Một vài chủ đề trong cải cách Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ (Trang 67 - 73)

Chủđề 1: Bệnh xa dân và hành xử quan liêu với dân

Bệnh xa dân và quan liêu thường biểu hiện thông qua cả suy nghĩ, thái độ và cả hành vi. Một số quan có suy nghĩ luôn đặt lợi ích của bản thân lên đầu, hám danh, không coi trọng, hay có thái độ coi thường dân, hách dịch, thiếu dân chủ, không tôn trọng ý kiến, suy nghĩ, hay không bận tâm những rắc rối mà dân đang gặp phải, thờ ơ, tắc trách hay đơn giản là đùn đẩy trách nhiệm. Việc tự chủ trương các chính sách, luật lệ,… rồi bắt dân phải làm theo những suy nghĩ tự cho là đúng của quan, áp đặt dân theo những tư tưởng bảo thủ, không còn đúng với thực tế hiện nay mà không cần xem xét thực tế, nhu cầu và hoàn cảnh của dân như thế nào. Không làm cho dân hiểu, và tự giác tuân theo.

Nguyên nhân của việc xa dân và quan liêu là do nhiều cán bộ Đảng viên chưa nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của sức mạnh quần chúng nhân dân, sự đoàn kết giữa nhân dân với nhà nước và giữa cán bộ, đảng viên và nhân dân cả nước. Dẫn tới thái độ và suy nghĩ xem thường nhân dân. Có thể thấy điều đó một phần do hệ tư tưởng bảo thủ của Nho giáo thời xưa đã ăn sâu vào máu thịt của họ, luôn coi nhà nước là trung tâm. Do lòng tham của một bộ phận lợi dụng chức lại, bòn rút của nhân dân. Hoặc cán bộ Đảng viên lười biếng, ăn của dân nhưng lại

63

không làm đúng chức trách của bản thân, không thị sát dân tình, chỉ đóng cửa ở nhà viết luật, viết chính sách rồi bắt dân chúng làm theo.

Hậu quả của vấn đề xa rời dân và xem nhẹ vai trò của dân là làm giảm lòng tin, nhân dân nghi ngờ vào bộ máy quản lý, chính sách của Đảng và nhà nước. Tệ nạn tham nhũng, hối lộ tràn lan. Dân dễ dàng bị xúi giục, tham gia vào những cuộc biểu tình chống đối nhà nước. Chính sách của Đảng xa rời thực tế đời sống của dân, tạo nên những mâu thuẫn trong lòng dân. Kinh tế kém phát triển, đời sống nhân dân gặp khó khăn, dẫn đến đất nước thụt lùi trên đà phát triển của thế giới. Nếu vào tình hình đất nước nửa đầu thế kỷ XIX thì trở thành miếng mồi ngon cho những nước Phương Tây xâm lược nhòm ngó. Còn ở thời hiện đại là sự tụthậu về kinh tế.

Chủđề 2: Tệ nạn tham nhũng

Thực trạng tham nhũng hiện nay trong các báo cáo của Đảng nhà nước

Ngày 23/1/2020, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố Chỉ số Cảm nhận tham nhũng (CPI) 2019, xếp hạng 180 quốc gia và vùng lãnh thổ về tình hình tham

nhũng năm 2019. Việt Nam đạt 37/100 điểm, tăng 4 điểm so với năm 2018, đứng thứ 96/180 quốc gia, vùng lãnh thổ, tăng 21 bậc so với năm 2018 [7][11]. Phản ánh được kết quả nỗ lực của Đảng trong việc đẩy mạnh công tác chống tham nhũng, đặc biệt là việc truy tố, xét xử được những vụ án lớn. Nhưng sang năm 2020, chỉ số này giảm 1 điểm so với năm 2019, tức là 36/100 điểm, đứng 104/180. Điểm số CPI cho

thấy Việt Nam cần tiếp tục cố gắng hơn nữa để đẩy lùi tham nhũng, và tạo ra những bước đột phá lớn trong tương lai tới.

