Điều Kiện, Tiền Đề Hình Thành Tư Tưởng Cải Cách Đặng Huy Trứ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ (Trang 29 - 37)

1.3.1.1 Điều Kiện Hình Thành Tư Tưởng Cải Cách Đặng Huy Trứ

Điều kiện trước hết chính là từ kẻ thù xa lạ uy lực chưa từng thấy đã nổ súng chiếm đóng bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng vào 1858. Thực xâm Pháp chính thức xâm lược nước ta, sau những tháng ngày âm thầm âm mưu che đậy bằng sứ mệnh khai hóa văn minh. Sự chính thức ấy cũng bắt đầu chấm dứt sự dây dưa, trì trệ trong đời sống tư tưởng Việt Nam thời kỳ này. Tư tưởng cải cách của những nhà Duy Tân, tỏ tường nhất về âm mưu của kẻ thù Tây phương đã xuất hiện. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để tư tưởng cải cách của Đặng Huy trứ được chắc chắn, không thể chủ hòa để cải cách.

Ngày 5-6-1862 Hiệp ước “Hòa bình và hữu nghị” buộc phải cho cho Pháp 3

25

4.000.000 đô la (tương đương 2.880.000 lạng bạc) rồi mở các cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp và Tây Ban Nha để chúng tự do mua bán. Đất nước đứng trước nguy cơ xâm lược của giặp pháp [23, tr. 293]. Sau khi mất 3 tỉnh Đông Nam Bộ triều đình nhà Nguyễn lại tỏ ra yếu đuối và luôn sẵn sàng nhượng bộ mọi yêu sách oái oăm của địch, cấm tụ tập, cấm mộ binh chống giặc. Tất cả sự nhượng bộ hèn nhát ấy là do đâu? Sự tham lam ngôi vị muốn dâng hiến nền độc lập của vua Nguyễn để được sự bảo hộ cho ngôi vị, hay là sự bảo thủ tư tưởng của hệ tư tưởng phong kiến đã ngấm ngầm, cắm rễ sâu trong da thịt quân thần.

Tình cảnh đất nước ngày càng lâm nguy, vào năm 1863 xuất hiện các tư tưởng cải cách, canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ “bàn về những tình thế lớn trong thiên hạ” (3-4/1863), của Phạm Phú Thứ là những ghi chép về các điều mắt thấy tai nghe khi đi cùng Phan Thanh Giản đi chuộc lấy 3 tỉnh Đông Nam Kỳ (1863); của Trần Đình Túc đơn tâu xin khai khẩn đất hoang ở Thừa Thiên và Quảng Trị (1863-1864), và xin khai mỏ sắt Hương Trà và Thừa Thiên (1867); của Đặng Huy Trứ là tài liệu viết về đóng tàu chạy bằng hơi nước (1865) và lời tâu xin và điều hành hoạt động của Ty Bình Chuẩn (1865,1866)... Với Đinh Văn Điền - một giáo dân bình thường ở Yên Mô, Ninh Bình- là đề nghị nha Dinh Điền lãnh đạo việc khai hoang, khai thác một số mỏ mới, đóng hỏa thuyền, dựa vào chuyên gia phương Tây, lập các kho Bình Chuẩn để lưu thông hàng hóa, cho nhân dân được tự do học binh thư, binh pháp luyện tập quân sĩ, thưởng phạt nghiêm minh, ưu đãi thương binh và gia đình liệt sỹ (1866) [23, tr.294].

Có thể thấy đánh dấu sự ra đời của tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ cũng cùng thời điểm 1863 khi đất nước đã mất một phần đất đai về tay giặc.

Điều kiện thứ hai cũng góp phần không nhỏ vào sự hình thành tư tưởng của Đặng Huy trứ là cơ hội đi sang những vùng nước ngoài chịu ảnh hưởng của văn minh phương Tây. Khi đóng vai trò là sứ giả đi cùng Phan Thanh Giản sang nghị hòa chính sự, lần đầu tiên Đặng Huy Trứ được mở mang tầm mắt nhìn thấy những nét sống Tây phương của những người Hoa kiều, những người mắt xanh mắt đỏ sang trọng và sành điệu sử dụng những phương tiện kĩ thuật phát triển. Trong giai

26

đoạn hiện tại thì rất ít quan thần được ra ngoại quốc nên việc tiếp thu các tư tưởng

bằng ngoại ngữ cũng bị hạn chế, mãi sau này khi quá trình Âu hóa đi từ Trung Quốc

thì “Tân Thư” mới được biên soạn bằng chữ Hán, nhờ đó tư tưởng cải cách canh tân mới được các thần quan văn võ tiếp cận. Đấy cũng là điều kiện quan trọng để hình thành tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ.

