Những nội dung cơ bản trong tư tưởng cải cách quân sự của Đặng Huy Trứ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ (Trang 59 - 61)

Huy Trứ

Trong tình thế giặc ngang tàng hung hăng đòi hỏi triều đình nhà Nguyễn phải đáp ứng những yêu cầu vô lý. Trong triều các vua quan rối loạn. Không thống nhất được lập trường chung: câu hỏi được đặt ra là nên đánh hay nên cầu hòa nhận đầu hàng vô điều kiện. Đặng Huy Trứ đã kiên quyết và thẳng thắn phê phán những quan thần mang tư tưởng chủ hòa. Ông cho rằng muốn gìn giữ được non song, đánh đuổi giặc Pháp thì không được nhân nhượng nữa, mà phải chiến đấu bằng súng pháo đạn dược và thực hiện phát triển kinh tế tự cường, tự trị. Vì thế cần gấp rút mộ binh, tổ chức tập luyện binh sĩ. Ông cho rằng “Quân đội là vuốt nanh để giành thắng lợi”.

Cần thiết trang bị, đầu tư mua súng ống, đạn dược vì so sánh tương quan lực lượng của ta và địch là một trời một vực, một khoảng cách chênh lệch quá xa xôi.

Ông cho rằng binh lính là phải có tinh thần chiến đấu dũng cảm lao về trước khi xung trận, quân lệnh như núi, phải luôn theo sát mà thi hành. Những quy định cụ thể được Ông viết trong bản “Quân lệnh cho quân thứ Bắc - Sơn”:

Lâm trận chỉ được tiến không được lùi. Ai sợ mà chùn lại thì chém đầu. Khi hành quân đến nơi nào, nếu xúc phạm, khinh nhờn dân thường, bức hiếp phụ nữ, cưỡng đoạt của cải, dù một mớ rau, một cành cây của dân đều xử theo

quân pháp.

Làm rối loạn hàng ngũ, mất trật tự, nói năng huyên náo thì luận tội theo

55

Trong hàng quân thì binh lính và chuyên viên phải theo sự điều động của

Tán lý Ông Ích Khiêm. Ai trái lệnh sẽ bị nghiêm trị.

Ở mặt trận, thấy của cải của phỉ vứt lại hay thấy của cải rơi vãi mà nhặt lấy sẽ bị chém đầu.

Hành quân tiến hay dừng phải theo đúng lệnh. Người khỏe không được tranh đi trước, người yếu không được tụt lại đằng sau. Trái lệnh thì trị tội theo quân luật.

Quân đi trước gặp giặc, quân đi sau không lên tiếp cứu; quân đi sau gặp giặc, quân đi trước không tiếp cứu thì sẽ bị chém đầu”.[17, tr.504]

Để cấp bách tổ chức huy động sức mạnh của quân đội mặc dù mang trách nhiệm của một quan văn nhưng Ông lại khẩn khiết đề xuất vừa phải lập lại quy củ, kỷ luật để sẵn sàng chiến đấu. Ông đã trình lên Vua Tự Đức năm đối sách thiết thực để đủ lượng, đủ binh cho quân đội, sớm đuổi được giặc Tây trong “Bản đối sách ở Viện Tả Thị Lâu” như sau:

Một là, cần làm cho đường vận chuyển lương thực thông suốt để chuẩn bị sẳn sàng tiếp tế chi việc cho binh sĩ an tâm mà chiến đấu. Ông đã tấu trình vua việc:

“Xin đặt một ty vận chuyển chuyên lo việc vận lương, chọn một vị đại thần bên quan võ như quan Hồ Viêm sung chác này cùng với 4, 5 ông thừa biện tùy nghi làm việc. Lại xin ta hỏi ngâm gạo của Đốc học Nam Định Phạm Văn Nghị rồi sao gửi cho các địa phương Nam Kỳ có trách nhiệm vận chuyển làm thử, giao ty vận chuyển chuyển đến các quân doanh để có đủ lương ăn cho quân lính”.[17, tr.224].

Công việc đảm bảo cái ăn cho binh sĩ được ông quan tâm và chuẩn bị đầu tiên để bắt đầu cho một cuộc chiến. Từ việc phải làm gì, giao việc đó cho ai, sự phân công rõ ràng đến từng người có khả năng đảm bảo trọng trách đó.

Hai là, phải chọn được binh sĩ có sức khỏe tốt, kinh nghiệm chiến trường, không bệnh tật, không có các thói quen tật xấu, có ý thức chấp hành quân lệnh. Có thể thấy rằng mặc dù không phải la quan võ có kinh nghiệm chiến trường, nhưng Đặng huy Trứ hiểu rõ là một quân đội mạnh thì được thành lập từ binh sĩ mạnh.

Ba là, bãi bỏ quân tiền khu nhằm chống loạn đảng làm càn tiết lộ quân cơ.

56

thể đánh đổi bằng sự thất bại nặng nề trong binh sự. Phải là người thận trọng và tinh tế Đặng Huy Trứ mới phát giác được và khẳng khái trình tàu bãi bỏ quân khu tiền.

Bốnlà, xin vua tiết giảm chi lương bổng đối với các Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chánh, Án sát, Tri phủ , Tri huyện để tăng cường tập trung sức chiến đấu cho binh lính, Ông viết: “Xin giảm cái gọi là “ân bổng” của các quan ở kinh đô. Sau khi nhà nước yên ổn sẽ ban cấp như cũ. Có như vậy thì việc quân mới thêm được phần nào”[17, tr.330]

Năm là, kéo dài thời gian quân dịch nhằm tăng cường số lượng binh sĩ để chiến đấu với giặc. Ông cho rằng: “Về binh chế của quốc gia, xin theo thể lệ thời Gia Long, Minh Mệnh đến 50 tuổi mới hết tuổi quân địch. Thể lệ mới là 10 năm, 12 năm, 15 năm. Xin bãi bỏ thể lệ này...Như vậy lính mới ra lính”.[17, tr.224-225]

Những đối sách trên nhằm mục tiêu củng cố sức mạnh của quân đội trên các phương diện kỷ luật, vũ khí, thể lực và tinh thần chiến đấu. Đảm bảo được năm yếu tố này sẽ nâng cao sức mạnh của quân đội, nâng cao hiệu quả chiến đấu trong trận chiến chống lại kẻ thù xâm lược.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ (Trang 59 - 61)