Dựa trên các kết quả thu được từ nghiên cứu và kinh nghiệm mười năm nghiên cứu cá nhân, David Parmenter đã xây dựng mô hình 12 bước nhằm xây dựng và áp dụng các chỉ số đo lường hiệu suất trong 16 tuần.
Bảng 1.1. Lịch trình triển khai 12 bước
Tuần
aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaâ
T 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 S
1.Cam kết của ban quản trị cấp cao 2. Thành lập nhóm dự án thực thi chỉ số hiệu suất cốt yếu có sức thuyết phục 3. Xây dựng quy trình và văn hóa “Just do it”
4. Xây dựng chiến lược phát triển chỉ số hiệu suất cốt yếu tới toàn thể nhân viên 5. Tiếp thị hệ thống chỉ số hiệu suất cốt yếu đến toàn thể nhân viên.
6. xác định các yếu tố thành công then chốt của tổ chức
7. Lưu các chỉ số đo lường hiệu suất trong một cơ sở dữ liệu
8. Lựa chọn các chỉ số đo lường hiệu suất ở cấp nhóm.
9. Lựa chọn các chỉ số hiệu suất cốt yếu có sức thuyết phục của tổ chức
10. Xây dựng khung báo cáo cho tất cả các cấp
11. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các chỉ số hiệu suất cốt yếu. 12. Điều chỉnh các chỉ số cốt yếu sao cho phù hợp với tổ chức.
Căn cứ trên tình hình thực tế của doanh nghiệp, tác giả đề xuất quy trình áp dụng BSC và KPI vào đánh giá nhân viên gồm các bước cơ bản như sau:
Bước 1: Thành lập nhóm dự án BSC và KPI Bước 2: Xây dựng BSC/KPI cấp công ty Bước 3: Xây dựng BSC/KPI cấp phòng ban Bước 4: Xây dựng KPI cá nhân
Bước 5: Xây dựng quy chế đánh giá
Bước 6: Sử dụng BSC/KPI để thực hiện đánh giá kết quả làm việc của nhân viên và lưu hồ sơ