Điều kiện cuối cùng là bên trong đất nước, văn minh phương Tây thực ra đã sớm du nhập vào Việt Nam từ các thế kỷ trước, qua con đường thông thương buôn bán và truyền đạo của các giáo sĩ Kitô. Các giáo sĩ Kitô lại có quan hệ mật thiết với các binh đoàn viễn chinh phương Tây. Điều này cũng hiểu được vì sao vua quan triều Nguyễn e dè và cấm đoán giao thương ngoại quốc thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”. Nhưng cùng với sự du nhập đó cũng là sự xuất hiện của những luồng gió mới mẻ về tri thức, tư tưởng và thực tiễn văn minh phương Tây khi các sĩ phu cấp tiến được tiếp thu trực quan những điều khoa học phát triển. Đi cùng với các giáo sĩ Kitô là bộ kinh thánh, cùng với muôn vàn tri thức khoa học, các thương nhân và lối sống cởi mở của họ và các binh đoàn viễn chinh là khí giới, súng ống hiện đại. Luồng gió mới đó sớm cập cảng và chiếm đóng, bén rễ, ăn mầm vào lòng ba tỉnh và rồi sáu tỉnh Nam Kỳ, khiến cho tư tưởng Việt Nam phải thức tỉnh. Tư tưởng cải cách, canh tân cũng từ điều kiện ấy mà ra. Tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ lại có thêm điều kiện để hình thành.

1.3.1.2 Tiền Đề Hình Thành Tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ.

Tư tưởng cải cách Đặng Huy Trứ không chỉ phản ánh điều kiện lịch sử - xã

hội mà còn bắt nguồn từ truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam, nổi bậc là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần nhân ái, cố kết cộng đồng dân tộc đã được hun đúc qua hàng ngàn năm đấu tranh kiên cường, bất khuất, tự lực tự cường, sáng tạo chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc, chống lại âm mưu đồng hóa của ngoại

bang.

Trước hết, tư tưởng cải cách Đặng Huy Trứ là sự kế thừa từ truyền thống yêu nước của dân tộc, đây là giá trị rất quan trọng, là hạt nhân, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam. Có thể thấy rằng Việt Nam là một

27

quốc gia được hình thành từ rất sớm, trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Tinh thần yêu nước trở thành đạo lý sống, niềm tự hào và là một nhân tố đứng đầu trong bảng giá trị tinh thần của con người Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cũng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và lũ cướp nước…” [13, tr.171]. Truyền thống yêu nước đó được Đặng Huy Trứ thể hiện một cách sinh động không chỉ trong tư tưởng mà nó còn là kim chỉ nam trong suốt cuộc đời hoạt động phụng sự triều đình, phụng sự Tổ quốc nhằm mục chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp của ông. Truyền thống đó trước hết là sự xót thương trước cảnh nước mất, nhà tan, hoàn cảnh túng quẫn của nhân dân. Quan điểm yêu nước trong ông còn biểu hiện qua lòng căm thù giặc, sẵn sàng hy sinh, chịu vất vả...

Tư tưởng cải cách Đặng Huy Trứ còn là sự kế thừa truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Đất nước ta do những điều kiện địa lý, nằm trong vùng cận nhiệt gió mùa, bờ biển dài, nhiều sông ngòi, bão, lũ thường xuyên xảy ra, lại là một

dân tộc có nền nông nghiệp lúa nước, nên vấn đề trị thủy được đặt lên hàng đầu. Nhưng việc trị thủy đòi hỏi sức mạnh của một cộng đồng, nên để làm được mọi người phải đoàn kết với nhau. Mặt khác, là đất nước có vị trí địa lý thuận lợi nên luôn luôn bị các thế lực ngoại xâm to lớn hơn mình đe dọa và xâm lược, muốn chiến thắng đòi hỏi phải có sức mạnh của một cộng đồng bằng sự đoàn kết. Như vậy, đoàn kết tạo nên sức mạnh to lớn, trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Những giá trị đó luôn được Đặng Huy Trứ quan tâm, trân trọng, nó đã trở thành tư tưởng và những hành động cụ thể của ông. Trong điều kiện lịch sử - xã hội Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX, ông đã đưa ra tư tưởng làm đồn điền, mọi người cùng nhau khai hoang đất đai, làm đồn điền kết hợp thông thương.

