Mỗi cô đầu, mỗi cái tên đều có một cuộc sống riêng, số phận riêng nhƣng phần lớn cuộc sống của họ không thoát khỏi hai từ thiếu thốn, tủi nhục “Thân
phận của những đào nƣơng sau những biến chuyển của thời cuộc có thể có nhiều ngã rẽ khác nhau: có kẻ bỏ nghề, có kẻ vẫn tiếp tục bám trụ với nghề ca xƣớng
để kiếm kế sinh nhai, nhƣng vẫn có một đáp án chung là một cuộc sống vô cùng
bi đát khi nhan sắc tàn phai. Những danh tiếng, tài hoa, nhan sắc một thời chỉ
giống nhƣ gió thoảng mây trôi, những vàng son thƣở trƣớc bị sự bạc tình của
ngƣời đời xóa mờ đi hết” [26, 66]. Đời sống nghèo khó, bị ngƣời đời khinh khi, dè bỉu, thậm chí phận số ngắn ngủi, yểu mệnh chính là nét chung của cô đầu trong các sáng tác nửa cuối thế kỷXIX đến năm 1930.
Sự thiếu thốn về vật chất của cô đầu đƣợc nói đến khá nhiều trong sáng
tác của Trần Tế Xƣơng, Dƣơng Khuê, Tản Đà… Trong bài Cảnh tết nhà cô đầu, Trần Tế Xƣơng đã vẽ nên bức tranh khá trần trụi về cuộc sống thực không mấy dƣ dả của cô đầu:
“Chị hỡi chịnăm nay túng lắm, Biết làm sao tết đến nơi rồi!
Mới ngày nào chị mua muối cùng tôi, Ngoảnh mặt lại hàng vôi nay đã bán.
Này nụ, này hoa, này hài, này hán,
Pháo, tranh tầu Hƣơng Cảng mới đƣa sang.
Chị cùng em sắm sửa lo toan,
Muốn mua chịu sợ nhà hàng ngại lạ.”
(Cảnh tết nhà cô đầu– Trần TếXƣơng)
Thông thƣờng, ngày tết là lúc ngƣời ta sẽ sắm sửa, trang hoàng nhà cửa, chăm sóc cho bản thân sau một năm vất vả, nhọc mệt. Nhƣng với cô đầu, tết đến chính là một gánh nặng. Chữ “túng” cho thấy sự thiếu thốn đến cùng cực, bao nhiêu thứ bày ra trƣớc mắt nhƣng cô đầu nào có khả năng sắm sửa. Chẳng còn cách nào khác, họ phải “Cũng liều bán phấn chơi xuân” (Có bản chép: “Cũng
liều bán váy chơi xuân”). Các nàng đã bị cuốn theo dòng chảy của đồng tiền và từ đó rơi vào con đƣờng buôn phấn bán hƣơng. Đây chính là bi kịch của những cô đầu nghèo, sự thiếu thốn đã vùi dập đi khát khao, tài năng và cuộc đời của họ.
Vì sự mƣu sinh ngay cả lúc bệnh tật, yếu ớt, cô đầu cũng phải gƣợng dậy ca hát theo yêu cầu của khách:
“Trộm nghe sƣơng tuyết hơi hơi, Cơm sơi mấy, thuốc sơi dãn mấy. Thức hay ngủ, cớsao nhƣ vậy,
Hãy tung màn gƣợng dậy làm vui.”
(Thăm cô đầu ốm –Dƣơng Khuê)
Mƣợn câu chuyện thăm cô đầu bị bệnh để kêu nàng ngồi dậy ca hát mua vui, mặc dù dụng ý của Dƣơng Khuê trong bài thơ có đôi chút chế giễu nhƣng cũng phần nào cho thấy sự khó khăn và đáng thƣơng của cô đầu. Sự việc này làm ta nhớ đến chuyện Nguyễn Khản là anh trai của cùng cha khác mẹ với
Nguyễn Du bắt con hát có tang trở phải phục vụ, không cho nghỉ về. Mang thân phận là kiếp xƣớng ca dù có mệt mỏi, buồn khổ đến đâu thì khi khách yêu cầu mình vẫn phải đáp ứng:
“Tiện đây hỏi một đôi lời,
Lòng chiều khách đã xuôi xuôi thế chửa?
