Theo Iu. Lotman “Không gian mang ý nghĩa làm nên viễn cảnh cho nhân vật. Không gian đó định hƣớng hành động nhân vật. Sự khu biệt làm nên ngôn ngữ không gian” [23, 84]. Không gian nghệ thuật không chỉ gắn liền với không gian tồn tại của con ngƣời mà nó còn gắn với cách ứng xử, hành động của con ngƣời trong không gian ấy. Khi xây dựng hình tƣợng nhân vật cô đầu, có hai không gian thƣờng xuyên xuất hiện chính là không gian nhà riêng và không gian ca quán. Nếu nhƣ ca quán có sự tấp nập, nhộn nhịp thì nhà riêng lại thƣờng gắn với những diễn biến tâm lý phức tạp của cô đầu.
Không gian nhà riêng chính là nhà ở của cô đầu. Đồng thời, đó cũng có
thể là nơi các nàng phục vụ nhu cầu nghe hát của khách chơi. Nhà riêng của cô đầu thƣờng gắn với sự nghèo khó, thiếu thốn đến cùng cực nhƣng cũng chất chứa nhiều kỷ niệm, bi kịch của họ.
Trong phần “thanh lƣơng” của truyện Thề non nƣớc, cô đầu Vân Anh đƣợc miêu tả trong chính ngôi nhà của mình. Đó là cảnh “trong nhà có hai gian
bằng tre, chỗ ngồi uống nƣớc đó kê một đôi trƣờng kỷ tre, một cái án thƣ, bên
trong còn một cái tủ chè bằng gỗ tạp; một gian bên thời có hai cái giƣờng kề
liền nhau, cũng có hai cái chiếu cạp đỏ đã cũ, bên giƣờng trong có mắc một cái màn trắng cũ và vá”. Cảnh nhà Vân Anh vô cùng ọp ẹp, nhếch nhác, không hề
giống nhƣ nhà cô đầu mà chúng ta thƣờng nghĩ. Đứng trƣớc cảnh ấy, khách phải thốt lên “vào chơi nhà cô đầu, quang cảnh thế này, nghĩ thật buồn”. Cái nơi chật chội, nhếch nhác ấy chính là không gian sinh trƣởng và nuôi lớn một cô đầu tài hoa, là nơi đƣa lại cho Vân Anh những xúc cảm mạnh mẽ khi thù tạc cùng vị khách.
Trong một số bài hát nói, không gian nhà riêng của cô đầu cũng đƣợc các tác giảđiểm qua:
“Của này ý hẳn trong nhà có, Hay cậy ngƣời mua ởnƣớc nào?”
(Tặng ngƣời quen– Trần TếXƣơng)
“Thức hay ngủ, cớsao nhƣ vậy,
Hãy tung màn gƣợng dậy làm vui.”
(Thăm cô đầu ốm –Dƣơng Khuê)
Có thể nhận ra, nhà riêng của cô đầu thƣờng không có không khí vui vẻ, ấm cúng mà chúng ta thƣờng nghĩ. Ngƣợc lại, nó luôn diễn ra những chuyện buồn tủi, đáng thƣơng. Đó là cảnh cô đầu bị khách yêu cầu “gƣợng dậy làm vui”
dù đang ốm đau, bệnh tật, cảnh các nàng nhớ nhung về ngƣời mình yêu… Sống trong nhà mình nhƣng tâm trạng lúc nào cũng bẽ bàng, tủi nhục chính là bi kịch mà cô đầu từ đời thực hay văn chƣơng đều phải chịu đựng.
Không gian thứ hai xuất hiện thƣờng xuyên hơn là không gian ca quán.
Ca quán là “Nhà hát mở riêng chỉ để làm nơi phục vụ khách nghe hát” [3, 139]. Đó là nơi các văn nhân tài tử thƣờng xuyên lui tới để thƣởng thức tài năng, nhìn ngắm nhan sắc, trò chuyện cùng cô đầu. Một ca quán ở thành thị giai đoạn nửa cuối thế kỷXIX đến năm 1930 thƣờng tập trung cảcô đầu hát và cô đầu rƣợu. Vì vậy, tính chất phức tạp, hỗn loạn là điều đƣơng nhiên. Đối với những cô đầu
thực thụ thì đây là nơi để họ thi triển tài năng nhƣng thực chất tâm lý của họ cũng chẳng sung sƣớng là bao.
