GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA ĐẶNG HUY TRỨ ĐỐI VỚI TRIỀU

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ (Trang 65 - 66)

Nguyễn

Trong bối cảnh bên ngoài thực dân Pháp ngày càng leo thang xâm lược đất nước, còn bên trong tình hình xã hội ngày càng xấu hơn và triều đình nhà Nguyễn vẫn nhu nhược cắt đất cầu hòa cho giặc mà không chú trọng cải cách đất nước, lập lại trị an trong nhân dân, các triều thần thì bảo thủ với hệ tư tưởng Nho giáo, xem thường khoa học kỹ thuật và tỏ ra thù nghịch với các tư tưởng cải cách, có thể nói tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ hết sức giá trị với triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ.

Lê-nin đã từng viết: “Khi xét công lao lịch sử của các nhân vật lịch sử, người ta không căn cứ vào chỗ họ không cống hiến được gì so với những đòi hỏi của thời đại đương thời, mà căn cứ vào chỗ họ đã cống hiến được gì so với các bậc tiền bối của họ”[16, tr.214-215]. dù tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ không được chấp thuận, cũng như ở khía cạnh nào đó triều đình nhà Nguyễn chỉ thực thi một vài điều nhưng công lao ấy đáng được đề cao và ghi nhận.

Thứ nhất, tư tưởng yêu nước, thương dân cống hiến cả đời để phục vụ đạo tôi trung với vua, hiếu với nước. Dù đứng ở lập trường nào chủ chiến hay chủ hòa, cải cách đất nước hay bảo thụ chấp nhận thì có thể nói tấm lòng trung thành của Đặng Huy Trứ với triều đình nhà Nguyễn là tuyệt đối.

Thứ hai, giữ đạo tôi trung, Đặng Huy Trứ hết lòng làm một quan thanh liêm, phục vụ cho dân cho nước. Ông đặt cơ sở nguyên tắc lý luận cho đạo đức thanh liêm của người làm quan. Trong mối quan hệ của dân và quan, ông đã một bước tiến bộ khi đề cao vai trò của nhân dân trong xã hội và trong quân sự. Nhằm phát huy hết sức mạnh toàn diện để bảo vệ đất nước, xây dựng quốc gia hưng thịnh về

61

thể phủ nhận được tấm lòng trung thành của Đặng Huy Trứ với triều đình nhà Nguyễn.

Thứ ba, cùng với các nhà chủ trương cải cách khác, Đặng Huy Trứ đã cống hiến nhiều biện pháp cấp bách và hữu hiệu thêm cho triều đình nhà Nguyễn. Tư tưởng tự cường, tự trị và cách để thực hiện chủ trương tự cường tự trị của Ông đã góp phần vào cuộc cân bằng tư tưởng trong triều đình giữa phái thủ cựu bảo thủ Nho gia. Không ít lần Vua đã chấp nhận thực thi chính cải cách của Ông mà cho lập Ty Bình chuẩn là một minh chứng điển hình.

Thứ tư, để phát triển đất nước theo con đường tự lực tự trị Ông phải cải cách giáo dục toàn diện, áp dụng học hỏi khoa học kĩ thuật vào sản xuất và quân sự. Ngoài ra giá trị với triều đình nhà Nguyễn ông là một vị quan gương mẫu trong cuộc chiến bảo tồn văn hóa truyền thống bài xích các thói hư tật xấu, hủ tục lạc hậu

trong dân gian.

Thứ năm, để tăng cường sức chiến đấu trong quân đội của triều Nguyễn, ông đã đề xuất lập lại kỷ cương trong quân đội, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân và biên soạn, in ấn phát hành binh thư. Điều này không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với công cuộc kháng chiến chống thực dân khi đó mà còn rất có ý nghĩa đối với lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ (Trang 65 - 66)