Cuộc Đời, Sự Nghiệp Và Sự Hình Thành Tư Tưởng Cải Cách Của Đặng Huy

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ (Trang 37 - 42)

Đặng Huy Trứ

1.3.2.1 Cuộc đời và sự nghiệp của Đặng Huy Trứ

Đặng Huy Trứ sinh 1825 trong gia đình có nhiều đời Nho học và nhận được sự ân sủng của nhiều đờivua Nguyễn.

Năm 1843, khi ông 18 tuổi ông đã thi đỗ cử nhân. Năm 1847, Ông đi thi Hội, thi Đình được đỗ cả tiến sĩ, nhưng vi phạm húy ông đã bị tước cả cử nhân có tư cách tiến sỹ, bị phạt 100 roi và cấm thi trọn đời. Sau này ông dạy dỗ được nhiều con

em của các quan lại trong Triều đỗ đạt, các quan lại đã tâu xin cùng vua Nguyễn để Ông được tư cách thi cử. Ông đã thi đỗ đạt và làm quan.

Năm 1856, năm ông 31 tuổi, ông được cử đi kiểm tra tàu thuyền, trong khi Giặc chưa kịp nổ súng xâm lăng thì Ông đã nêu rõthái độ chủ chiến để chống giặc

trong bài “Vãng quân thứ Đà Nẵng tức sự”.

Năm 1857- 1862, ông lần lượt giữ các chức quan ở tỉnh huyện và làm việc ở Nội các, với chức vụ Ngự sử.

Năm 1865, Ông được cử làm Bố Chánh ở Quảng Nam nhận trách nhiệm cứu đói cho dân. Cũng cùng năm này Ông nhận nhiệm vụ lên đường sang Trung Quốc thám thính dương tình. Cũng trong dịp này mà ông đã tận mắt chứng kiến sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện đại của Tây phương khi nó vào Trung Hoa, Ông đã ngạc nhiên và viết tài liệu về việc đóng tàu chạy bằng hơi nước. Có thể khẳng định rằng Ông là người đầu tiên khai hóa đem kỹ thuật đóng tàu của Đông Dương về Việt Nam.

Năm 1866 ông được cử làm biện lý Bộ Hộ, nhân cơ hội này Ông đã xin thành lập Ty Bình Chuẩn ở Hà Nội lo cho việc lưu thông hàng hóa, kinh doanh gây

dựng tài chính cho quốc gia.

Năm 1867, Ông được cử làm Bố tránh Nam Định, do không nhịn được nổi trước nạn tham nhũng nên ông đã nhiều lần chống trả và bị cách chức và điều đi thứ Bắc Ninh. Cũng trong năm này Ông lại được cử sang Quảng Châu, lại còn lập thành tích khi mua về được 239 khẩu đại pháo gửi về phục vụ cho quân sự nước nhà.

33

Nhân dịp này ông đã viết bài “Trong khi ốm được Dã Trì chủ nhân chỉ giáo” nêu rõ

tinh thần tự cường đất nước, cải cách đất nước để cứu dân tình, quốc gia. Ngoài ra ông còn viết một số tác phẩm khác để trình bày về tư tưởng cải cách và mua tân thư, binh thư, máy móc, vật liệu chụp ảnh để đem về nước.

1868, khi 6 tỉnh Nam kì đã rơi vào tay Pháp, ông ở lại miền Bắc thực hiện công tác quân sự. Viết binh thư và kinh doanh. Về sau kinh doanh gặp khó khăn và cấm đoán của vua quan triều Nguyễn nên đóng cửa.

1873, ông theo quân đội của Hoàng kế viêm đánh dẹp biên giới. Khi quân của Hoàng kế viêm rút về Đồn Vàng để chống Pháp. Tại đây ông lâm trọng bệnh và sống những ngày cuối đời trong day dứt Ông viết: “Phong trần không nhuốm thế là tiên rồi. Đã giữ lòng chính đính và tốt, sao lại buồn thần tuổi già”. Ông từ trần

ngày 7-8-1874. Tự Đức ngờ là ông “lập mưu khác”, ra chiếu vụ có đoạn: “hơi có

học vấn một chút, cũng không phải là vô dụng, gia ân cấp cho 100 quan tiền; lại chuẩn cho quan tỉnh ấy (Hà Nội) đưa linh cữu về chôn cất ở nguyên quán”. Bắt đem thi hài ông về Huế, còn cho người mở nắp quan tài ra xem là ông có chết thật

hay không. Mộ phần của Ông hiện đang chôn cất ở huyện Hương Điền thuộc tỉnh

Thừa Thiên. (Theo kết quả nghiên cứu của Gs. Lê Sỹ Thắng )[23, tr. 334]

