Phương pháp quan sát:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở quận 11, thành phó hồ chí minh (Trang 36 - 38)

Đây là phương pháp quan trọng nhất của kiểm tra. Quan sát nhằm mục đích chuyên môn là sự tập trung tâm trí của mình theo những nguyên tắc vào

40

những vấn đề nhất định. Quan sát là một hoạt động khác hẳn với việc trông thấy.

Có hai loại quan sát: quan sát tĩnh và quan sát động. Trong kiêm tra, quan sát nhằm thu thập thông tin về đối tượng kiểm tra, trong đó có việc phát hiện các điẻm không phù họp, các điẻm bất thường. Trong kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở, các đối tượng quan sát thường là:

- Cơ sở vật chất - kỹ thuật (tường rào, cống ngõ, sân chơi, bãi tập, bồn hoa, lớp học, phòng làm việc, bàn ghế, thư viện, thiết bị, đồ dùng dạy học...): Quan sát độ bền, vệ sinh, tính thâm mỹ, sự hợp lý trong bố trí, sắp xếp, tính ngăn nắp, việc sử dụng, bảo quản...

- Hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh, hoạt động phục vụ dạy - học của cán bộ, nhân viên trong trường cũng như mối quan hệ của họ: Quan sát tinh thần, thái độ trong thực hiện nhiệm vụ, năng lực trong giải quyết công việc...

- Hồ sơ, tài liệu: Quan sát ngày tháng ghi trên các hồ sơ, tài liệu có đúng trình tự và liên quan chặt chẽ không? độ mờ của giấy và mực có phù hợp với ngày tháng lập tài liệu, hồ sơ không?...

Điều lưu ý khi sử dụng phương pháp này là quan sát phải có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống, lựa chọn đúng đắn đối tượng quan sát. Trong phương pháp này có thể sử dụng các phương tiện kỹ thuật nghe nhìn, nên kiểm tra viên phải có kỹ năng sử dụng phương tiện kỹ thuật, nhưng điều quan trọng là phải có sự tinh tế sư phạm cần thiết.

Sử dụng phương pháp quan sát trong kiêm tra nội bộ trường học, hiệu trưởng có thê “đi dạo quanh trường”. Điều quan trọng là Hiệu trưởng phải có một kế hoạch rõ ràng nên “đi dạo” ở đâu và nơi nào là thứ tự ưu tiên hàng đầu. Trong những lúc “đi dạo” này, Hiệu trưởng có thể hình thành “những cuộc trò chuyện” vói cán bộ, giáo viên, học sinh... Qua đó làm cho Hiệu

trưởng hiểu rõ hưn về từng hoạt động đang diễn ra trong trường, nguyên nhân thành công và thất bại, các ý kiến đề xuất từ cấp dưới nhằm cải thiện công việc; đồng thời còn đê cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên... biết rằng hiệu trưởng quan tâm đến việc điều hành nhà trường hàng ngày, giúp cho việc điều chỉnh các hoạt động một cách kịp thời.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở quận 11, thành phó hồ chí minh (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w