Tư tưởng của Đặng Huy Trứ cũng kế thừa tư tưởng nhân ái, thương người như thể thương thân hết sức sâu sắc của dân tộc Việt Nam. Dân tộc Việt Nam là

28

một dân tộc giàu lòng nhân ái. Điều này thể hiện rất rõ qua thơ ca, tục ngữ Việt Nam như: “Bầu ơi thương lấy bí cùng; tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, “Lá lành đùm lá rách”… Hay trong lịch sử dân tộc Nguyễn Trãi từng tha cho 10 vạn quân Minh, đóng thuyền, cấp ngựa, lương thực cho quân này về nước. Tiếp thu truyền thống nhân ái ấy của dân tộc trong suốt cuộc đời của mình, Đặng Huy Trứ đã thể hiện một tình yêu bao la đối với con người, từ cha mẹ, người thân đến những người lao động nghèo khổ, nhân dân bị áp bức bóc lột, đến những người quân sĩ. Chính bản sắc văn hóa sâu đậm, những nền tảng truyền thống quý báu của dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần để chống lại âm mưu đồng hóa của kẻ thù xâm lược. Những truyền thống quý báu đó đã được Đặng Huy Trứ nâng niu, nuôi dưỡng và phát triển, trở thành cơ sở, niềm tự hào, khắc sâu vào tâm trí, vun đắp trở thành hành động, triết lý sống là một trong những tiền đề quan trọng trong việc hình thành tư tưởng cải cách của ông.

Tư tưởng Đặng Huy Trứ là sự kế thừa các giá trị tư tưởng Nho giáo từ truyền thống gia đình, đây là tiền đề tư tưởng quan trọng nhất đối với sự hình thành tư tưởng của ông. Xuất thân từ gia đình nho giáo, Ông nội là Đặng Quang Tuấn (1752-

1825), một nhà Nho nổi tiếng suốt đời làm thầy dạy thành đạt ba người con đều thông hanh lời hay ý đẹp của người xưa để lại. “Truyền thống của gia đình đúng là: cha dạy con, anh bảo em, chú bác dìu dắt con cháu cùng nhau trau dồi đức hạnh và kiến thức”. Ta rõ điều này qua cuốn sách “ Đặng Dịch Trai ngôn hành lục” của Đặng Huy Trứ ghi lại những lời nói và việc làm của cha mình.”[21, tr.17]. Nên “từ

năm 12 tuổi thì biết sơ cách ngắt câu khi đọc Ngũ kinh, Tứ truyện và Tam sử”, đến năm “14 tuổi đã thông hiểu thể văn tam trường”. Có thể thấy rằng chính vì xuất thân này nên tư tưởng của Đặng Huy Trứ ảnh hưởng sâu sắc nền tảng tư tưởng của Nho giáo. Về con người “quân tử”về đạo làm tôi trung, đạo làm con hiếu thảo, học theo các bậc thánh hiền Nghiêu, Thuấn. Phân biệt kẻ kiểu nhân và người quân tử Ông viết trong bài “Quân tử bất tố san” nghĩa là “Quân tử không ăn không”:

Sao kẻtiểu nhân thích ăn không Để cho ngày tháng cứ trôi uổng?

29

...

Ta là ai? Chẳng gieo gặt,

Ăn của người, không chút công lao.[17, tr.169]

Ông chỉ ra rằng những kẻ tiểu nhân thường thích ngồi chức vị cao, thích người chức vị cao nhưng chỉ ăn không ngồi rồi vác cái xác đi qua lại uổng ngày đoạn tháng. Suốt ngày tính chuyện ăn của dân làm nông, ăn của người mà chẳng chút công lao gì với dân chúng. Người quân tử là người dũng cảm sửa sai lỗi lầm của mình.

Các tư tưởng về Đạo làm con hiếu Ông cho rằng đạo làm con phải làm “rạng rỡ” cho cha mẹ, phải sống sao không thổ thẹn khi cha mẹ đã về với đất. Hay trong

bài “Lui lại ngày đi Quảng Đông gặp đúng ngày giỗ Thái Nghi Nhân”Ông viết:

Ở đâu cũng lòng thành lễ mọn Đây Nhị Hà nghĩ tưởng Châu Giang Một ngày giỗ, suốt đời tang

Sắp sang đất khách, chân con chưa dời. [17, tr.408]

Mỗi lần đi xứ, làm quan xa nhà là mỗi lòng ông trĩu nặng âu sầu vì thương cho mẹ lo cho cha đã già không ai chăm sóc. Cũng như thấy lỗi với đạo người mà tư tưởng Khổng giáo đã đề “Phụ mẫu tại bất viễn du”. Thế rồi vì thương nước lo dân, cái đạo tôi trung ông lên đường chăm lo cho dân chúng, đi xứ ắt chỉ mong cầu dân no ấm, bờ cõi đất nước được bình yên.