Đàn cầm sắt gẩy chơi khúc nữa,
Rƣợu hoàng hoa còn chứa hay không? Rằng vâng xin cũng chiều lòng.”
(Thăm cô đầu ốm –Dƣơng Khuê)
Công việc mua vui cho thiên hạ không nhẹ nhàng, thoải mái nhƣ ngƣời đời thƣờng nghĩ mà phải hi sinh rất nhiều, đặc biệt ngay đến cảm xúc, thể chất cũng không đƣợc tự do “các cô đầu là những con vật ở trong tay các bà chủ sai khiến. Nhiều bà “chủ đầu” trục lợi quá đáng đến nỗi dùng các cô đầu ban đêm để tiếp khách mà ban ngày là đầy tớ, con sen” [3, 177]. Tất cả điều này đều xuất phát từ chính cuộc sống nghèo khó, thiếu thốn của cô đầu mà ra.
Một bi kịch khác trong cuộc sống của cô đầu chính là việc họ phải hứng chịu nhiều điều tiếng, đàm tiếu. Họ có thể là những cô đầu có nhan sắc tuyệt
trần, giọng hát làm đắm say lòng ngƣời, ngón đàn uyển chuyển hay tài văn chƣơng sâu rộng. Tuy nhiên, sống trong bất cứ thời kì nào họ cũng ít khi đƣợc trân trọng mà ngƣợc lại thƣờng bị xã hội ghẻ lạnh, xa lánh. Từ xa xƣa, cha ông ta đã quan niệm: “Lũ xƣớng ca vô loài là một tầng lớp vô luân. Họ bị coi là vô luân không phải vì họ sa đọa, chính sự sống của họ cũng không phải là sa đọa, mà chỉ vì những vai trò của họđóng khi xƣớng hát: khi diễn xƣớng ngƣời con có thể đóng một vai vua và ngƣời cha đóng vai bày tôi quỳ lạy, anh em ruột có thể đóng đôi vợ chồng, và vợ chồng lại có thể đóng vai mẹ con hoặc cha con… Tất cả cái vô luân là ởđây, ở đấy luân thƣờng đã không còn nữa, mặc dầu chỉ trong những
lúc trình diễn” [26, 81]. Định kiến đối với cô đầu muôn đời không bao giờ thay đổi dù cho họ có là những con ngƣời của nghệ thuật thực thụ.
Trong bài Vợ ghen với cô đầu Oanh, Dƣơng Khuê cho ta thấy sự oan ức, tủi nhục mà cô đầu phải gánh chịu:
“Ghen nhau chi cái tình đời,
Đem gƣơng đố nữ đối ngƣời phong huê. Tin xuân thỏ thẻđi về,
Mảng vui oanh nói, mà e liễu hờn.”
(Vợ ghen với cô đầu Oanh–Dƣơng Khuê)
Đến giai đoạn này, cô đầu bị xem là mầm mống của những tệ nạn xã hội, là nguyên nhân phá vỡ hạnh phúc gia đình, làm ngƣời khác tán gia bại sản. Sống không thể ngẩng mặt lên nhìn đời, bị ngƣời khác rẻ rúng, hiểu lầm chính là sự phũ phàng mà xã hội mang lại cho cô đầu.
