Thuyết kỳ vọng của Victor Vroom (1964)

Một phần của tài liệu Khóa luận Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc đối với nhân viên tại Công ty Cổ Phần Quản Lý Đường Bộ và Xây Dựng Công Trình Thừa Thiên Huế (Trang 27 - 28)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.1.2.3 Thuyết kỳ vọng của Victor Vroom (1964)

Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom cho rằng, con người sẽ được thúc đẩy trong việc thực hiện những công việc để đạt tới một mục tiêu nếu họtin vào giá trị của mục tiêu đó, và họ có thểthấy được những công việc họlàm sẽgiúp cho họ đạt được mục tiêu.

Học thuyết này xoay quanh ba khái niệm cơ bản:

- Expectancy (kỳ vọng): Là niềm tin rằng nỗ lực sẽ dẫn đến kết quả tốt. Khái niệm nàyảnh hưởng bởi các nhân tố như:

+ Sựsẵn có của các nguồn lực + Kỹ năng để thực hiện

+ Sựhỗtrợ cần thiết để thực hiện nhiệm vụ

- Instrumentality (tính chất công cụ): Là niềm tin rằng kết quả tốt sẽ dẫn đến phần thưởng xứng đáng. Khái niệm này được thể hiện qua mối quan hệ giữa hành

động (performance) và phần thưởng (reward), cụthể ảnh hưởng bởi các nhân tốsau: + Sự rõ ràng trong mối liên kết giữa hiệu quả làm việc và phần thưởng NLĐ được nhận.

+Tin tưởng vào sựcông bằng người có quyền quyết định thưởng/phạt. + Tin vào tính minh bạch của quyết định.

- Valence ( hóa trị): Phản ánh mức độ quan trọng của phần thưởng đối với người thực hiện công việc. Khái niệm này được thểhiện qua mối quan hệgiữa phần thưởng và mục tiêu cá nhân (personal goals). Các nhân tố ảnh hưởng đến hóa trị như

+ Sựquan tâm đến những kết quả mà cá nhân nhân được + Nỗlực khuyến khích làm việc

+ Hiệu quảcông việc đạt được.

Hình 1.3: Mô hình kỳ vọng của Victor Vroom

(Nguồn: Bùi Anh Tuấn & Phạm Thúy Hương, 2011)

Lý thuyết kì vọng của Victor Vroom đã nêu ra một sốvấnđềcần lưuý trong việc tạo động lực cho NLĐ.

Thứnhất, lý thuyết hành vi nhấn mạnh đến sựtrả công, phần thưởng. Bởi lẽ đó,

cần phải chú ý rằng những phần thưởng mà tổ chức đưa ra phải có mối quan hệ đến những gì nhân viên mong muốn. Vì vậy, các nhà quản lý phải quan tâm đến tính hấp dẫn của các phần thưởng; khía cạnh này đòi hỏi phải có sựhiểu biết và có kiến thức vềgiá trị mà cá nhân đặt vào.

Thứ hai, lý thuyết kỳ vọng nhấn mạnh hành vi được kỳ vọng. Các nhà quản lý cần phải để cho NLĐ biết được tổ chức kỳvọng những hành vi nào ở bản thân họ và

hành vi đó sẽ được đánhgiá như thếnào.

Cuối cùng, lý thuyết này quan tâm đến những kỳ vọng của cá nhân. Những gì mang tính thực tế có thể không liên quan nhưng ở đây quan trọng nhất vẫn là mong muốn của NLĐ. Kỳvọng của bản thân NLĐ về kết quảlàm việc, phần thưởng và các kết quả đầu ra thỏa mãn mục tiêu.

Một phần của tài liệu Khóa luận Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc đối với nhân viên tại Công ty Cổ Phần Quản Lý Đường Bộ và Xây Dựng Công Trình Thừa Thiên Huế (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)