Nói về đạo làm tôi trung, người làm quân tử, đạo làm con hiếu ông còn viết viết khi Ông đi thi đỗ đạt thi cử, lúc lấy tự hiệu là Tĩnh Trai vào Năm Đinh Mùi khi

đỗ đạt làm quan, ông muốn rời bỏ nơi “ mê muội” sống những ngày tu tỉnh.

Tư tưởng Đặng Huy Trứ chịu sự tác độngcủa triết lý Phật giáo. Nhiều tựa đề tác phẩm của ông có chủ đề về Phật, chùa chiền, lòng bác ái, từ bi: “Chùa chiền, lăng tẩm Chiêm Sơn”, “Cáo Thần, Phật”, “Tượng Phật”, “Đến chùa bái Phật xin cạo đầu”. Ông nhận định rằng “tâm” của Phật là “từ bi” là cứu rỗi chúng sinh đến niết bàn an lạc. Không vướng bận, không đau buồn từ bỏ cái ác, cứu giúp loài người vượt qua khổ não.

30

“Thuyết nhân quả” gieo nhân nào gặp quả đấy, ta bà là cõi tạm trần gian. Lấy lòng nhân ái làm tâm của Phật. Đừng gieo nhân ác, lừa dối mọi người, bám víu vào Phật để nuôi béo mình, xuất giađi tu.nấp sau cửa phật làm điều gian trá lừa gạt bao người khờ dại. Muốn chứng minh lòng thiện hãy đem lòng từ bi, nhân ái mà cứu giúp những người bên cạnh, Phật đạo xuất từ tâm chứ không phải nằm ở lễ Phật

cúng bái. “Nhân tâm tức thị Phật. Phật tại tâm. Xin chớ ngờ gì tôi. Muốn chứng

minh cái hay của đạo Bồ đề hay đem lòng nhân ái mà làm điều thiện. Chớ để bọn này mê hoặc mới tránh được bậc thức giả chê cười”. [17, tr.210]

Tư tưởng của Đặng Huy Trứ cũng chịu sự tác động của Đạo giáo mạnh mẽ. Đó là tư tưởng hòa mình với thiên nhiên vạn vật. Con người được “dẫn” vào thiên nhiên được tự tay mình làm tất cả gắn bó ruộng vườn, gánh nước tưới tiêu, vui với hoa bầu bạn cùng trúc là quý báu.

Ông lão, rau xuân, một mảnh vườn Tự tay xách nước tưới chăm luôn. Thay mưa móc, thấm đều cành gốc, Dốc lực tâm vào sớm lẫn hôm.

Vui với hoa bầu cùng trúc bạn, [17, tr.77]

Thuận mình theo thiên lý tuần hoàn của đạo, mọi sự tùy duyên đến đi theo cái lẽ của trời đất càn khôn. Con người sống là hư không, chết cũng về hư không liêm khiết giữ mình trong sạch với bản thân, với dân chúng, vạn vật, mọi sự ắt hẳn

“vô vi” có có lại không, lòng người như là nước vừa đục lại vừa tròn, cứ xoay chuyển tạo dời biến đổi theo vòng lặp luẩn quẩn:

Nước có trong trong, đục đục trong Lòng người như nước, đục và trong.

...

Nước, lòng, lòng, nước trong trong đục,

Gạn đục khơi trong, đục đục trong. [17, tr.469]

Sự ảnh hưởng Tân Thư trong tư tưởng cải cách Đặng Huy Trứ sâu sắc nhất là tư tưởng tự cường, tự trị, giải phóng dân tộc bằng con đường tự cường, tự trị. Đến

31

khi Trung Quốc đã bị đế quốc xâu xé thì tư tưởng canh tân đổi mới ở Trung Quốc đã là một làn sóng mạnh mẽ, họ ăn mặc kiểu Tây, hút thuốc phiện của Tây và cắt cả sam tóc truyền thống của mình. Tư tưởng trong Tân Thư được viết bằng chữ Hán và được truyền về nước. Lần này những cái mới mẻ được Tân Thư ghi chép lại đã làm cho triều đình nhà Nguyễn mở mang tầm mắt về văn minh Phương Tây. Cũng trong Tân Thư hàng loạt tư tưởng canh tân đất nước cũng được cái văn võ sĩ phu chiêm nghiệm và học hỏi. Trong đó có các sĩ phu yêu nước tiếp thu mạnh mẽ luồng gió

mới này như: Đặng Huy Trứ ,Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ, Trần Đình Túc, Nguyễn Lộ Trạch. Tất cả những tư tưởng tự cường, tự trị canh tân đất nước hầu hết

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ (Trang 29 - 37)