Tình hình tham nhũng ở Việt Nam khá nghiêm trọng với những biểu hiện tinh vi xảy ra trên hầu hết các lĩnh vực và ngành nghề, tham nhũng xảy ra ngay cả trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, nhiều trường hợp các thanh tra viên, kiểm sát viên nhận hối lộ. Ngoài ra thì tình trạng tham nhũng ở những người có chức vụ thấp, hoặc quản lý, bác sĩ, y tá, cảnh sát giao thông chiếm tỷ lệ khá cao.

Tình trạng lợi dụng quy định về tính bảo mật liên quan tới Nhà nước để không công khai rất phổ biến, dẫn đến tình trạng lạm quyền và thúc đẩy lòng tham của nhiều bộ phận cán bộ Nhà nước.

64

Một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng chỉ mang tính hình thức, chưa thực sự khắt khe, hiệu quả thấp.

Liệt kê các vụ tham nhũng lớn, gần đây và hậu quả:

Vụ nâng khống giá máy xét nghiệm Covid-19: Ông Nguyễn Nhật Cảm – Cựu Giám đốc CDC Hà Nội đã vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể đầu năm 2020, trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) Hà Nội mua một số hệ thống Real Time PCR tự động với mục đích đáp ứng nhu cầu xét nghiệm

Covid-19, việc mua bán được thực hiện theo phương thức định thầu. Ông cảm là

người trực tiếp thỏa thuận giá cả của các máy, thiết bị y tế với các bị cáo khác, ẩn định mức giá gói thầu là 9,54 tỷ đồng trước khi thực hiện quy trình đấu thầu. Sau đó ông Nguyễn Trần Duy – Tổng giám đốc công ty cổ phần định giá và bán đấu giá Nhân Thành, giả mạo hồ sơ và ký ban hành chứng thư thẩm định giá theo mức do

CDC Hà Nội yêu cầu. Sau đó ông Cảm còn chỉ đạo cấp dưới hợp thức hóa hồ sơ đấu thầu để chỉ định công ty TNHH Vật tư khoa học và thương mại Việt Nam trúng thầu trái quy định, gây thiệt hại ngân sách của Nhà nước là 5,4 tỷ đồng.

Vụ của Phó Chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh – Trần Vĩnh Tuyến, có liên quan đến việc vi phạm tại dự án phát triển khu nhà ở phường Phước Long B, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh do tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH-MTV

Sagri làm chủ đầu tư. Ông Tuyến đã ký quyết định chấp thuận cho Sagri chuyển nhượng dự án nhà Phước Long B cho công ty Phong Phú với mức giá thấp hơn giá thị trường - 168 tỷ đồng. Điều này đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho Nhà nước.

Nguyên nhân tham nhũng: Có nhiều lý do gây tham nhũng, nhưng chủ yếu là do phẩm chất đạo đức của các cán bộ nhân viên Nhà nước. Hệ thống chính sách và các văn bản pháp luật của nước ta còn thiếu tính chặt chẽ và đồng bộ, nhiều lỗ hổng. Nhiều cán bộ lợi dụng lỗ hổng của luật để lách luật. Sự chỉ đạo và công tác chống tham nhũng chưa thật sự nghiêm khắc và quyết liệt. Sự thiếu công khai, minh bạch trong phương thức hoạt động của cơ quan, tổ chức làm cho cán bộ Nhà nước có xu hướng lạm dụng chức quyền để vụ lợi do suy nghĩ rằng hành vi của họ nếu bị phát giác thì cũng khó có thể đánh giá được bởi sự thiếu thông tin, hoặc thiếu rõ ràng

65

trong những thông tin được công khai. Sự chưa thỏa đáng trong đãi ngộ của cán bộ, công chức nhà nước cũng là một nguyên nhân quan trọng làm tăng nguy cơ tham nhũng, sự chênh lệch về lương bổng giữa một cán bộ làm trong cơ quan nhà nước so với làm trong đơn vị tư nhân làm phát sinh động cơ tham nhũng của họ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của bản thân và gia đình bằng cách trục lợi thêm, lợi dụng vào quyền hạn của họ có. Ngoài ra, do sự cạnh tranh của các hoạt động kinh doanh

không lành mạnh, một số nhà doanh nghiệp sẵn sàng chi trả những khoản phí không chính thức để phát triển quan hệ với cơ quan nhà nước, thông qua đó giành được những hợp đồng lớn, đó là một điều kiện thuận lợi để thúc đẩy tình trạng tham nhũng.

