Phải học hỏi, tiếp thu công nghệ khoa học kĩ thuật

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ (Trang 53 - 55)

Trong bài “Đề bức ảnh mặc triều phục”, Đặng Huy Trứ tự đánh giá rằng nếu

đem chuyện Thiệu Bá, chuyện xưa ra nói thì chính tích khi làm tuần tuyên thật chẳng được chút gì. Nhưng ở ông, cái lo, cái suy nghĩ nung nấu nhất của người làm bề tôi trong cảnh nước mất, nhà tan, quân vương chịu 35 nhục đã hiện hữu đó là quyết tiêu diệt giặc. Nhận thức được sức mạnh của tri thức, ưu thế của kẻ văn minh, Ông luôn khắc khoải mong muốn trong tim “muốn sang Tây vực để vẽ bức tranh toàn cảnh”, để từ đó có thể học hỏi tiếp thu các thành tựu tri thức mới về khoa học mà tìm được con đường đúng đắn cứu quốc, cứu dân.

Ông đặc biệt coi trọng việc học tập khoa học kĩ thuật hiện đại phương Tây, việc học gắn với việc hành, quan điểm này thực sự là mới mẻ với thời đại đương thời “Ông đề nghị “Lập cục dạy nghề, tuyển thiếu niên thông minh, rước mời người Phương Tây đến dạy ngôn ngữ, toán pháp, đồ họa để làm cơ sở cho việc chế tạo cơ khí đóng tàu thuyền” [21, tr.122]. Cũng như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Đinh Văn Điền, ông nhận thức rõ được nguồn gốc làm nên sức mạnh của thực dân tây phương là khoa học kĩ thuật hiện đại, “vì thế phải dùng sức mạnh vật chất đó để chiến thắng sức mạnh vật chất đó” [21, tr.121].

Năm 1869, ông lập hiệu ảnh “cảm hiếu đường” chuyên chụp chân dung, là người đầu tiên đưa nhiếp ảnh vào Việt Nam, khai sinh nghề nhiếp ảnh. Đặc biệt thú vị ở đây với tư cách là một nhà thơ, một quan văn của triều Nguyễn ông đã tự mình

49

viết một bài quảng cáo cho hiệu ảnh, và đây có thể coi là bài quảng cáo đầu tiên của ngành quảng cáo, marketing của Việt Nam. Xintrích lại một vài đoạn:

“Nay muốn sớm tối vui như trẻ được mặc áo hoa, ngoài nghìn dặm mà dường như dưới gối, luôn luôn thấy mặt, trăm năm sau mà vẫn như in trước mắt, khiến mọi người đều tỏ được tấm lòng thành hiếu chỉ có cách chụp ảnh là hay nhất... Nay cửa hiệu chúng tôi mở ra trong nước..., chiêu hàng rộng rãi, quý khách nếu có ý thích, động lòng hiếu thảo, trẻ thưa trình với các vị tôn trưởng, con em bẩm lên, các vị cha mẹ, một tấm chân dung mà tỏ được tấm lòng ái mộ sâu đậm. Xin xem bảng kê giá tiền dưới đây, tùy sở thích không dám dối trẻ lừa già...”[17, tr.498].

Bài quảng cáo này cho đến nay vẫn còn được coi là một di sản có “một không hai” của dân tộc. Nó là một minh chứng xác đáng cho tư tưởng cải cách mạnh mẽ về cả nội dung văn thơ lẫn hình thức và mục đích của Nho học trong thời đại mới. Điều này cũng cho thấy một sự tiến bộ giữa Đặng Huy Trứ và các nhà cải cách khác cùng thời, khi ông đã ngấm ngầm đả kích lối văn thơ tầm chương trích cú chỉ nệ vào ghi nhớ các điển cố điển tích mà chẳng đem lại mục đích thiết thực nào với dân chúng.

Cũng trong năm đó ông cũng mở hiệu sách “Trí Trung Đường”nhằm in ấn và truyền đạt những tri thức “trồng mầm khai khóa” cho nhân dân. Coi trọng việc mở mang tri thức khoa học ngoài việc mở mang hiệu sách góp sức đưatri thức hiện đại văn minh đến nhân dân, ông còn đặc biệt chú trọng việc mời gọi các nhà Tây học về dạy cho dân. Ông viết: “phải rước mời chuyên gia phương Tây sang giảng dạy”, mở nhiều trường tư thục, mở hiệu sách bán tân thư và nhà in Trí trung đường tại Hà Nội, các tác phẩm được ông tâm đắc để phát hành và in ấn như: “Nhị vị tập”, “Ngũ giới pháp thiếp”, “Đại Nam quốc sử diễn ca”v.v. Ngoài những tác phẩm của mình, ông còn biên soạn khảo cứu nhiều tác phẩm nước ngoài như cuốn “Học vấn tân thư”, “Kim thang tám chủ thập nhị trù” v.v.

Học hỏi kinh nghiệm trong chiến thắng của Ba Tư trước sự xâm lược của nước Áo, ông khẳng định rằng, đó là do Ba Tư biết tiếp thu khoa học kĩ thuật, phát

50

triển vũ khí hiện đại. Ông chỉ rõ rằng: “Nước này biết đầu tư thỏa đáng cho sự phát triển khoa học - kỹ thuật, giáo dục –trí tuệ, đạo đức, đặc biệt là lòng yêu nước cho nhân dân, mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới nên đã có những thành tựu to lớn, đáng ngưỡng mộ. Họ đã chế được loại súng bắn nhanh, lại khéo

giáo dục dân chúng, lòng người vững như thành, hiện cùng với nước Nga hùng mạnh kết thành liên minh mạnh nhất châu Âu”[18, tr.129]. Không chỉ nhận định về tầm quan trọng của súng ống đạn dược trong chiến đấu không sự mà với tư cách của một ông quan văn khi đi sứ ông đã mua được 239 “quá sơn pháo” để phục vụ cho quân sự và chủ động cử người đi học đồ họa để có thể phác thảo chế tạo vũ khí chiến đấu.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ (Trang 53 - 55)