Nghĩa của tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ đối với hiện nay

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ (Trang 73 - 81)

Thực tế việc cán bộ công chức hành xử thiếu chuẩn mực với nhân dân là od không nhận thức rõ được mối quan hệ của người làm công chức là nhân dân. Tư Tưởng thương dân của Đặng Huy Trứ có lẽ sẽ là tư tưởng định hướng cho sự phục dịch của người làm công chức về đúng với trách nhiệm và bổn phận của mình. Dân phải là “gốc của nước”, dân phải là “chủ của thần”. Còn cứ xem dân là nguồn thu lợi cho mình, hết lòng tham mà vơ vét thì đừng làm quan. “ dân không chăm sóc chớ làm quan”. Đạo làm quan không được tham lam trên mồ hôi xương máu của dân. Phải là người mẫu mực thanh, cần, thận, nhẫn. Qui chuẩn cơ sở đạo đức người làm quan này hiện tại cũng nguyên vẹn giá trị đối với người làm công chức hiện

nay.

Nạn tham nhũng là vấn nạn của quốc gia, không chỉ gây thiệt hại tài của của dân mà ngày càng làm kiệt quệ niềm tin của nhân dân vào Đảng và nhà nước lãnh đạo. Theo như tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ, cần thiết chi tiết và đưa vào các qui phạm pháp định về những việc nên nhận và không nên nhận của người làm

69

cán bộ công nhân viên chức. Giám sát chế tài các hành vi vi phạm đó một cách công khai minh bạch trước nhân dân. Những nhà làm luật hoàn toàn có thể tham khảo tất cả 104 điều không được nhận trong Từ Thụ Yếu Qui của Đặng Huy Trứ đối chiếu với thực tiễn vấn đề tham nhũng hiện nay mà ban hành luật định.

Dân có giàu, thì nước mới mạnh, tư tưởng làm giàu cho dân, cho nước chưa bao giờ là cũ cả. Tư tự lực, tự cường dân tộc cho đến nay là một điều tất yếu phải hiện thực. Phải áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất của cải vật chất, sự tiên tiến và hiện đại của quốc gia sẽ là sức mạnh tự cường mà không kẻ địch nào có thể dễ dàng mà dòm ngó. Nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của thương nghiệp hóa sản xuất và xem phát triển thương nghiệp không còn là một ý tưởng cải cách của các nhà canh tân nữa cuối thế kỷ XIX như Đặng Huy Trứ nữa, mà nó là thực tiễn cải cách kinh tế cần hướng đến hiện nay khi “ lợi” mà ngành này mang về ngân khố quốc gia ngày càng chiếm tỷ trọng lớn.

Góp phần không nhỏ vào truyền thống tương thân tương ái, đoàn kết quí báu của dân tộc, tư tưởng phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân của Đặng Huy Trứ là một mảnh ghép đặc sắc và đáng ca ngợi. Nhân dân đúng là trong thời nào cũng phải được xem là “ huyết mạch an nguy của quốc gia”, người làm quan, hay làm công chức phải hết sức ý thức được vai trò đặc biệt đó của nhân dân. Trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm, trong cuộc khai thác và phát triển kinh tế xây dựng đất nước, hay là cả những cuộc chiến vô cùng mới mẻ đối với quốc tế và cả Việt nam đó là chống dịch Covid-19.

Ý Đảng hợp với lòng dân trong cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh cam go này. Một lần nữa, tầm quan trọng của sức mạnh đoàn kết được phát huy bởi Đảng đã luôn nhận thức rằng “khó vạn lần dân liệu cũng xong”.[25]

“Những thành công bước đầu trong quá trình chống dịch bệnh càng chứng minh sức mạnh của nhân dân, phát huy tư tưởng chiến tranh nhân dân trong mọi cuộc chiến là chủ trương, quan niệm đúng đắn của Đảng và đất nước ta từ thời đại

qua. Trong bối cảnh Dịch covid-19 vẫn đang biến chuyển không lường và gây nhiều

70

còn là cuộc chiến lâu dài và khốc liệt. “Trong bối cảnh này, ý thức của mỗi người dân sẽ là những liều vắcxin phòng chống dịch, tinh thần đoàn kết chính là hệ miễn dịch của xã hội trước đại dịch”. [25]

Tiểu Kết Chương 3

Trong lịch sử tư tưởng cải cách Việt Nam, Đặng Huy Trứ là một nhà hoạt động cải cách hiếm hoi, vừa là một nhà kinh doanh, một nhà nhiếp ảnh, hơn hết ông là người có công đầu tiên xác lập đạo đức căn bản của người làm quan.

