Tư tưởng thương dâ n Mối quan hệ giữa dân và quan

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ (Trang 42 - 44)

Vào thế kỷ XIII, khi Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương lâm trọng bệnh đã trăn trở với vua về con đường giữ gìn quốc gia dân tộc là: “Phải biết khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”.

Về sau này, ở thế kỷ XV, thì Nguyễn Trãi trước sự xâm lăng của Giặc Minh, Ông đã cũng rất đề cao vai trò của nhân dân, xem nhân nhân là cốt lõi của quốc gia dân tộc, ảnh hưởng tác động đến trực tiếp đến sự hưng thịnh của quốc gia, ông viết: “Phúc chu thủy tín dân do thủy - Lật thuyền mới rõ dân như nước”.

Tư tưởng Nguyễn Trường Tộ thì khác hẳn Nho giáo về quan niệm về vai trò của nhân dân như đã viết: “ dân là gốc nước, nói vậy cũng chưa được đúng lắm. Nên nói rằng vua quan là gốc của nước” [21, tr.144].

Nho giáo phân hạng người thành hai loại: “Hạng thứ nhất là quý tộc, vua

chúa – tức là những người được coi là có tài đức, lo việc trị dân và sống dựa vào

sức lao động của nhân dân. Hạng người thứ hai là nhân dân lao động thì phải phục tùng và làm việc, nuôi sống hạng người thứ nhất. Đó là lẽ thông thường trong thiên hạ”. (Mạnh Tử, Đằng Văn Công Thượng, 4). Mỗi hạng người vì thế là khác nhau, nhưng đều có cùng mục đích là làm cho đất nước thái bình thịnh trị, hạng thứ nhất được coi là quân tử, hạng thứ hai ví như kẻ tiểu nhân. Nho giáo khẳng định đó là quy luật chung của sự phát triển xã hội, là nguyên tắc phân công lao động của xã hội.

Còn đối với Đặng Huy Trứ hạng người trong thiên hạ là như nhau từ lúc mới sinh ra, nhưng sự phát triển không đồng đều về sự phân chia của cải trong xã hội mà phân chia thành hai hạng người quân tử và tiểu nhân. Từ quan điểm trên tư tưởng thương dân của Đặng Huy Trứ không chỉ là xuất phát từ truyền thống quý báu của dân tộc, mà thương dân còn là vì hiểu được vai trò to lớn của nhân dân đối với

38

mệnh hệ quốc gia, dân tộc. Tư tưởng ấy được Ông viết: “dân không chăm sóc, chớ làm quan”.

Tình thương dân khắc sâu trong tư tưởng, thương dân nên nhìn thấy thấu cảm được cái nạn của dân mà đau lòng, thương xót:

Năm giáp tý (1864),

Lúa chiêm thất bát, Dân không đủ no. Lấy gì làm cơm?

Lấy gì làm cháo”…[17, tr.262]

Nên Ông tất cả nhà nhà giảm bớt một phần ăn để cứu vớt những người bị đói khổ. Suy tư trăn trở, canh cánh bên lòng, đi so kè với trọng trách gánh vác trên vai của kẻ làm quan Ông mà xót thương cho những cảnh dân nghèo bơ vơ, không nơi cứu cánh kêu than!.“Cứu dânkhông cách gì, lòng ta rối bời”

Thậm chí ông quan niệm rằng mình làm quan là con nợ của nhân dân, nợ dân thì phải trả: “thực thử cao chi tương nại hà”nghĩa là: nợ dân dầu mỡ (mồ hôi) tính sao đây?. Rồi lại ví mình như khuyển mã luôn tự trách mình.

Trong quan niệm của hệ tư tưởng nho giáo thì Vua được xem là “thiên tử”

con của trời, các quan thần là người phục tùng cho vua, còn nhân dân là kẻ phải cúi đầu trước thiên tử. Tư tưởng ấy cũng thấm sâu vào trong tư tưởng của các vua quan thần của triều đình nhà Nguyễn vì thế họ bỏ mặc dân tình, càng ngày càng xa dân trong khi dân đói khổ vì nạn lũ lụt, đê điều mà họ quyền hành vơ vét của dân không thương xót. Có thể thấy mối quan hệ giữa việc xa dân và quan liêu hạch sách quyền hành là nguyên nhân khiếndân không tin tưởng vào quan lại và quốc gia yếu kém.

Như một tư tưởng giáng đòn mạnh mẽ vào hệ tư tưởng phong kiến Đặng Huy Trứ cho rằng: “ dân là gốc của nước, là chủ của thần [17, tr.562]. Ông khẳng định sức mạnh cực lớn của nhân dân, tư tưởng lấy dân làm gốc, không chỉ được dừng lại ở tư tưởng quan niệm, mà tư tưởng ấy còn được thực thi khi ông ra làm quan. Có thể nói “dân” là phạm trù xuyên suốt trong quá trình suy tư của Đặng Huy Trứ. Vì thương dân mà tu thân phấn đấu thi cử đỗ đạt vào chốn quan trường, vì

39

thương dân mà hết lòng chống đối phản kháng nạn tham nhũng vơ vét của nhân dân. Vì thương dân nên khi giặc Pháp vào Ông trăn trở con đường tự lực, tự cường điều trần dâng tấu lên vua cho dân tộc thoát khỏi nạn xâm lăng trước cường địch, mong muốn nhân dân được tiếp cận với trình độ khoa học kĩ thuật vào canh tác và phát triển thương nghiệp xây dựng đất nước. Thương dân nên mới viết binh thư, mới mua đạn pháo, đại bác và cuối đời cầm giáo chống giặc. Chính sách cai trị đất nước hữu hiệu nhất với ông là chăm lo đời sống cho nhân dân khác hẳn với quan niệm nhân dân phải xem quan là cha là mẹ.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)