Nguyên nhân của sự tha hóa

Một phần của tài liệu Khoá luận nhân vật cô đầu trong văn học việt nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 (qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu) (Trang 88 - 91)

Không phải tự nhiên mà cô đầu từ một con ngƣời có đầy đủ tài năng, nhan sắc, đạo đức, đƣợc tuyển chọn kĩ càng lại trở nên tha hóa, mang nhiều thói xấu. Nguyên nhân tha hóa của cô đầu ít đƣợc đề cập trong sáng tác của các tác giả giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930. Tuy nhiên, căn cứ vào các tƣ liệu lịch sử và sự tổng hợp từ nội dung tác phẩm, chúng ta phần nào xác định đƣợc một số lí do chủ yếu sau.

Nguyên nhân đầu tiên là do sự du nhập của văn hóa ngoại lai và lối sống thị thành. Lối sống của ngƣời Việt thời kì này chịu ảnh hƣởng nặng nề của

kinh tế hàng hóa, đồng tiền chiếm một vị trí trọng yếu trong đời sống, dần dần phá vỡ những mối quan hệ luân thƣờng đạo lí, tình nghĩa bị lép vế trƣớc lợi nhuận. Lối sống thị thành làm những ngƣời chủgiáo phƣờng trở thành kẻ “buôn thịt bán ngƣời” và cô đầu tự nguyện hoặc bị bắt buộc thành gái mại dâm, đem thân xác ra kiếm tiền. Ngoài ra, lối sống ấy cũng hình thành một tƣ duy phóng khoáng, thoải mái, có phần đi ngƣợc lại với truyền thống dân tộc. Nếu nhƣ giai đoạn trƣớc “Cô nào ban ngày đi đôi với ông quan viên làm diện ở đƣờng phố, hay hoặc đêm hôm thì thọt cùng với ông quan viên dắt nhau lên nhà hát, lên cao

thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX những chuyện này trở thành bình thƣờng, thậm chí còn đi xa hơn là dùng tình dục đểtrao đổi, mua bán.

Một nguyên nhân khác dẫn đến sự tha hóa chính là cái nghèo. Sự khó khăn, thiếu thốn về vật chất đã làm cô đầu không còn giữ nổi “thiên lƣơng” của bản thân. Cái nghèo của cô đầu xuất hiện lặp đi lặp lại trong các sáng tác của Trần Tế Xƣơng (Cảnh tết nhà cô đầu), Dƣơng Khuê (Tặng cô đầu Phẩm, Thăm cô đầu ốm), Tản Đà (Thề non nƣớc)… Một cuộc sống không đủ ăn đủ mặc, cái đói luôn hiện hữu trƣớc mắt thì khó làm cho những ngƣời phụ nữ chân yếu tay mềm ấy hết lòng hết sức vì nghệ thuật. Nếu nhƣ những cô đầu ở nông thôn ban ngày còn có thể làm đồng áng, ruộng vƣờn, nghề hát chỉ là nghề phụ thì ở thành thị, ca hát chính là kế sinh nhai duy nhất của họ, là thứ nuôi sống họ. Bản thân nghề hát cũng quá bấp bênh, ẩn chứa nhiều rủi ro nên buộc họ phải bằng mọi cách để có thể kiếm tiền, vƣơn lên giữa chốn đô thị phồn hoa, tấp nập.

Trong bài viết Các “mụ đầu” ngày nay đã mộ cô đầu và nuôi cô đầu nhƣ

thế nào?, tác giả Hồng Lam nhấn mạnh chính cái nghèo đã đƣa đẩy những ngƣời con gái vào con đƣờng tha hóa:

“Các mụ đầu có nhiều cách mộ cô đầu, chúng tôi xin chỉ tạm kể một vài cách:

1) Mua các con gái nhà nghèo.

2) Nuôi các con gái nhà nghèo làm con nuôi hay đầy tớ từ lúc còn nhỏđể

rèn luyện cho thành nghề.

3) Lấy cô đầu từ các nhà hát khác bằng cách cho vay tiền.

4) Quyến dỗ những đàn bà, con gái gặp cảnh gia đình khó khăn hay lỡ

làng duyên số.

5) Quyến dỗ những gái mãi dâm (gái nhảy, gái thanh lâu ở các thành phố).” [3, 178].

Chữ “nghèo”“khó khăn” đƣợc nhắc đến nhiều lần đã cho thấy nó là nguyên nhân không nhỏ làm cô đầu trởnên hƣ hỏng, phải nƣơng nhờ vào các ca quán – nhà chứa.

Bên cạnh hoàn cảnh thì chính bản thân cô đầu mới là nguyên nhân chủ

yếu dẫn đến sự tha hóa. Sống giữa thời kì biến động, sự xâm nhập của văn hóa ngoại lai và tràn lan các tệ nạn xã hội, cô đầu đã không giữ đƣợc mình. Những lợi ích trƣớc mắt làm lòng tham các nàng trỗi dậy. Một bộ phận chủgiáo phƣờng bắt đầu biến ca quán thành lầu xanh, kĩ viện. Từ đó, cô đầu trở nên chuyên nghiệp hơn trong việc mồi chài đàn ông và thích nghi với hoàn cảnh. Những bài thơ buông lời chế giễu, mỉa mai cô đầu của Trần Tế Xƣơng, Nguyễn Khuyến cũng là sự bức xúc, đau xót từ tận đáy lòng của các ông khi chứng kiến con ngƣời hội tụ đủ nhan sắc, tài năng nay lại tự mình trƣợt dài trên vũng lầy của sự băng hoại đạo đức.

Ngoài ra, những cô đầu tha hóa phần lớn đều không có tài năng thực thụ. Nếu nhƣ cô đầu Vân Anh trong Thề non nƣớc (Tản Đà) vẫn giữ gìn đƣợc phẩm giá giữa lối sống thành thị du nhập, giữa cái nghèo bủa vây thì với một bộ phận khác điều này khó xảy ra. Vân Anh có nhan sắc, tài hoa vƣợt trội nên cái nghèo chỉ kìm hãm chứ không làm vụt tắt sự nổi tiếng nơi nàng. Còn những cô đầu rƣợu, cái họ có đôi khi chỉ là bề ngoài, là nhan sắc. Nên chính bản thân họ muốn sống và vƣơn lên giữa cái nghề này thì buộc phải có những mánh khóe và nhân cách từ đó cũng dần suy đồi, biến chất.

Nhìn chung, giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 đã có sự phân chia rạch ròi giữa cô đầu hát và cô đầu rƣợu. Cô đầu rƣợu phần nhiều là hiện thân của sự tha hóa và làm cho nghề ca trù trở nên dần suy tàn. Những thói hƣ tật xấu, tệ nạn xã hội trong nội bộcô đầu là sản phẩm của cuộc sống đƣơng thời, cái nghèo và sự mềm lòng trƣớc những cám dỗ của chính bản thân họ. Sự tha hóa

này kéo dài mãi cho đến năm 1945 khi thú vui sinh hoạt cô đầu dần tàn lụi, biến mất.

2.3. Nhân vật cô đầu –con ngƣời của số phận bi kịch 2.3.1. Hoàn cảnh xuất thân đáng thƣơng

Một phần của tài liệu Khoá luận nhân vật cô đầu trong văn học việt nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 (qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu) (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)