Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các thành viên Ban kiểm tra nội bộ trường học:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở quận 11, thành phó hồ chí minh (Trang 64 - 67)

nội bộ trường học:

3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp:

Giúp các thành viên Ban kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở quận 11, thành phố Hồ Chí Minh nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ về công tác kiểm tra nội bộ trường học.

Việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các thành viên Ban kiểm tra nội bộ trường học còn đóng vai trò “cánh tay nối dài của Hiệu trưởng” trong quản lý và điều hành nhà trường.

3.2.2.2. Nội dung của giải pháp:

Bồi dưỡng về vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban kiểm tra nội bộ trường học. Bồi dưỡng nghiệp vụ trong việc thiết lập biên bản kiểm tra nội bộ.

82

3.2.2.3. Cách thức thực hiện giải pháp:

Việc tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho người kiểm tra là hết sức cần thiết, cần được quan tâm đúng mức, thực hiện bài bản và nâng dần chất lượng nghiệp vụ cho người kiểm tra theo hướng chuyên nghiệp. Việc chuyên nghiệp hóa này đó là do yêu cầu tính chuyên biệt trong chuyên môn của từng bộ phận nghiệp vụ trong nhà trường.

Thành viên Ban kiểm tra nội bộ trường học, phải nắm vững nghiệp vụ kiẻm tra, nội dung kiếm tra do mình phụ trách thì mới đảm bảo hiệu quả kiêm tra. Đây là khâu quan trọng trong quá trình kiểm tra, đảm bảo hiệu quả cho quá trình kiêm tra. Nếu làm tốt công tác này sẽ có tác dụng lớn trong việc giảm đi các hạn chế kiêm tra, làm tăng tính chính xác của thông tin kiếm tra và qua đó cũng nâng cao chất lượng các kiến nghị, đảm bảo cho việc tư vấn và xử lý sau kiểm tra.

Tổ chức tập huấn theo chuyên đề cụ thể nhằm giúp việc bồi dưỡng sẽ chuyên sâu và hiệu quả hơn, như nghiệp vụ kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo, kiếm tra an toàn trường học, kiếm tra việc sử dụng trang thiết bị, kiêm tra công tác quản lý hồ sơ học sinh, kiểm tra tài chính.

Thành viên Ban kiểm tra nội bộ phải tổ chức kiểm tra đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả, đảm bảo tính công khai, dân chủ, minh bạch trong kiểm tra nội bộ; để có thể thu thập thông tin nhiều nhất về đối tượng kiểm tra mà ít tốn kém thời gian, công sức. Đặc biệt trong giao tiếp với đối tượng kiêm tra trong nhà trường cũng chính là những bạn bè, đồng nghiệp, thành viên Ban kiểm tra nội bộ cần có những ứng xử hết sức tinh tế để đảm bảo tính nghiêm túc của việc kiểm tra mà lại hài hòa trong mối quan hệ trong nhà trường.

về kỹ năng phân tích nội dung kiểm tra: Xem xét vấn đề một cách toàn diện, chú ý những thuận lợi, khó khăn đê có ý kiến, kiến nghị chính xác, thiết lập biên bản; bồi dưỡng kỹ năng thu thập, xử lý, kiểm tra thông tin, kinh

nghiệm nghiên cứu, thẩm tra và tham gia phản biện trong tư vấn cho Hiệu trưởng về những vấn đề trong đánh giá các hoạt động, cá nhân, bộ phận; tư vấn cho Hiệu trưởng về các biện pháp khi tiến hành kiêm tra, các biện pháp xử lý cần thiết phù hợp với từng đối tượng.

về kỹ năng tiếp xúc, kỹ năng trình bày các ý kiến khi trao đổi với đối tượng kiểm tra: Tiếp xúc, trao đổi với người được kiểm tra là quá trình thu thập thông tin phản hồi sau khi thực hiện quy trình kiểm tra thông qua thảo luận giữa thành viên Ban kiểm tra nội bộ và đối tượng kiểm tra. Nội dung của tiếp xúc là thảo luận về sự thực hiện công việc của đối tượng, các khả năng phát triển của họ và các biện pháp để hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công việc của họ. Nếu không có kỹ’ năng giao tiếp, thành viên Ban kiêm tra nội bộ sẽ không khai thác được hết vấn đề và không thể biết được nguyên nhân sâu xa của vấn đề, không thể giải thích chính sách pháp luật, giải thích những vấn đề hên quan đến việc kiểm tra.

về kỹ năng, phương pháp thu thập tài liệu, chứng cứ, lựa chọn vấn đề cốt lõi đê làm minh chứng cho nhận xét, đánh giá và xây dựng các kiến nghị trong biên bản kiểm tra. Kỹ năng này rất cần thiết đế thực hiện nội dung biên bản đưa ra được những nhận định chính xác, cụ thể, chặt chẽ; có các kiến nghị hợp lý. Và đây cũng là một yêu cầu cần thiết đế xây dựng các cơ sở minh chứng giúp nhà trường trong việc thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục.

Tâm lý của thành viên Ban kiếm tra nội bộ có vai trò quan trọng trong việc lập biên bản như tâm lý định kiến cá nhân, người kiểm tra có xu hướng chỉ dựa vào một đặc diêm nào đó của đối tượng đế làm cơ sở kiểm tra, các điếm khác thì không quan tâm, sẽ dẫn đến kết quả kiếm tra bị sai lệch; xu hướng bình quân, dễ dãi, người kiểm tra có xu hướng nhận xét tất cả các giáo viên, nhân viên như nhau. Việc xảy ra hiện tượng này là do tiêu chuân kiêm tra không rõ ràng, thành viên Ban kiểm tra nội bộ có tâm lý ngại va chạm, sợ

84

mếch lòng; hoặc có thái độ cực đoan quá khắt khe, thường do một số nguyên nhân như thành viên Ban kiểm tra nội bộ có yêu cầu cao, lấy cá nhân mình làm chuẩn mực, nên xem xét khắt khe. Do đó, cán bộ quản lý cần có quy định giao tiếp, tiêu chuẩn rõ ràng trong quá trình kiểm tra.

Thành viên Ban kiêm tra nội bộ phải tuân thủ những kỹ thuật về phưong pháp ghi biên bản, vận dụng vào từng tình huống để có cách ghi phù hợp. Thông thường ở các trường trung học cơ sở, biên bản kiểm tra thường là kết hợp kiêm tra công việc của cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở quận 11, thành phó hồ chí minh (Trang 64 - 67)