Trong truyện Thề non nƣớc (Tản Đà), vị khách đã khéo léo nhắc nhở Vân Anh về những điều tiếng mà nàng phải chịu và khuyên nàng hãy từ bỏ cảnh sống hiện tại để giữ gìn phẩm giá. Từng lời nói của khách là sự ám chỉ thực tế của nghề hát xƣớng, dù cho nhân cách đẹp đẽ đến đâu thì ít nhiều nàng cũng sẽ bị miệng đời chê bai, rất dễ sa ngã. Ông viết: “Những ngƣời không cần trong sạch thời không cần giữ, đành đã không kể. Nhiều ngƣời muốn trong sạch mà không giữ đƣợc, là bị cảnh ngộ làm hại, ấy xƣa kia hiền nhân quân tử đã thƣờng…”. Ngay bản thân nàng cũng nhận thức rõ điều này từ lúc bƣớc chân vào nghề nghiệp “huống hồ là một ngƣời cô đầu biết đôi ba câu thơ, còn lấy gì làm có giá
đƣợc… Những cái sự ấy bây giờ đã không ai coi ra gì”.
Không những lúc sống mà khi đã chết, thế gian vẫn không ngớt những định kiến với cô đầu. Ngƣời xót thƣơng cho nghề nghiệp bạc bẽo thì ít mà kẻ lấy đó làm chuyện để bàn tán thì nhiều. Trong Kiếp phong trần, khi cô đầu Cúc qua
đời, cái chết của nàng đƣợc đƣa ra làm đề tài để bàn luận, họ bịa đặt ra đủ thứ chuyện để kể. Nào là “Ông Cửu nhân súng đi tuần, cầm nhầm vào đầu để thị oai”, “khẩu súng treo ở vách mà chị Cúc đứng dậy đụng phải”, “Ấy thời là một sự vô ý mà bỡn quá hóa thật”… Trừ cô Hai Đào, không một ngƣời nào nhỏ một giọt lệ cho cuộc đời ngắn ngủi, bạc bẽo ấy cả. Sự đáng thƣơng mà cô Cúc hứng chịu gợi cho ta nhớ đến kỹ nữ Đạm Tiên trong Truyện Kiều, khi chết vẫn không tránh khỏi những oan ức, tủi hổ:
“Sống làm vợ khắp ngƣời ta
Hại thay thác xuống làm ma không chồng
Nào ngƣời phƣợng chạ loan chung?
Nào ngƣời tiếc lục than hồng là ai?
Đã không kẻ đoái ngƣời hoài…”
(Truyện Kiều– Nguyễn Du)
Một bi kịch khác của cô đầu chính là cuộc sống mỏng manh, nhiều bất trắc. Nhân vật cô đầu Cúc trong Kiếp phong trần của Tản Đà là minh chứng rõ nhất cho sự bất hạnh này. Cô Cúc đã bị một sự cố bất ngờ và ra đi mãi mãi
“Khoảng hai giờ đêm ở một làng gần huyện nghe có tiếng sung nổ. Tiếng súng
ấy, ngƣời thật không biết thời ngợ là có cƣớp; ngƣời hơi biết thời bảo là súng của ông Cửu ở làng ấy đi tuần; song chỉ là một viên đạn vô tình ở trong bàn tổ tôm, mà viên đạn vô tình ấy đã làm cho cái đời phồn hoa của chị Cúc cháy xém ra gio vậy”. Chỉ vì một viên đạn mà cuộc đời truân chuyên của ngƣời phụ nữ đã kết thúc. Điều này khiến cho tác giả phải thốt lên rằng:
“Nỗi riêng khôn xiết thƣơng mình Thƣơng ai luống lại lệtình tuôn rơi.”
Nhìn chung, số phận của cô đầu là một chuỗi dài những thiếu thốn, tủi nhục. Sống trong hoàn cảnh nhƣ vậy nên nhan sắc, tài năng của họ bị dập vùi
không thƣơng tiếc. Ngay từ khi bƣớc vào nghiệp cầm ca, họđã không đƣợc nhìn nhận một cách công bằng và theo thời gian thì thân phận ấy càng đáng thƣơng, tội nghiệp hơn cả.