhân diễm,
Tuý vũ song mâu liễm mấn tà. Thuỳ đạo ngũ ty năng tục mệnh,
Khƣớc nghi kim nhật tử quân gia.”
Dịch nghĩa:
“Nghe nói Tây Thi giặt lụa bên bờ suối xuân Hiện nay Bích Ngọc đang thi tài sắc với Lệ Hoa
Màu xanh đậm trên mi mắt lấn lƣớt sắc cỏ huyên Sắc đỏ của quần áo làm hoa lựu đá phải ghen ghét Một ca khúc mới làm mọi ngƣời ƣa mến
Đôi mắt say múa dƣới mái tóc chải lệch Ai bảo đeo chỉ năm màu có thểtăng tuổi thọ?
Chứ ta nghi hôm nay ta sẽ chết ở nhà nàng mất thôi”
(Ngũ quan nhật kỹ - Vạn Sở)
Không dừng lại ở việc miêu tả nhan sắc, các nhà thơ còn dùng những hình ảnh này để khắc họa phẩm chất, tình cảm của cô đầu:
“Hỏi tình quân rằng phải thế hay không. Buổi tân tri chƣa vƣớng lục lây hồng,”
(Vợ ghen với cô đầu Oanh–Dƣơng Khuê)
“Ai nhớ ai luống những tần ngần,
Để quạt ƣớc hƣơng nguyền chờđợi đó.”
(Tặng cô đầu Cần – Dƣơng Khuê)
Việc sử dụng hình ảnh ƣớc lệ đã tạo nên những sắc thái thẩm mỹ mới lạ nhƣng không quá xa rời cuộc sống, phù hợp với nhiều đối tƣợng độc giả khác nhau. Bởi nhà thơ đƣa tƣợng trƣng, ƣớc lệ vào thi phẩm một cách phù hợp và có chừng mực nhất định.
Bên cạnh những hình ảnh ƣớc lệ đã trở thành công thức thì hình thức so sánh cũng là một thủpháp đƣợc sử dụng thƣờng xuyên để miêu tả ngoại hình và phẩm chất của cô đầu. Đặc biệt, cô đầu thƣờng đƣợc đặt trong thế đối sánh với cái tài, cái phong lƣu, nho nhã của tài tử. Qua đó, chúng ta thấy đƣợc sự cân xứng tài sắc giữa tài tử - giai nhân và làm nổi bật các phẩm chất đáng quý của cô đầu:
“Ngã thịphong lƣu hiền Thái thú,
Quân ƣng hồng phấn cổ danh ca. Khách trâm anh với khách quần thoa, Cách phong nhã hào hoa là thế thế.”
Dịch nghĩa hai câu thơ chữ Hán:
“Ta là quan thái thú phong lƣu mà hiền
Nàng là cô đầu đẹp hát hay có tiếng”
(Tặng cô đầu Kim–Dƣơng Tự Nhu)
“Lang thị tiền thân Bồng uyển khách, Thiếp tầng lƣu lạc Hán gia cung.”
Dịch nghĩa:
Thiếp từng bịđày xuống chốn Hán Cung”
(Tặng cô đầu Phú–Dƣơng Tự Nhu)
“Quân khứlƣu tình Tô chử nguyệt, Khách quy tần vọng Nhĩ Hà vân.”
Dịch nghĩa:
“Ngƣời đi để lại mối tình ởdƣới trăng bến Tô Lịch, Khách về thƣờng trông thấy mây sông Nhĩ Hà”
(Tặng cô đầu Cần – Dƣơng Khuê)
Nhan sắc, tài năng, phẩm chất của cô đầu đƣợc đặt trong thế đối sánh với phẩm cách của tài tử. Mà tài tử ởđây không ai khác chính là bản thân các tác giả. Với cách so sánh nhƣ thế, cô đầu vừa đƣợc khẳng định qua cái nhìn chủ quan của tác giả, vừa đƣợc nâng tầm ngang hàng với những con ngƣời tài hoa, đa tình. Công thức đối sánh giữa giai nhân và tài tử đã trở thành quen thuộc trong thơ ca cổ, giai nhân vì nhan sắc mà bất hạnh thì tài tử vì tài năng mà luân lạc. Qua đây, chúng ta thấy đƣợc thái độ trân trọng và tình cảm của các tác giả dành cho cô đầu.
Không dừng lại ở thơ, trong truyện Thề non nƣớc, Tản Đà cũng sử dụng hình thức so sánh khi nói về cuộc đời và thân phận của Vân Anh. Bên cạnh đặt nhân vật trong thế đối sánh với tài tử thông qua các lần đề thơ, tâm sự thì cuộc đời thăng trầm của nàng đã đƣợc tác giả so sánh với nhiều hình ảnh độc đáo, giàu ý nghĩa. Ngay từ đầu truyện, Tản Đà đã có sự so sánh nhằm gợi nỗi thƣơng cảm về con ngƣời tài sắc bị hoàn cảnh vùi dập “vụt nghĩ thân thế con ngƣời ta, nhiều ngƣời bổn lĩnh thật quang sáng mà phải những cảnh ngộ ác nghiệp làm
cho đến u âm sầu thảm, khác gì mặt giăng vốn trong sáng mà có khi phải luồng những đám mây vô lại kia; bỗng lại nghĩ thân thế con ngƣời ta, có khi thật nhƣ đám mây bay tán loạn, bầu giời vô hạn, biết đâu là chỗ về”. Khi Vân Anh lên
Hàng Giấy, nàng đƣợc so sánh “nhƣ một vừng giăng sáng ởdƣới đáy hồ thu”để tô đậm thêm sự vang danh “thanh giá lộng lẫy” của nàng. Ở phần cuối truyện, cả cuộc đời của Vân Anh đã đƣợc vị khách so sánh nhƣ giấc mộng “Con ngƣời ta ởđời, dù sang hay hèn, đều chỉ là một giấc mộng… Mộng thời tất có tỉnh. Sau lúc tỉnh mà nghĩ lại trong giấc mộng, thế nào thời khoan khoái, thế nào thời không khoan khoái, tất có khác nhau”, qua đó tác giả muốn thức tỉnh nàng hãy lƣa chọn một cuộc sống mới. Những lần so sánh của nhà văn khi miêu tả Vân Anh đều hết sức đắt giá, cho thấy tài năng nghệ thuật và sự trân trọng của ông với nhân vật.
Nhƣ vậy, nhân vật cô đầu trong văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 đã đƣợc miêu tả qua cả ngoại hình và phẩm chất bằng một số thủ pháp nghệ thuật đặc sắc. Hình ảnh thơ trong các tác phẩm phần nhiều là các hình ảnh tƣợng trƣng, công thức theo quy chuẩn truyền thống. Bên cạnh đó, hình thức so sánh cũng có một vai trò nhất định trong việc miêu tả nhân vật. Chúng đã góp phần làm lan tỏa cái hay, cái đẹp của thi pháp văn chƣơng cổxƣa đến mọi ngƣời.