Chiến tranh nhân dân là huyết mạch quyết định sự an nguy của đất nước

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ (Trang 61 - 63)

nước.

Trái với quan niệm của Nho giáo coi vua là chủ của nước, Đặng Huy Trứ theo quan niệm “Dân là chủ của nước, là chủ của thần” đây là cơ sở của việc Ông đặt nền tảng cho tư tưởng đánh giá cao vai trò của nhân dân, cần phát huy sức mạnh của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Cùng là một trong những tư tưởng đại diện cho phong trào cải cách canh tân nhưng Nguyễn Trường Tộ đã cho rằng: “dân là gốc nước, nói vậy cũng chưa được đúng lắm. Nên nói rằng vua quan là gốc của nước”. [5, tr.144] Điều này có thể thấy rõ sự khác

nhau rất rõ ràng trong tư tưởng của hai nhà cải cách và đối chiếu với lịch sử dân tộc đã trải qua thì ta có thể đánh giá tư tưởng cải cách xem trọng nhân dân của Đặng Huy Trứ là một sự tiến bộ so với các nhà tư tưởng cùng thời đại nửa cuối thế kỷthứ

57

Đề cao yếu tố con người và vai trò của nhân dân trong chiến đấu Đặng Huy Trứ viết: “Từ xưa nhân hòa là điều quan trọng bậc nhất, thiên thời, địa lợi cũng từ đó mà sinh ra” [21, tr.119]. Trong khi Nguyễn Lộ Trạch chưa tìm thấy sự quan trọng cần thiết đó: “ Giữ nội hà không bằng giữ hải khẩu… khi giữ biển, thế ta chuyển sang mạnh, quân giặc ắt phải cầu hòa”[21, tr.118]

Từ việc đề cao vai trò của nhân dân, Ông cũng đề cao tinh thần đoàn kết nhân dân chống giặc: “trên dưới đồng lòng mong cùng nhau cứu nước, thì dám nói

rằng một chân, một tay cũng đủ giúp rập cho công việc”[21, tr.119]

Tư tưởng chiến tranh nhân dân của Đặng Huy Trứ còn thể hiện rõ trong nhận thức về tầm quan trọng của công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ trách nhiệm bảo vệ đất nước của mình. Phải làm sao đó cho nhân dân hiểu được rằng không chỉ có lao động làm ra của cải thôi là dân chúng sẽ được bình yên sinh sống, mà ngoài những việc làm hằng ngày thì dù nam hay nữ đều phải hiểu về binh thư để bảo vệ tài sản, thóc lúa, gấm vóc mà mình bỏ công lao động mà có được “Cày cấy và canh cửi là gốc của cơm áo.Nhưng nếu không hiểu việc binh để giữ lấy thì dù có thừa thóc trong kho, thừa vải trên khung cửi cũng bị kẻ địch lấy đi”[17, tr.506]. Có thể thấy bằng việc tuyên truyền, giáo dục nhân dân về ý thức bảo vệ tổ quốc, truyền bá binh thư trong nhân dân ông đã dấy lên tinh thần đoàn kết và truyền thống yêu nước mà đứng lên chiến đấu cùng nhau bảo vệ bờ cõi non sông trong quần chúng nhân

dân.

Tin tưởng vào sức mạnh tập thể của nhân dân, Đặng Huy Trứ đồng thời quan tâm đến vấn đề thiết yếu trong quân sự như: đào tạo sĩ quan, bài binh bố trận, kho vận, áp dụng kĩ thuật các thiết bị quân sự mới vào chiến đấu. Nhưng đặc biệt hơn Nguyễn Trường Tộ hay Nguyễn Lộ Trạch, Đặng Huy Trứ đã đặt nền tảng cho

tư tưởng biện chứng về mối quan hệ giữa chiến tranh nhân dân với củng cố, xây dựng quân đội chính quy trong những vấn đề chiến lược quân sự, chiến thuật và kỹ thuật khác để tạo lập nên một sức mạnh quân sự tổng hợp. Ông viết: “Quân đội là nanh vuốt có quan hệ đến sự thắng bại, nhưng nhân dân mới là huyết mạch quyết định sự an nguy của đất nước”. “Cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược

58

là sự nghiệp chung của của nhân dân, phải dựa vào nhân dân mới có thắng lợi. Quân đội là từ nhân dân mà ra, do vậy muốn quân đội vững mạnh, đủ sức chiến đấu và chiến thắng thì phải dựa vào dân”. [21, tr.117]

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)