Thực tế ứng dụng thẻ điểm cân bằng tại Việt Nam và bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp thẻ điểm cân bằng (BSC) và chỉ số đo lường hiệu suất (KPI) vào đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên tại công ty TNHH TM kim tín (Trang 28 - 31)

nghiệm thực tiễn từ các công ty

Thẻ điểm cân bằng ngày càng được áp dụng trong nhiều lĩnh vực từ doanh nghiệp đến các cơ quan chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận, từ lĩnh vực tài chính, ngân

hàng đến sản xuất, thương mại… Hiện nay, chưa có một báo cáo tổng quan về tình hình ứng dụng thẻ điểm cân bằng tại các doanh nghiệp Việt Nam, ngoại trừ báo cáo khảo sát của Vietnam Report tháng 01/2009. Báo cáo cho thấy trong số 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, hiện có 7% doanh nghiệp đang áp dụng và 36% doanh nghiệp đang có kế hoạch áp dụng BSC trong quá trình xây dựng chiến lược của mình. Trong bối cảnh trình độ quản trị kinh doanh nói chung tại các doanh nghiệp Việt Nam, đây là một con số thống kê ấn tượng. Việc các doanh nghiệp tiếp cận các phương pháp khoa học quản trị hiện đại không chỉ dừng lại trên lý thuyết sách vở mà thông qua những ứng dụng trong thực tiễn tổ chức và điều hành cho thấy doanh nghiệp Việt Nam ngày càng hội nhập và có đủ năng lực cạnh tranh với thương trường toàn cầu. Các doanh nghiệp lớn của Việt Nam đang sử dụng BSC nhằm giúp cân bằng các chỉ số tài chính đã có trong quá khứ và triển vọng tài chính trong tương lai. Đồng thời, BSC cũng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc áp dụng các chiến lược khác nhau trong những biến động thăng trầm của nền kinh tế. Có thể nói mô hình BSC như một công cụ đặc biệt giúp nhìn xuyên qua những đám mây mù của thị trường là sự lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp đặc biệt trong môi trường kinh doanh bất ổn hiện nay.

Tại Việt Nam đã có nhiều doanh nghiệp ứng dụng thành công thẻ điểm cân bằng, tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng được hưởng thành quả từ dự án xây dựng và triển khai Thẻ điểm Cân bằng. Qua thực tế triển khai và áp dụng BSC/KPI tại các doanh nghiệp Việt Nam, các công ty có thể học được những bài học kinh nghiệm riêng phù hợp với đặc thù doanh nghiệp.

Tóm tắt chương 1:

Ở chương 1, chúng ta đã khái quát về đánh giá kết quả làm việc của nhân viên, giới thiệu phương pháp đánh giá nhân viên theo BSC và KPI cũng như kinh nghiệm áp dụng BSC và KPI ở một số công ty.

Đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên là công việc có hệ thống nhằm so sánh, xem xét kết quả đạt được so với yêu cầu, mục tiêu đặt ra, bao gồm cả năng lực và thành tích. Hoạt động đánh giá kết quả làm việc của nhân viên ngày

càng quan trọng bởi kết quả đánh giá được sử dụng vào nhiều mục đích như để trả lương, thưởng, quy hoạch nhân viên, đào tạo nhân viên và cải tiến các chính sách quản lý.

Đánh giá nhân viên theo phương pháp BSC/KPI là đánh giá dựa vào các chỉ tiêu đo lường định lượng (KPI, KRI, PI) theo 4 viễn cảnh chiến lược của thẻ điểm cân bằng. Bốn khía cạnh của thẻ điểm cân bằng đó là tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học hỏi và phát triển. Các KPIs gắn liền với cấp này được xây dựng từ cấp công ty, phân bổ xuống cấp đơn vị phòng ban và cấp cá nhân một cách phù hợp. Các KPIs cá nhân được thể hiện trong mô tả công việc được làm căn cứ để đánh giá công việc và thành tích của nhân viên.

Sau khi nghiên cứu khái quát về cơ sở lý thuyết đánh giá nhân viên theo phương pháp BSC/KPI ở chương 1, trong chương 2 chúng ta phân tích khả năng ứng dụng phương pháp này vào đánh giá nhân viên tại Kim Tín.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG BSC VÀ KPI TẠI CÔNG TY TNHH TM KIM TÍN

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp thẻ điểm cân bằng (BSC) và chỉ số đo lường hiệu suất (KPI) vào đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên tại công ty TNHH TM kim tín (Trang 28 - 31)