Với triều đình nhà Nguyễn đó là tấm lòng tận trung báo quốc, đáp đền cái nghĩa tôi trung. Ông là một vị quan thanh liêm, cần, thận, nhẫn như ông đã quan niệm. Đặt quy chuẩn nguyên tắc cho người làm quan, quyết tâm chống tệ nạn tham nhũng, thói hư bòn rút của cải của dân chúng, tận tâm chiến đấu, trăn trở khắc khoải một con đường cứu dân, giúp nước.

Đối với lịch sử tư tưởng Việt Nam có thể nói ông là một nhà tư tưởng có nhiều đóng góp quan trọng cho lịch sử tư tưởng nói chung và lịch sử tư tưởng cải

cách thế kỷXIX nói riêng trên các phương diện cải cách giáo dục, kinh tế, văn hóa,

quân sự.

Những quan điểm cải cách của Ông xét đến hiện nay vẫn còn nguyên vẹn các giá trị. Trong đó có những tư tưởng cải cách đặc biệt có thể xem đó là cơ sở nền tảng căn bản có thể áp dụng để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong đời sống hiện đại như bệnh xa dân, quan liêu, tham nhũng, đạo lý của người làm quan, đạo lý của người kinh doanh, phát huy truyền thống đoàn kết nhân dân để xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay.

71

KẾT LUẬN

Trước sự bành trướng và ngang ngược của chủ nghĩa đế quốc trên thế giới, phương Đông đã trở thành một thị trường màu mỡ dưới cái nhìn của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Đối với chủ nghĩa đế quốc nắm trong tay sức mạnh vũ bão của phương tiện khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất cao và vũ khí tối tân hiện đại thì có thể nói vị thế các Phương Đông lúc bấy giờ thật yếu ớt. Việc bị xâm lược bởi những kẻ thù Phương Tây gần như là tất yếu đối với các nước nghèo khó về trình độ sản xuất và khoa học kỹ thuật. Để chống lại sự bạo tàn ngang ngược đó thì sự chọn lựa cải cách đất nước là một trong những con đường hữu ích để thoát khỏi nanh vuốt trực chờ của giặc Tây. Tiêu biểu cho những thành công vang dội của con đường cải cách, canh tân tự cường, tự trị bảo vệ quốc gia và xây dựng đất nước đó là Nhật Bản, Thái Lan. Từ những tấm gương này, phong trào cải cách đất nước, tự cường, tự trị để bảo vệ chủ quyền quốc gia và phát triển đất nước là một xu hướng tất yếu cần phải tiếp thu và thực thi hóa ở các nước kém phát triển trên thế giới.

Ở Việt Nam Phong trào cải cách, canh tân đất nước cũng bắt đầu sớm du nhập và được tiếp thu chọn lựa bởi các nhà sĩ phu yêu nước ở nửa cuối thế kỷ XIX.

Nhưng đánh giá về vai trò của dòng tư tưởng này ở Việt Nam có độc giả cho rằng đó là “một sự chậm trễ lịch sử” [23, tr.285] và thậm chí xét về góc độ hạn chế của một số nhà tư tưởng cải cách thì Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Hồng lại đánh giá thẳng thừng rằng: “sai lầm về nhận thức cơ bản đó làm cho điều trần canh tân của Nguyễn Trường Tộ thành những trang giấy lộn”[14, tr.256]. Nhưng dù nhận xét đó là một sự chậm trễ của lịch sử thì Giáo sư Lê Sỹ Thắng cũng khẳng định tư tưởng cải cách của các nhà tư tưởng ở nửa cuối thế kỷXIX là một bước tiến bộ đáng công nhận trong khi hệ tư tưởng Nho giáo đã ăn sâu bám rễ vào đời sống tư tưởng dân tộc bấy giờ, như Giáo sư đã viết: “Dù sao ít còn hơn là chẳng có ai, muộn còn hơn là không bao giờ xuất hiện”.[23, tr.292]

Thực đúng vậy “ít còn hơn là chẳng có ai”, các nhà tư tưởng cải cách thời kì này khá hiếm hoi, nếu kể thì cũng có có thể đếm ngón trên bàn tay, hầu hết là các trí thức mang đậm tư tưởng Nho giáo: Phạm Phú Thứ, Trần Đình Túc, Nguyễn Trường

72

Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Đặng Huy Trứ. Vì ấn đậm tư tưởng Nho giáo nên hầu hết các nhà tư tưởng mặc dầu rất mới mẻ trong sứ mệnh cải cách quốc gia, dân tộc nhưng cuối cùng lại chỉ luẩn quẩn, loay hoay trong cái vòng tư tưởng Nho giáo và bị siết chặt lấy, khiến cho những điều mới mẻ chỉ có cơ hội xuất hiện chủ yếu trên

các bản điều trần hoặc cùng lắm là một vài hiện tượng cải cách nho nhỏ trong đời sống mà thôi. Mặt khác, điều kiện lịch sử cũng là một trong số các nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trong tư tưởng của các nhà cải cách. Đáng chú ý nhất trong số ít

các nhà tư tưởng cải cách thời đó, khi các công trình nghiên cứu càng tìm hiểu, càng đào sâu tìm tòi thì càng công nhận sự đóng góp của tư tưởng Đặng Huy Trứ là giá trị nhất. Mọi đánh giá cho rằng ông thực sự là một nhà tư tưởng cải cách có giá trị vượt thời đại khi tính đến nay các tư tưởng cải cách của ông vẫn còn nguyên vẹn giá trị.