Cô đầu Vân Anh trong Thề non nƣớc sau những ngày “bĩ cực” cũng đã đƣợc vẻ vang, nổi tiếng. Cô chuyển hẳn ra Hàng Giấy và mở ca quán, đó là một không gian náo nhiệt “nghĩ sung sƣớng biết là nhƣờng bao”. Tuy thế, trong chính cảnh sống sung túc, sang trọng ấy, cô cảm thấy “cũng chẳng có sƣớng gì
cho thân”. Ca quán tấp nấp khách ra vào đồng nghĩa với việc nàng phải phục vụ, chiều khách sáng đêm, phải khoác lên mình sự niềm nở, vui cƣời dù trong lòng đang xót xa, ngao ngán. Không gian tấp nập, phồn hoa ấy mang lại cho Vân Anh danh tiếng, giàu có nhƣng đầy giả tạo, những tình cảm gắn bó thật sự nhƣ lúc còn ở nhà riêng nghèo khó thì hoàn toàn không có.
Không gian ca quán đôi khi lại chính là nơi xảy ra bi kịch, kết thúc cuộc đời của cô đầu tài hoa bạc mệnh. Trong Kiếp phong trần, cô đầu Cúc đã bị một viên đạn làm cháy xén tất cả cơ nghiệp và bản thân cũng thành cát bụi. Cuộc đời của cô Cúc sống trọn trong ca quán từ lúc sống đến khi chết. Nó là nơi nàng thăng hoa trong những câu hát, nơi chứng kiến cảnh ân ái giữa nàng và ông Cửu. Nhƣng giờ đây nàng lại chết chính trong cái ca quán ấy. Dùng không gian ca quán để thể hiện cái chết của Cô Cúc là dụng ý thể hiện cái cuộc đời bế tắc, lẩn quẩn, đáng thƣơng của một cô đầu tài hoa bạc mệnh.
Trong một số bài thơ, không gian ca quán cũng đƣợc nhắc đến gắn với sinh hoạt ca trù và cuộc sống nhộn nhịp đàn phách của cô đầu:
“Đêm qua anh đến chơi đây,
Giầy giôn anh diện, ô tây anh cầm,”
(Đi hát mất ô – Trần Tế Xƣơng)
“Hãy ngồi lại hát chơi khúc nữa,
(Tặng cô đầu Hai –Dƣơng Khuê)
“Nào ai khuê tú, ai tài tuấn
Lầu xanh gặp gỡ ngƣời làng chơi”
(Trần ai tri kỷ - Tản Đà)
Thông quan các nhan đề nhƣ “Đi hát mất ô”, “Ở nhà hát ngẫu hứng” và các cụm từ “chơi đây”, “xóm Bình Khang”, “lầu xanh”,… cho thấy cái không khí tấp nập nhƣng cũng không kém phần biến chất, tha hóa của hát ca trù. Ca quán dần dần không chỉ là nơi nghe hát mà còn là nơi dung chứa cho những cô gái bán buôn thân xác kiếm tiền, là mầm mống của các tệ nạn xã hội. Từ không gian nghệ thuật, ca quán trở thành không gian hỗn tạp, đầy rẫy những cạm bẫy
“không những hại cho vệ sinh chung mà lại còn là những nơi chứa biết bao sự
bất công, hà lạm, vô nhân đạo và phạm vào pháp luật” [3, 180].
Nhìn chung, nhân vật cô đầu trong văn chƣơng từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 chủ yếu đƣợc miêu tả gắn với không gian nhà riêng và ca quán ở nơi độ thị sầm uất. Không gian không quá rộng nhƣng đầy phức tạp đã góp phần làm hình tƣợng nhân vật cô đầu hiện lên rõ ràng, cụ thể trong trang viết.