Tư tưởng cải cách giáo dục Nho học của Đặng Huy Trứ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ (Trang 55 - 56)

Theo đặng Huy Trứ giáo dục là phải phát huy toàn diện. Nói về vai trò của giáo dục ông xem giáo dục là rất quan trọng với xã hội với đất nước trong tình thế hiện nay. Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta là bởi sự yếu kém về giáo dục bởi sự kìm hãm của các giáo lý hệ tư tưởng Nho giáo không còn phù hợp nữa rồi. Giáo dục Việt Nam rơi vào tình trạng bảo thủ trì trệ, nhu nhược yếu đuối không thể nào chống lại sức mạnh của văn minh Phương tây đang lăm le bờ cõi. Cần phát triển giáo dục, bồi dưỡng đào tạo nhân tài để cứu nước, giải phóng dân tộc và xây dựng quốc gia.

Đối tượng giáo dục Ông cho là: “Người tài đâu phải do trời sinh ra một cách ngẫu nhiên” mà phải thông qua việc giáo dục đào tạo. Vì thế đối tượng giáo dục theo ông là không biệt giai cấp giàu nghèo, ai ai cũng có thể đào tạo và rồi phát hiện nhân tài cứu lấy bờ cõi non sông.

Trên cơ sở của mục đích giáo dục và đối tượng giáo dục Đặng Huy Trứ cho rằng nội dung của giáo dục hiện tại là cần phải đào tạo ra con người có hiểu biết sâu rộng ở cả nhiều lĩnh vực.Việc đánh giá của Đặng Huy Trứ cho rằng văn chương (Nho học) không còn chống nổi được giặc, không thể cứu vãn tình thế cấp bách của dân tộc cho thấy đây là sự cải cách tư duy mang tính đột phá nhất trong tư tưởng cải cách giáo dục của ông. Ông phê phán nội dung giáo dục và phương pháp giảng dạy

51

của các nhà Nho: “kẻ sĩ tới trường có tới một nửa là người học vờ; thậm chí có người nhảy lên tự đắc, ngất nghểu như một cự nho. Lối văn tam trường thì thổi sáo dựa theo người, đến khi hỏi tới quy cách hành văn thì bụng rỗng như không. Vậy mà trong lòng vẫn tự cho rằng một ngày kia ắt đỗ cử nhân, ắt là tiến sĩ”[17, tr.121].

Từ đó khi tận mắt chứng kiến các thành tựu của khoa học kĩ thuật phương Tây ông đã hết lòng nung nấu việc thay đổi nội dung giáo dục của Nho giáo một cách sâu sắc. Ông cho rằng việc giáo dục không chỉ là dạy những cái gì sẵn có mà phải đáp ứng những gì mà xã hội, đất nước đang cần.

Về phương pháp học tập ông cho rằng quá trình giảng dạy là sự thống nhất giữa người dạy và người học trong đó vai trò của người thầy hết sức là quan trọng, người thầy có thể truyền đạt tốt và thay đổi cả một con người, Ông viết: “Dạy dỗ bằng yêu thương thì kẻ ác hóa ra hiền như trẻ nhỏ, nét mặt vui vẻ thì chuột cáo cũng hết ranh ma”. Người thầy với nhiệm vụ truyền đạt tri thức của mình thì không được giấu diếm, với tinh thần ôn cố tri tân đáp ứng tất cả các nhu cầu tri thức mà học trò cần thiết: “ Sư đệ tương trưởng” thầy trò cùng nhau phát triển. Người thầy còn phải biết chọn lựa trí thức mà truyền đạt lại cho học trò.

Đối với học trò, ông yêu cầu cần phải có tinh thần ham học hỏi, từ chủ động tìm tòi khai phá những tri thức mới, không có gì khác hơn ngoài sự cố gắng trau dồi phát triển bản thân mình ngày đêm: “đạo học không gì bằng trở lại đòi hỏi ở nơi mình, các sĩ tửphải dốc chí làm cho được, nếu có ý nghĩa trên thì sửa đổi, không có thì cố gắng hơn nữa”[17, tr.122].

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)