Ta thấy, về thành phần Ban kiểm tra nội bộ cũng còn nhiều hạn chế như chưa phát huy vai trò của Tống phụ trách Đội, cán bộ y tế, nhân viên bảo vệ, cán bộ thiết bị... Thí dụ, cán bộ y tế chỉ bị kiếm tra mà còn có thể phát huy là chủ thể kiểm tra, giúp Hiệu trưởng kiểm tra tình hình vệ sinh phòng dịch, kiêm tra an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc; kiêm tra an ninh trật tự trong và ngoài nhà trường có thể phát huy vai trò của một bảo vệ có uy tín, gắn kết với chính quyền địa phương để kiểm tra nắm tình hình.
Căn cứ theo Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học “Hiệu trưởng có thể thành lập các hội đồng tư vấn khác theo yêu cầu cụ thể của từng công việc. Nhiệm vụ, thành phần và thời gian hoạt động của các hội đồng này do Hiệu trưởng quy định”. Như vậy, thực hiện quy định trên thì Ban Kiểm tra nội bộ nhà trường là một hội đồng tư vấn do Hiệu trưởng thành lập, với mục đích giúp Hiệu trưởng tổ chức thực hiện công tác kiểm tra cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường; có trách nhiệm tư vấn cho Hiệu trưởng về đánh giá việc thực hiện của các cá nhân, bộ phận thông qua các nhận xét, kiến nghị khi tiến hành kiểm tra trong phạm vi quản lý của Hiệu trưởng.
Cần ban hành quy chế hoạt động, chế độ hội họp của Ban kiêm tra nội bộ với nội dung cụ thể, chi tiết; quan tâm quy trình kiểm tra trong nhà trường, đầu tư xây dựng các qui trình kiểm tra từng lĩnh vực công việc giúp hệ thống các bước, nhằm ngăn ngừa tình trạng dễ dãi, kiêng nể, thiếu hiệu quả do tâm lý e ngại. Chú ý bố sung, điều chỉnh đế phù hợp với tình hình nhà trường theo từng năm học. Quy chế phải thể hiện được quy định về cơ cấu tố chức, nhiệm vụ của Ban kiểm tra nội bộ cũng như của các thành viên trong Ban.
Thực hiện tích hợp hoạt động kiểm tra nội bộ và tự kiểm tra đánh giá giúp cho việc thực hiện quản lý của nhà trường khoa học và hiệu quả hơn, mang tính tổng thể, toàn diện. Việc Hiệu trưởng mời các thành viên khác có
94
năng lực chuyên môn tham gia vào Ban kiểm tra nội bộ nhằm tăng cường lực lượng kiểm tra, đồng thời cũng sẽ nắm rõ hơn hoạt động của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, các thành viên trong nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện bước tự đánh giá chất lượng của nhà trường và tham gia đánh giá Hiệu trưởng.
Hiệu trưởng phải thu nhận đầy đủ các hồ sơ liên quan đến nội dung kiểm tra các cá nhân, bộ phận trong nhà trường từ các thành viên Ban kiếm tra nội bộ nhà trường. Nhưng hồ sơ này phải theo đúng quy định, đảm bảo tính pháp lý cao, phải thể hiện được đầy đủ các minh chứng cho việc đánh giá kết quả hoạt động của các cá nhân, bộ phận trong nhà trường.
Ban kiểm tra nội bộ nhà trường phải có phân công nhiệm vụ cụ thể các nhóm công tác trong việc phân tích, tổng họp đầy đủ, chính xác các nội dung trong biên bản kiểm tra nội bộ nhà trường đê tư vấn cho Hiệu trưởng trong hoạt động quản lý nhà trường. Đồng thời phải công khai kịp thời kết quả kiểm tra các cá nhân, bộ phận hay theo từng chuyên đề kiểm tra cụ thể trong Hội đồng sư phạm nhà trường. Qua đó, nhân rộng điển hình các cá nhân, bộ phận có cách làm hay, mang lại hiệu quả thiết thực cho nhà trường cũng như kịp thời nêu lên những hạn chế trong đơn vị đê các cá nhân, bộ phận có hên quan tự điều chỉnh các hoạt động, giúp cho toàn hệ thống giáo dục trong nhà trường hoạt động có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
3.2.44. Điều kiện của giải pháp:
Quá trình chuân bị nhân sự của Ban kiểm tra nội bộ trường học phải chu đáo, cẩn thận; lựa chọn, giới thiệu những thành viên có uy tín, có kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, năng lực thực tế phù hợp với nội dung kiếm tra được phân công, được rèn luyện, thử thách trong nghiệp vụ thực tế nhà trường; thành viên Ban kiếm tra nội bộ cần được mở rộng, không chỉ tập trung vào kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo, Hiệu trưởng phải quan tâm
đầy đủ đến việc kiểm tra các bộ phận khác để đảm bảo các điều kiện phục vụ công tác giảng dạy, đối mới tư duy về quản lý giáo dục, tăng cường quản lý và phát triến nhà trường theo hướng tiên tiến, hiện đại.
Một hạn chế cần lưu ý là vẫn còn vài trường trong công tác kiếm tra tài chính, Hiệu trưởng giao hoàn toàn việc này cho Ban Thanh tra nhân dân, điều này không đúng với Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành "Quy chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước". Do đó, trong một số công tác trong nhà trường, Hiệu trưởng cần chú ý vận dụng các văn bản của các cấp hướng dẫn đê đảm bảo đúng quy định về công tác kiểm tra nội bộ nhà trường.
Việc xây dựng quy chế càng rõ ràng, hợp lý, càng giúp cho việc quản lý, điều hành nhà trường khoa học, dễ dàng hơn, nhằm đảm bảo cho nhiệm vụ của Ban kiểm tra nội bộ đạt được hiệu quả đó là “tư vấn cho Hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ thuộc trách nhiệm và quyền hạn của mình”. Cũng chính là đáp ứng yêu cầu công tác kiếm định chất lượng nhà trường.
Các thành viên Ban kiểm tra nội bộ nhà trường phải đảm bảo việc thực hiện nghiêm túc quy chế hoạt động của Ban và tạo điều kiện cho các thành viên Ban kiểm tra nội bộ nhà trường thực hiện nhiệm vụ được giao.
Việc lưu giữ các hồ sơ sau các cuộc kiểm tra nội bộ phải được tố chức nghiêm túc, chặt chẽ, có phân công trách nhiệm cụ thể rõ ràng. Các thành viên trong Ban kiểm tra nội bộ nhà trường phải phát huy hết năng lực hoạt động của mình.
Phải tổ chức sơ kết, tổng kết các nội dung kiếm tra đã được tiến hành kiểm tra, nhằm theo dõi việc thực hiện các kiến nghị đối với người kiểm tra và đối tượng kiêm tra.
96