Cải cách văn hóa bằng việc phê phán bài trừ hủ tục truyền thống và thói hư tật

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ (Trang 56 - 59)

thói hư tật xấu trong nhân dân

Bắt đầu từ quan niệm của tư tưởng Nho giáo về “quân tử” Ông đưa ra tư tưởng cải cách văn hóa ứng xử của người làm quan, xây dựng những phẩm chất tốt đẹp của người quân tử khi cho rằng: “Người quân tử là người làm việc trước đã, sau mới ăn...giữ chức vị, chẳng làm việc, chỉ ăn không, xưa coi đó là nhục”[17, tr.168] là người quân tử hay kẻ tiểu nhân khác nhau ở chỗ biết lao động hay chỉ là kẻ lười nhác, chuyên đi ăn bán của nhân dân, của những người bên cạnh. Ông viết:

52

trên đời, nhân phẩm có cao, có thấp. Chênh nhau chỉ có một chước này: siêng năng hay lười nhác”[17, tr.169].

Để là người quân tử, Đặng Huy Trứ khuyên con người phải tránh xa các thứ là rượu, thuốc phiện, ham mê sắc dục, cờ bạc, và chơi bời. Quân tử không được đắm mình trong men say của rượu phải “để giữ thân mình, lo đạo lớn vẹn tròn, ấy là Đức của người quân tử. Đối cuộc thế, lập công cao bất hủ, đó là Danh của đấng trượng phu”[17, tr.471]. Ông còn viết:

“Dứt rượu là Hưng, say rượu: Vong, Nước nhà, suy kỹ, lẽ cùng chung. Hỏng người vì rượu, bao ghê sợ, Mất trí vì men, mấy thảm thương Việc trước, lời xưa là thánh dược,

Suối “liêm”, nước “nhượng” ấy lương phương”. [17, tr. 473]

Thuốc phiện không chỉ là xấu người quân tử mà còn làm hại cho vận mệnh của nước nhà, so sánh với cái độc của rượu thì thuốc phiện còn độc hại hơn gấp trăm ngàn lần. Thuốc phiện là thói hư tật xấu của Phương Tây nó có hai dạng nếu thuốc phiện từ nước Thanh sang sẽ có hình vuông hay còn được gọi là “Bạch cống Vân Nam, còn từ phương Tây sang thì hình tròn được gọi là “Sa đen”. “Ăn uống dễ hại người, Rượu, đắm say vô độ. Duy khói thuốc phiện này Thuở xưa chưa từng có. Gây thói xấu từ ai? Tạo độc giết người thế! Phá thân lại phá nhà Cái hại gớm vô kể!”[17, tr. 474]. Ông cho rằng thuốc phiện là công cụ để thực dân Pháp xây dựng thiết lập chính sách ngu dân, điều nàykhi đi sứ sang Trung Quốc chứng kiến những con nghiện ngùn ngụt trong khói Ông đã hết lòng e sợ. Năm 1840, 1853 khi Anh và Trung quốc lại nổ ra cuộc chiến tranh Nha phiến thì Ông lại càng nhận thức được sự nguy hiểm của loại độc dược mê muội này. Nó biến người quân tử hiền lành thành con quỷ dữ mê muội, lười lao động và cướp bóc, còn với xã hội nó làm loạn lạc gây mất trật tự an toàn, còn với quốc gia nó sẵn sàng là một cuộc chiến tranh, Ông Viết: “…Ơi hỡi! Con cùng cháu Vết xe trước xa đâu! Hố lửa này, nếu

53

mắc Dị hại thật là sâu. Ta nay phơi gan ruột Vì bay, nói hết ra. Bay cần phải thận trọng Giữ lấy phúc nhà ta”[17, tr.478-479].

Xuất thân từ dòng dõi Nho giáo, Ông phê phán tư tưởng “trọng văn khinh võ”, “nội hạ ngoại di”:“Ông đả kích óc thủ cựu, tệ giáo điều, luôn suy nghĩ máy

móc, khuôn sáo...Đối với phong tục tập quán tín ngưỡng của nhân dân, ông khẳng

định sự tiếp nối bảo tồn những truyền thống tốt đẹp như tục chạp mộ hoang, đắp mộ tổ tiên, cúng giỗ, tế làng… phát huy thuần phong mỹ tục, tôn trọng di tích lịch sử”

[26, tr.51]. Đối với những hủ tục mê tín dị đoan như tục chiêu hồn, lên đồng, trai

tiếu ông đã đả kích và phê phán thẳng thừng như trong bài “Mụ rí gọi hồn”. Ông

viết: “Lạ cho mụ rí, giống người chi? Gọi được hồn ma! Lừa giỏi ghê! Tàn lửa khói

nhang phun hay nuốt Hồn anh vía chị rủ nhau về! Đàn bà mê muội lâu thành nghiện Mánh khóe gian ngoan rõ đủ nghề.”[17, tr.99]. Tận mắt chứng kiến cảnh lừa già, dối trẻ hô mây gọi gió, bùa mê gọi hồn Ông lên án: “Đội đầu ngũ nhạc, miệng kim cang, Cờ kiếm công nhiên giữa đàn tràng. Sấm rền một tiếng tiêu ma quỷ, Sao đưa nửa bước đuổi ôn hoàng Tinh binh lực sĩ tha hồ gọi, Địa võng thiên la tự bủa trương. Dối thế lừa dân từng đã có, Bùa mê tận lẽ hãy suy lường”[21, tr.170].

Trong tác phẩm “Từ thụ yếu quy” viết về chống tham nhũng và trừ tệ nạn trong xã hội, ông cũng đã lên án mạnh mẽ các hủ tục mê tín dị đoan lập đàn bùa phép là vi phạm trắng trợn phép nước, phải cấm ngặt đồng cốt, tà thuật giả quỷ bán thần. Với tư tưởng cải cách mạnh mẽ lối sống, văn hóa dân tộc, quyết tâm bài xích tất cả những quan niệm sai lầm và thói hư tật xấu trong dân chúng, ngay từ lúc đỗ đạt làm quan nhận chức ở Phủ Hà Trung ông đã cho người phá hủy hai đền miếu thờ nhảm tại huyện này và đã ra hai bài hịch “Cấm đền thờ nhảm”, “Hủy miếuthờ nhảm”.

Ngoài ra, vốn là một Phật tử, Ông cũng thẳng tay phê phán những tăng ni đội lớp cà sa để lừa gạt dân chúng quyên góp tiền bạc, trục lợi cho chính bản thân mình để bảo vệ sự chân chính của Phật giáo. Ông viết: “Lừa người lấy cơm ăn, Dối dân

lấy áo mặc. Gái dệt và trai cày, Quanh năm làm cật lực. Nuôi bọn phóng đãng kia, Không đói lòng, rét cật”.[21, tr.170]

54

Như vậy, để xây dựng đất nước giàu mạnh tự cường, tự trị theo Đặng Huy Trứ không chỉ phát triển thương nghiệp để làm kinh tế, phải học hỏi tiếp thu công nghệ khoa học kỹ thuật, phát triển toàn diện giáo dục mà còn phải cải cách văn hóa, lối sống của nhân dân, mạnh tay dẹp trừ những thói hư tật xấu trong nhân dân, xây dựng những phẩm chất chân chính của người quân tử, xây dựng con người xã hội có văn hóa, giàu nếp sống lành mạnh.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ (Trang 56 - 59)