Đạo làm quan

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ (Trang 44 - 47)

Xuất phát từ tấm lòng thương dân, luôn lấy lợi ích nhân dân làm tiêu chuẩn của hành động, chuẩn mực đạo đức của người làm quan từ đó cũng được ông thể hiện rất rõ nét trong các tác phẩm, tư tưởng của mình.

Lúc làm Ông làm quan chi huyện. Thấy dân tình đói khổ, lệnh vua ban mộ binh, ông không chịu làm theo và bị triều đình nhà Nguyễn phạt 1 năm không lương. Vợ ở quê ra chơi phải đi vay gạo đểăn, trong bài “vay được ít gạo” – 1860

Ông viết:

Ngoài kia kêu khát bao người đói

Cám cảnh dân đen những chạnh lòng. [17, tr.196]

Ông đề ra 4 chuẩn mực mà người làm quan cần có: Thanh - Cần - Thận -

nhẫn.

Thanh: Là làm những điều đúng trong khuôn khổ phép tắc, liêm khiết giữ mình trước lợi danh, giữ cái tâm mình trong sáng. Trong đạo làm quan việc giữ mình trong sạch thanh liêm thể hiện qua những việc cần phải làm cho nhân dân và những điều không được làm.

Cần: là cần cù siêng năng, chăm chỉ, kiên trì làm tốt nhiệm vụ, chức trách của mình đối với vua với nước.

Thận: là sự thận trọng, ôn tồn, không vội vã trước lời nói, hành động của mình đối với vua và dân. Nếu phải thốt lời sai với vua quan thì gây tai vạ, còn xử

40

Đảm bảo cho việc thực hiện bốn chuẩn mực ông đề ra 10 điều răn:

Thứ nhất, đạo làm quan phải luôn cố gắng hết sức lực của mình, cống hiến đền đáp ân vua, phục vụ cho nhân dân, hình dung về điều này Ông ví bản thân mình là con nợ của dân và bản thân mình như “khuyển mã” nên lúc nào cũng phải ngay thẳng mà hang hái thêm nữa.

Khuyển mã ngô sinh tứ thập niên, Đồ đa tuế nguyệt cánh đa khiên.

Nghĩa là:

Khuyển mã đời ta bốn chục rồi,

Uổng bao năm tháng lắm lầm sai.[17, tr.290]

Thứ hai, làm quan phải giữ tâm trong sáng, tu dưỡng nền đạo đức của bản thân mình, dứt bỏ hết cái hám lợi hám dục trần tục, chặt đứt “lòng tư lợi và dục vọng”, hết lòng phục vụ cho dân cho nước. Luôn nhắc nhở bản thân hước về điều thiện lành, thuần khiết thanh liêm không thẹn với trời xanh, tránh xa đọa đầy cõiđịa ngục vì gian tham, hám dục.

Thứ ba, người làm quan có ơn thì phải báo đáp, tuyệt đối trung thành mà báo đáp ân vua, nợ nước. Nếu không báo đáp thì là kẻ tiểu nhân kém cỏi, thiên hạ chê cười, Ông ví mình: “Năm đời đội ơn nước, ta đã báo đáp được bao nhiêu? Cái học sáu kinh của gia đình truyền cho, chớ coi nhẹ mà vứt bỏ. Nhìn lại chỉ còn mình ta là thua kém, hãy đừng để cho thiên hạ chê cười”.[17, tr.292]

Thứ tư,người làm quan phải giữ vững “chân tâm” luôn tự bồi nhân trí, nâng

cao trình độ để biết được cái tốt xấu, đúng sai giúp dân giúp nước chống kẻ gian

tham, phân trần được đâu là người bị hàm oan, đâu là kẻ gây tội ác mà kịp bảo vệ, mà kịp trừng trị vỗ yên lòng dân chúng: “Phân biệt được cái xấu, cái tốt chẳng cho kẻ nào lẩn tránh, trừ diệt được yêu ma khó tránh thoát. Vỗ yên dân, cai quản nha lại, hai việc đều khó nhưng với chân tâm có thể vượt qua được sóng gió của bể loạn”.[17, tr.293]

Thứ năm, người làm quan phải thấm nhuần triết lí nhân trị và đức trị của Nho gia, biết kết hợp với đạo lý vô vi nhi trị của Đạo Giáo. Dùng nhân dùng đức mà

41

trị vì thiên hạ, dùng cái tâm thanh thản an yên bất màng lợi danh thuần khiết theo cái lẽ tự nhiên mà hành sự: “Tự trong nhà mình giữ được sự vui vẻ và đâu đâu cũng có gió xuân thì có sự êm ấm. Dạy dỗ bằng yêu thương thì kẻ ác hóa hiền như trẻ nhỏ; nét mặt vui vẻ thì chuột cáo cũng hết tình ranh ma”.[17, tr.294]

Thứ sáu, quan thanh liêm muốn cần muốn nhẫn thì phải tránh xa tửu sắc, lời xu nịnh của kẻ gian tham, bản thân hết sức tránh sự tự mãn, an nhàn, hưởng thụ mà quên đi việc là phải quantâm đời sống của dân chúng. “Những muốn cười cho cửa công sao mà sâu tựa biển. Bởi do an nhàn, thích chơi bời mà dễ sinh ra kiêu ngạo, xa hoa”.[17, tr.295]

Thứ bảy, phải luôn “giữ nề nếp xưa”, lấy nhân dân làm tiêu chuẩn của mọi hành động của mình, đừng quá tự mãn tự kiêu, tự cạnh mình có trí thông minh mà quên đi cái nền nếp cũ, quên mất cái chuẩn là lợi ích của dân mình.

Thứ tám, hưởng bổng lộc của vua là tiền thuế của dân nên phải hết lòng xây dựng phát triển chi đất nước, phục vụ cho đời sống ấm no của nhân dân, chứ nợ dân mồ hôi biết sao đây?: “Tạo hóa sinh ra ta không phải để ngồi không, đối với cái lợi,

cái hại của dân sớm đã có quan hệ...Bổng lộc anh được hưởng là mỡ dầu của dân nhưng liệu có làm nên việc gì? Ăn không như ta cũng mặt dày”.[17, tr.297]

Thứ chín, hưởng đức hưởng phúc là điều ai ai cũng muốn, nhưng làm quan phải biết “tạo phúc” “trồng đức” không thể nào mà hưởng cái phúc mà mình không tạo, hưởng cái phúc mà mình không công không cán, lẽ nào đó là cướp của dân sao?, một sợi tơ, một hạt gạo đều là mồ hôi công sức của nhân dân, không muốn trồng cây phúc đức làm cái lợi cho dân thì đừng nên làm quan: “Hưởng phúc không khó mà tạo phúc mới khó. Phúc không tạo ra thì hưởng sao yên. Một sợi tơ, một hạt gạo đều nhờ phúc ấm của tổ tiên. Gấm vóc, cao lương là đầu mối của tai họa. Muốn cho nhà cửa rạng rỡ, hãy trồng cây đức.”.[17, tr.298]

Thứ mười, làm quan phải “ nhẫn” không được nóng vội mà phán quyết sai lầm, dù “khách”có nóng giận như lửa thì tâm người làm quan vẫn nguội lạnh như thường, nhận nại để tránh gặp phải “tai tinh”: “Đã học được bài minh ba chữ răn

42

kẻ làm quan: Thanh, Thận, Cần, lại càng nên đem chữ Nhẫn ra để chống lại “tai tinh”, ngôi sao gây tai họa.”.[17, tr.299]

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)