Có thể thấy rằng tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ xuất phát từ tấm lòng yêu thương dân, được ông đề cập đến rất nhiều từ trước lúc ông thi đỗ và làm quan, thể hiện cái nhìn rất chân thực và trìu mến trước đời sống sinh hoạt và lao động đời thường ngày. Bằng tình yêu thương được kế thừa từ truyền thống quý báu của gia đình và dân tộc, nên khi làm quan tư tưởng ấy có điều kiện trở thành tư tưởng thương dân, đứng trước cái lo lắng quan tâm của trách nhiệm một người làm quan, Đặng Huy Trứ hiểu rõ được mối quan hệ mật thiết của dân và quan, vai trò của nhân dân trong chính xã hội đương triều. Chúng ta có thể thấy tâm nguyện dẹp trừ gian tham trong đời làm quan của ông. Tấm ò yêu thương dân và căm thù bọn quan tham nhũng vẫn nguyên giá trị đến ngày nay.

Cuộc đời làm quan của Đặng Huy Trứ bắt đầu, cũng là lúc giặc Pháp xâm lược nước ta. Vì thương dân, vì lo cho chúa, vì đất nước non sông, Ông trăn trở, khắc khoải con đường làm giàu cho dân tộc, phát triển xây dựng đất nước. Tuy là một quan văn, chức nhỏ trong triều, nhưng có thể nói những điều mà Ông làm được cho quốc gia, dân tộc là đáng nể trọng. Từ việc thoát khỏi tư tưởng xem nghề buôn

bán là “mạt” của Nho giáo đến việc hết lòng ngày đêm phát triển thương nghiệp,

73

cường, tự trị. Không những phải phát triển thương nghiệp mà theo Ông để quốc gia có thể tự cường, tự trị thì phải đi học tiếp thu khoa học kỹ thuật của nước ngoài, phải thay đổi cải cách toàn diện giáo dục và bài xích tất cả các thói hư tật xấu trong nhân dân. Là một đại diện của tư tưởng cải cách đối lập với tư tưởng bảo thủ thủ cựu của cả một triều đình, Đặng Huy Trứ còn là một đại diện xuất sắc của tư tưởng chủ chiến không cam tâm dĩ hòa, nhượng đất, nhìn quê hương bờ cõi bị dày xéo. Ông ngày đêm suy tư làm cách nào để phát huy tiềm lực của binh sĩ, quân sự. Ông tâu xin lập lại kỷ cương trong quân đội, đi sứ lĩnh hội thành tựu khoa học kỹ thuật, đóng tàu chiến, mua súng ống đạn dược, biên soạn binh thư kêu gọi nhân dân tiếp nhận để đứng lên bảo vệ dân tộc nước nhà. Chính tư tưởng thương dân, thân dân nên lúc nào Ông cũng nhận thấy vai trò quan trọng của nhân dân trong chính trị - xã

hội - quân sự, có thể nói ông là một trong những nhà cải cách tiêu biểu đặt nền tảng tư tưởng cho chiến tranh nhân dân về sau này.

Đăng Huy Trứ xứng đáng với những lời ca tụng dành cho Ông: “Một cánh chim bằng luôn muốn xông vào bão tố”,“Một người con của thứ dân”,“Một nho

thần mà gánh vác những việc khác thường”,“Một trong những người trồng mầm khai hóa đầu tiên ở Việt Nam”,....

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thế Anh (2008) Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn, Nxb. Văn học, Tp. Hồ Chí Minh.

2. Đỗ Bang (1998) Khảo cứu kinh tế và tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn những vấn đề đặt ra hiện nay, Nxb. Thuận Hóa, Huế.

3. Bộ Giáo dục – đào tạo (2002) Lịch sử Việt Nam (1858 – 1945), Nxb. Giáo

dục, Hà Nội.

4. Bộ Y Tế (2021) “Trang Tin Về Dịch Bệnh Viêm Đường Hô Hấp Cấp

Covid-19” ,<https://ncov.moh.gov.vn/>, (12/3/2021).

5. Trương Bá Cần (1998) Nguyễn Trường Tộ con người và di thảo, Nxb.

Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.