1885, cháu của Đặng Huy Trứ là Đặng Huy Phổ đem quân đánh kinh thành Huế lúc quân Pháp đang chiếm đóng kinh thành. Cuộc khởi nghĩa thất bại, Đặng

Huy Phổ bị xử tử và giặc Pháp đã đốt hết thư viện nhà họ Đặng. Rất nhiều tác phẩm của Đặng Huy Trứ đã chôn vùi với lửa nhưng tư tưởng của Ông đã được truyền tụng trong nhân dân.

1.3.2.2 Sự hình thành tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ

Theo công trình nghiên cứu của PGS.TS Cao Xuân Long thì sự hình thành tư

tưởng của Đặng Huy trứ được phân chia theo hai giai đoạn, căn cứ vào nội dung, quan điểm của các tác phẩm đánh giá sự biến đổi trong tư tưởng của Ông:

Giai đoạn thứ nhất - Trước khi thực dân Pháp Xâm lược (từ năm 1858 về trước).

34

“Chủ đề tiêu biểu, xuyên suốt trong các tác phẩm của Đặng Huy Trứ ở giai đoạn này là tình yêu quê hương, đất nước trên nền tảng của hệ tư tưởng Nho giáo.”[18, tr 67] Giai đoạn này thể hiện tập trung tư tưởng ở các nội dung:

Thứ nhất, tự hào về các cảnh đẹp của quê hương đất nước và truyền thống quý báu của dân tộc. Bằng thơ ca Đặng Huy Trứ đã vẽ lại bức tranh quê hương xứ sở trong thanh bình, gần gũi, mộc mạc mà êm đềm trong những năm tháng mà thực dân Pháp chưa tiến đánh: con trâu, con cá, bến nước, ánh trăng khuya...

Thứ hai, tư tưởng yêu thương con người, dân tộc, đồng cảm, thấu hiểu nỗi vất vả của người lao động. Như các tác phẩm: “Ông già đan đồ trẻ”, “Thợ cày vực nghé”, “ người đàn bà chăn tằm”, “Bà vú nuôi tre”,..

Thứ ba, phê phán những hủ tục mê tín dị đoan, những thói hư tật xấu của nhân dân, khi đất nước còn yếu kém thì lại sà đà trông chờ vào những đấng siêu nhiên ma mị, suy đồi. Tư tưởng này được ông thể hiện rõ ràng và thẳng thắng trong 2 bài Hịch được viết năm 1857: “Hịch hủy miếu thờ nhảm”, “Hịch cấm đền thờ nhảm”.

Bọn tà ma ấy Gần lỵ sở ta!

Hồn nương miếu nát, luôn gây họa cho con trẻ đàn bà, Giấu cõi trần, chuyển thành tai cho lũ người ngu xuẫn. Có vài hào lợi nhỏ nhoi,

Đều trút vào lọ hương hỏa. Đâu từng cứu nước giúp dân?

Chỉ luống nhiễu người hại vật [17, tr.156]

Giai đoạn hai- Từ khi thực dân Pháp Xâm lược nước ta (từ năm 1858 về

sau).

Chủ đề xuyên suốt của giai đoạn này vẫn là tinh thần yêu nước. Tình yêu quê hương đất nước nồng nàn thể hiện qua sự căm thù quân giặc sâu sắc, cũng như là sự suy tư con đường nào cho dân tộc thoát khỏi giặc man di đang ngày đêm lăm le bờ cõi. Trong bài viết “Đi quân thứ Đà Nẵng, ghi lại”Ông viết:

35

Một vùng Đà nẵng rợ tây Dương Giữ nước, quân dân mệt lạ thường. Cuối tiết tàn thu cơn lũ lụt,

Muôn nhà thiếu bữa cảnh thê lương. Diệt thù, sương gió thương quân sĩ, Lo nước, đêm ngày bận đế vương. Ăn lộc, ví cùng lo việc nước,

Tính sao? Hòa, chiến, giữ hay nhường? [13, tr.151]