Chủ đề 3: thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển thương nghiệp và dịch vụ là một khuynh hướng mới đầy tiềm năng.

“Chuyển dịch cơ cấu kinh tếlà sự phát triển không đều giữa các ngành. Là sự chuyển dịch sao cho phù hợp với năng lực, trình độ của lao động trong điều kiện kinh tế-xã hội ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước. Dễ hiểu hơn là ngành nào có tốc độ phát triển mạnh hơn thì sẽ tăng tỉ trọng của ngành đó, ngành nào có tốc độ phát triển thấp hơn thì điều chỉnh giảm tỉ trọng của ngành đó cho phù hợp tổng thể chung của nền kinh tế”. [19]

Phân loại chuyển dịch cơ cấu gồm: Chuyển dịch cơ cấu theo ngành, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng, chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ. Việc phân bố, sắp xếp sự phát triển của cơ cấu kinh tế ngành là cấp thiết và quan trọng nhất hiện nay.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành: “Là sự vận động chuyển dịch vị trí, tỷ trọng của các ngành kinh tế và mối quan hệ tương hỗ giữa chúng để phù hợp với năng lực sản xuất và phân công lao động xã hội ”.[19]

Trong cơ cấu kinh tế ngành ở nước ta có thể chia thành 3 khu vực: Khu vực I bao gồm các ngành: nông nghiệp –lâm nghiệp –ngư nghiệp Khu vực II gồm các ngành: công nghiệp –xây dựng

66

Vì mục tiêu chung là phát triểnkinh tế, tạo công ăn việc làm, nhằm giảm bớt tình trạng đói nghèo trong xã hội thì việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ý

nghĩa rất lớn.Để tiến lên mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh” Việt Nam cần phải thiết lập và xây dựng cho mình mộtnền kinh

tếcông nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới từ Đại hội Đảng lần thứ VII và tại Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ( năm 1991). Nước ta từ một nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với hơn 90% dân số làm nông nghiệp đến nay Việt Nam đã căn bản hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa đất nước. Thu hút nhiều sự đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Thương nghiệp cũng phát triển mạnh mẽ với sự khẳng định vị thế xuất khẩu các mặt hàng lương thực, thủ công mỹ nghệ trên 200 quốc gia.

Chúng ta đã và đang thực hiện tốt sự nghiệp xây dựng công nghiệp hóa hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo song đó với sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, tự động hóa trong chu trình độ sản xuất, trang thiết bị hiện đại, cùng với làn sóng hội nhập quốc tế mạnh mẽ tất yếu dẫn tới sự thay đổi, chuyển dịch trong cơ cấu sản xuất.

Qua đó có thể thấy được tầm quan trọng của việc phát triển mạnh thương nghiệp và kiếm lợi ích kinh tế từ trong ngành dịch vụ là một cơ hội tốt cho Việt Nam. Mỗi thời kỳ tương ứng với mỗi điều kiện khác nhau, với những điều kiện thay đổi chúng ta cần thiết thay đổi cải cách để hòa mình thích nghi với sự thay đổi đó.

Có thể đó là cả một cơ hội lớn để phát triển kinh tế, làm giàu cho đất nước. Chúng ta tiến đến xã hội chủ nghĩa bằng con đường kinh tế nói chung, bằng con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa nói riêng định hướng đó đến nay vẫn phù hợp. Nhưng nếu điều kiện cho phép và cần thiết chúng ta hãy đặt mục tiêu phát triển thương nghiệp và dịch vụ là mũi nhọn tiên phong trong phát triển kinh tế. Trong đó sự nghiệp phát triển công nghiệp hóa vẫn là bản chất nòng cốt của kinh tế, nhưng bằng cách nào đó có thể áp dụng tức khắc, tối đa sự tiến bộ các thành tựu khoa học kĩ thuật trên thế giới về Việt Nam. Dùng thành tựu và kết quả của Công nghiệp hóa và

67

khoa học áp dụng vào cái nền nông nghiệp. Rồi dùng thế mạnh thương nghiệp làm đòn bẩy phát triển các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp thế mạnh của Việt Nam ra thị trường thế giới.