6. Doãn Chính (chủ biên) (2013) Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam: Từ thời dựng nước đến đầu thế kỷ XX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Chính Phủ (2020) “Báo cáo số Số 395/BC-CP, Báo cáo Công tác phòng,

chống tham nhũng năm 2020”,

<https://img.vietnamfinance.vn/upload/news/hoanghung_btv/2020/9/14/cong-tac- phong-chong-tham-nhung.pdf>, (3/9/2020).

8. Trần Văn Giàu (1993) Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám. Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó trước các nhiệm vụ lịch sử, Tập 1, Nxb. TP. Hồ Chí Minh.

9. Trần Văn Giàu (1988) Triết học và tư tưởng, Nxb. Tp.Hồ Chí Minh, Tp.Hồ Chí Minh.

10. Lê Thị Thanh Hòa (1998) Việc đào tạo và sử dụng quan lại của triều Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1884, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

11. Thế Hưng (2021) “Bất ngờ về Chỉ số cảm nhận tham nhũng CPI 2020 Việt Nam”,Báo Dân trí, <https://dantri.com.vn/kinh-doanh/bat-ngo-ve-chi-so-cam- nhan-tham-nhung-cpi-2020-viet-nam-20210210063731123.htm>, (10/2/2021).

12. Kênh VTC1 (2016), “Đặng Huy Trứ - Tổ nghề nhiếp ảnh Việt nam”,<https://www.youtube.com/watch?v=j9mfkNQF6lw>, (24/4/2016).

13. Hoàng Công Khanh (2001) Cưỡi sóng đạp gió, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

14. Lê Thị Lan (2002) Tư tưởng cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX: Công trình kỷ niệm 40 năm thành lập Viện Triết học, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

15. Nguyễn Hiến Lê, Thiên Giang (1998) Lịch Sử Thế Giới, Tập 2, Nxb. Văn

hóa-thông tin, Hà Nội.

16. V.L.Lê-nin (2005) Toàn Tập, tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia.

17. Trà Lĩnh (1990) Đặng Huy Trứ con người và tác phẩm, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

18. Cao Xuân Long (2016) Tư tưởng triết học của Đặng Huy Trứ, Nxb. Chính

trị quốc gia, Hà Nội.

19. Luận văn 2s - Nhóm GV thuộc ĐHQG HCM & ĐHQG HN (2019), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là gì? Thực trạng ở Việt Nam”,

<https://luanvan2s.com/chuyen-dich-co-cau-kinh-te-la-gi-

bid162.html#:~:text=Chuy%E1%BB%83n%20d%E1%BB%8Bch%20c%C6%A1% 20c%E1%BA%a5u%20kinh%20t%E1%BA%BF%20theo%20ng%C3%a0nh%3A %20L%C3%A0%20s%E1%BB%B1,t%E1%BA%BF%20x%C3%a9t%20theo%20t %E1%BB%abng%20v%C3%b9ng>, (2019)

20. Các Mác và Ph.Ănghen (2004) Toàn tập, Tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Đặng Việt Ngoạn (2001) Đặng Huy Trứ tư tưởng và nhân cách, Nxb.

Khoa học xã hội, Hà Nội.

22. Lê Minh Quốc (2000) Những nhà cải cách Việt Nam, Nxb. Trẻ, Tp. Hồ

Chí Minh.

23. Lê Sỹ Thắng (1997) Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Tập II, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

24. Nguyễn Hà Thu (2020) “Nhận thức sâu sắc về đường lối đổi mới”, Báo Nhân Dân điện tử, <https://nhandan.com.vn/tin-tuc-su-kien/nhan-thuc-sau-sac-ve-

duong-loi-doi-moi-616356/>, (11/09/2020).

25. Thanh Thu (2020) “Đoàn kết là sức mạnh trong cuộc chiến chống

COVID-19”, Tạp chí Tuyên giáo - tạp chí của ban tuyên giáo trung ương,

<Http://tuyengiao.vn/y-te-cong-dong/doan-ket-la-suc-manh-trong-cuoc-chien- chong-covid-19-127514>, (12/4/2020).

26. Nguyễn Thị Thủy (2016) Tư Tưởng Canh Tân Của Đặng Huy Trứ, Luận văn thạc sỹ, ĐHQG Hà Nội, trường Đại Học Khoa học xã hội và Nhân Văn.

27. VTV24 (2020) "Nếu toàn dân Việt Nam đồng lòng... thì chúng ta sẽ chiến thắng", <https://www.youtube.com/watch?V=ealdxg-98pi>, (8/3/2020).

28. VTV TSTC (2020) ,“Bài phát biểu xúc động của PTT. Vũ Đức Đam tại

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ (Trang 73 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)