Cũng trong chính giai đoạn này điều kiện lịch sử đã tạo ra các tiền đề cho phép Đặng Huy Trứ hình thành tư tưởng cải cải mạnh mẽ. Nếu giai đoạn trước tinh thần yêu nước ấy thể hiện sâu sắc qua việc miêu tả chân thực hiện thực bức tranh quê hương, người lao động và phê phán các thói hư tật xấu hủ tục trong truyền thống văn hóa, thì nay tư tưởng của Đặng Huy Trứ là yêu quê hương nên tìm kiếm đường lối bảo vệ đất nước bằng chiến đấu chống kẻ thù bằng tư tưởng tự lực tự cường, áp dụng thành tựu của khoa học kĩ thuật. Lúc làm quan thì kiên quyết chống tệ nạn tham nhũng, bòn rút xương máu nhân dân như “Nguyên tắc chủ yếu của việc không nhận và nhận biếu”, “Quân tử không ăn không”, “Sắp làm sớ tố giác”, “Cáo thần, phật”, “Sung làm Phó Đổng Lý Thanh tra Vũ Khố”. Lúc đi xứ thì hứng thú, tìm tòi cái hay cái phát triển của văn minh Tây phương mà mang về nước, hết lòng trung thành tâu xin, bàn luận thực thi việc cải cách như: “mong tin vui sứ bộ đi tây”, “mong người hiền như khát nước”,“đi lĩnh chức Bố Chánh Quảng

Nam”,“nước ta mới đóng chiếc tàu lớn chạy bằng hơi nước”, “khai trương công việc Bình Chuẩn”. Dù là giỗ cha, xa mẹ xa quê hương, hay lúc ốm đau bệnh tật cũng đều nhận trách nhiệm lên đường theo lệnh của triều Nguyễn.

Tiểu Kết Chương 1

Trong bối cảnh chủ nghĩa đế quốc bành trướng xâm chiếm thị trường thuộc địa trên thế giới thì nhiều quốc gia dân tộc phương Đông vì yếu thế trong sự phát triển khoa học kĩ thuật đã dễ dàng bị xâm lược. Việt Nam sau bao biến cố cũng thống nhất được nền tự trị của dân tộc nhưng từ khi vua Nguyễn Ánh lên ngôi sự

36

phát triển của dân tộc vẫn trì trệ dậm chân nên cũng không thể nào tránh khỏi làn sóng xâm lăng uy mãnh của giặc Phương Tây. Đứng trước nguy cơ đó thì tư tưởng tự cường tự trị, học hỏi văn minh của quốc gia phương Tây là con đường duy nhất để giải phóng dân tộc và phát triển đất nước.

Sự xuất hiện Tư tưởng canh tân ở Việt Nam ở nửa cuối thế kỷ XIX có thể khẳng định như Giáo sư Lê Sỹ Thắng là bắt đầu từ 1863 và bắt đầu dồn dập bộc lộ đến năm 1866.[23, tr.294]. Dù như thế vẫn là một bước phát triển tư tưởng chậm trễ và không cách nào cứu vãn tình thế xâm lăng của Pháp. “biết rằng thủa ấy xã hội Việt Nam chưa cấp bách đòi hỏi phải phát triển tư bản chủ nghĩa, nhưng công cuộc chống ngoại xâm lại cấp bách đòi hỏi phải Duy Tân, tự cường, bằng không, bằng trễ thì mất nước”[8, tr.53].

Hầu hết các nhà cải cách đều được đào tạo Nho học, đều trực tiếp hay gián tiếp được với nền văn minh phương Tây và ít nhiều chịu ảnh hưởng của nền văn hóa này. Nhưng bên trong hệ tư tưởng Nho Giáo vẫn là nòng cốt. Các mặt hạn chế trong tư tưởng cải cách một phần lớn cũng là hạn chế bị tư tưởng cũ chi phối mà không thể thực thi những tư tưởng cải cách trước thực tiễn của thời đại.

Không thể nào phủ nhận tư tưởng của Đặng huy Trứ mang đậm bản sắc tư tưởng Nho giáo, về Đạo vua tôi, bậc quân tử, đạo làm người nhân nghĩa... Nhưng các tư tưởng ấy đứng trước bối cảnh của thời đại thì đã được Đặng Huy Trứ cải lương, đổi mới và thực thi vào chính hiện thực của lịch sử thời đại. Chính điều này

tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ được đánh giá tiến bộ hơn một bậc so với các nhà cải cách canh tân cùng thời.

37

Chương 2:

NHỮNG NỘI DUNG TRONG TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA ĐẶNG HUY TRỨ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ (Trang 37 - 42)