Trong hệ tư tưởng của triều đình phong kiến thì việc xem trọng nghề nông, xem nghề nông là cái gốc được coi là nguyên tắc bất di bất dịch không thể nào thay đổi khác đi được. Đã thế hệ tư tưởng ấy luôn cho rằng nghề buôn là nghề “mạt”trong xã hội. Nguyễn Văn Siêu đã trích dẫn giáo lý của Khổng Tử mà cho rằng “trong việc vi chính, binh lương chỉ cần làm thế nào cho đủ là được, chứ không cần phải làm cho giàu mạnh”. Còn Nguyễn Xuân Ôn thì bài xích luôn cả việc buôn bán thông thương hàng hóa. “Nếu nói dùng tàu thủy để buôn bán, làm cho nước giàu, thì từ xưa chăm nghề nông, trồng lúa gạo đều có thể làm giàu cho nước, chưa từng nghe lấy việc buôn bán làm giàu bao giờ”[21, tr.121]
Trái hẳn với tư tưởng bảo thủ lạc hậu đó thì Đặng Huy Trứ cho rằng “Làm ra của cải, cái đạo lý lớn ấy là việc không thể coi nhẹ được”(sinh tài đại đạo sự phi
45
người quân tử, việc phải đi đông tây, nam bắc đó mới là học trò của thánh nhân. “Tuy đo từng tấc, cân từng ly nhưng đâu phải vì thế mà là kẻ trượng phu, bần tiện trên thế gian này. Cân, đong, đo, đếm là phép tắc của người quân tử. Đi đông tây, nam bắc đó mới là học trò của thánh nhân. [17, tr.371]
Vì thế, ông dâng sớ tâu lên triều đình mong muốn được là người đi đầu trong lĩnh vực này. Gia đình ông vốn bốn, năm đời là nhà Nho vì thế quan niệm về nghề
buôn bán tuy một nghề mạt hạn, nhưng giờ đây xin góp sức gầy dựng.Và ông biết
rằng mìnhcũng khổng thể sánh được như công lao của các bậc hiền nhân như Quản Trọng, Lý Ly, Bá Ích đã làm cho đất nước. Dẫu sao đi nữa ông cũng xin “sớm tối lo toan, chạy khắp đông tây, dẫu thịt nát xương tan cũng không từ nan”.[17, tr.435]
Với Tư tưởng tự cường để phát triển kinh tế, ông đặc biệt coi trọng nhất là phát triển công, thương nghiệp, là điểm căn bản để để cải cách đất nước, tự trị cho dân tộc.
Tháng 5-1867 Ông xin bãi bỏ lệnh cấm xuất cảnh thiếc, tổ chức việc xuất
cảnh qua cửa biển Trà Lý - Nam Định, sông Cấm - Hải Phòng, kết quả đem lại cho triều đình 8000 lạc bạc tiền thuế.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc lưu thông hàng hóa và tìm cách
tăng nguồn thu, kiếm nguồn lợi cho quốc gia, Đặng Huy trứ đã tấu xin thành lập và quản lí Ty Bình Chuẩn. Ty Bình chuẩn đặt trụ sở ở Hà Nội và hoạt động của cơ quan trải rộng trên phạm vi cả nước, đến tận các tỉnh Nam Kỳ đã bị Pháp chiếm đóng như Vĩnh Long, Gia Định. Với số vốn do triều đình cấp chỉ có 50.000 quan tiền, Đặng Huy Trứ đã huy động thêm các nguồn vốn tư nhân để kinh doanh theo phương thức “công tư lưỡng lợi”, thu về cho triều đình hàng vạn lạng tiền thuế.
Có thể nói Đặng Huy Trứ là nhà tư tưởng đầu tiên nói về đạo đức của người làm kinh doanh, Ông đòi hỏi người kinh doanh mua bán không được lừa dối, lương lậu trong việc cân đong, đo đếm hay ép giá, tiêu chuẩn này được ông xếp là người quân tử. “Lỗ hay lãi, cái lẽ của việc làm ăn vốn không định trước được nhưng dù sao cũng không vì lỗ lãi mà vượt qua sự ngaythẳng của lòng ta được”.[17, tr.371]
46
Năm 1867, vua Tự Đức đã phê chuẩn sớ tấu của Ông cho phép thành lập Ty Bình Chuẩn. Ông đã viết những lời răn đối với thuộc hạ của mình những qui định như: trừng phạt việc mua ép giá, cấm việc xâm hại của công để trục lợi cho bản thân, chú trọng việc kiểm tra, giám sát chống tham nhũng, lên qui chuẩn cho việc kinh doanh là “ cán” “ cần” “ cương trực” “ công liêm”. Luôn luôn quan tâm trọn vẹn cả việccông lẫn việc tư không thiên lệch.
Khi tham gia vào con đường kinh doanh thì phải giữ “ đạo tâm”. Phải làm sao cho thâu được nhiều lợi nhất có thể, nhưng phải đặt cái lợi lớn đó sao cái việc chính đáng vì đạo nghĩa. Tuyệt đối không vì lợi nhất thời mà đánh đổi lương tâm mình làm hại cho người khác. Làm hại cái lợi chung mà trục lợi cho bản thân mình. Kiếm tiền tài cho quốc gia là một đạo lớn, người làm viên chức phải hết sức lưu tâm mà cân bằng lợi ích của công và tư.