Chủ đề 4: Tinh thần đoàn kết dân tộc, thực hiện cuộc chiến toàn dân trong thời đại chống dịch Covid-19.

Cuối tháng 12 năm 2019, cả thế giới ngỡ ngàng với đại dịch suy giảm đường hô hấp do virus Corona gây bệnh, tâm dịch đầu tiên là ở thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi không rõ

nguyên nhân.

Hậu quả mà dịch để lại tính tới hiện nay là: hiện tại tổng ca nhiễm trên thế giới là 109 469 508 trường hợp, trong đó đã có 2 413 158 người tử vong [4], Covid-

19 đã khiến cho cả thế giới phải đóng cửa, gây thiệt hại nghiêm trọng cho các hoạt động sản xuất, giao thương, nông nghiệp, làm ăn buôn bán, đặc biệt là các ngành dịch vụ. Nhiều người thuộc các ngành công nghiệp, dịch vụ bị mất việc do nhu cầu của khách hàng giảm, hay do không xuất khẩu được sang nước khác; giá nông sản giảm; hàng loạt các xí nghiệp phải đóng cửa do thiếu nguyên liệu sản xuất-hầu hết phải nhập từ nước khác về, hay do không còn khả năng chi trả tiền mặt bằng.

Dịch bùng phát nhanh ở các nước ngoài chủ yếu là do ý thức của người dân về dịch bệnh, và do Nhà nước chưa có những biện pháp ngăn chặn kịp thời. Nhiều bệnh nhân mắc bệnh nhưng lại không được phát hiện và cách li kịp thời, tạo thành

nhiều ổ dịch lớn. Bên cạnh đó, ở nước ngoài là những nước phát triển, có sự già hóa dân số cao, tỷ lệ người già cao, sức đề kháng giảm, do đó dễ mắc bệnh hơn đặc biệt là những bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch. Thêm đó là tình hình ô nhiễm môi trường, làm cho người dân hít những chất độc vào phổi, hình thành các bệnh đường hô hấp. Ngoài ra, do chính phủ chưa kiểm soát nghiêm ngặt người nhập cảnh, ví dụ như ở Mỹ, mặc dù đã cấm người nước ngoài nhập cảnh vào Mỹ nhưng lại không kiểm soát chặt chẽ ngườiMỹ nhập cảnh về nước, gây ra tình trạng nhiễm covid tăng cao. Một lý do khác nữa là do sự chủ quan của nhà nước, không đóng cửa các nơi công cộng như: quán bar, trường học, siêu thị, bệnh viện, thậm chí Mỹ còn cho

68

phép các sự kiện lớn diễn ra, và hậu quả là tình trạng dịch bệnh mất kiểm soát và trên đà tăng nhanh.

Hậu quả dịch để lại trên thế giới và ở Việt Nam vẫn và đang là thách thức lớn được đặt ra là vấn đề mang tính thời đại. Nhưng hiên ngang mà nói với “Niềm tin chiến thắng dịch bệnh của chúng ta hoàn toàn có cơ sở.Với tinh thần chống dịch như chống giặc, toàn hệ thống chính trị vào cuộc, quân đội chi viện, nhân dân hỗ trợ”. Chưa bao giờ chúng ta lại thấy một Việt Nam hình chữ “ S” nhỏ bé được cả thế giới chú ý đến như một tâm điểm của sự thành công khống chế và chiến thắng đại dịch. Với tinh thần đoàn kết toàn dân và chủ trương “chống dịch như chống giặc”, quyết tâm “không để ai lại phía sau” chúng ta đã đánh dấu rõ nét hình tượng dân tộc Việt Nam đoàn kết và nhân văn thế nào trong cái nhìn của các người bạn quốc tế. Thực tế mà nói vai trò của nhân dân trong bất kỳ cuộc chiến nào cũng là nòng cốt là quyết định, sự khẳng định đó khắc sâu trong tư tưởng vào cuộc chiến chống đại dịch Covid- 19 lúc này.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)