Xây dựng bản đồ chiến lược là cách mà chúng ta trình bày bằng đồ thị những việc cần làm trong từng viễn cảnh để thực hiện một cách hiệu quả chiến lược của mình. Bản đồ chiến lược cho thấy mối quan hệ nhân quả giữa các viễn cảnh chiến lược, là một công cụ hiệu quả trong việc biến chiến lược của doanh nghiệp thành hành động. Khi xây dựng bản đồ chiến lược và thẻ điểm cân bằng cho doanh nghiệp, vấn đề quan trọng cần cân nhắc là có bao nhiêu viễn cảnh và công ty nên chọn viễn cảnh nào. Thông thường có sáu viễn cảnh là tài chính, học hỏi và phát triển, khách hàng, quy trình nội bộ, sự hài lòng của nhân viên, môi trường và cộng đồng. Các viễn cảnh này bao quát hầu hết các thành phần nhưng nó không phải là cố định, tùy thuộc vào chiến lược thực thi của tổ chức chúng ta có thể cân đối xem xét lựa chọn. Qua nghiên cứu chiến lược và thực tiễn toàn bộ hoạt động của công ty Kim Tín, cùng với sự góp ý của đội ngũ quản lý, BSC của Kim Tín sẽ được xây dựng với bốn viễn cảnh là tài chính (F), khách hàng (C), quy trình nội bộ (I), học hỏi và phát triển (L). Các chỉ tiêu thuộc viễn cảnh sự hài lòng của nhân viên sẽ được gộp chung vào viễn cảnh học hỏi và phát triển. Các chỉ tiêu thuộc viễn cảnh môi trường và cộng đồng được trình bày chung trong viễn cảnh khách hàng. Sau đó xác định mục tiêu cụ thể cho từng viễn cảnh:
Viễn cảnh tài chính:
Những mục tiêu tài chính có vai trò như một trọng điểm cho các mục tiêu và thước đo trong tất cả các khía cạnh khác của thẻ điểm cân bằng. Căn cứ vào sứ mệnh tầm nhìn và các chiến lược được phân tích như ở trên, chúng ta có thể xác định được những mục tiêu tài chính quan trọng mà công ty cần thực hiện. Với chiến lược kinh doanh của mình, các khía cạnh thúc đẩy chiến lược kinh doanh của Kim
Tín là: tăng trưởng doanh thu và tập hợp sản phẩm, tiết kiệm chi phí, tăng cường hiệu quả sử dụng tài sản.
Tăng trưởng doanh thu và tập hợp sản phẩm: đề cập đến việc mở rộng cung cấp sản phẩm và dịch vụ, giành được khách hàng và thị trường mới, thay đổi tập hợp sản phẩm và dịch vụ hướng tới giá trị gia tăng cao hơn và việc định giá lại sản phẩm cũng như dịch vụ.
Tiết kiệm chi phí: đề cập đến những nỗ lực nhằm hạ chi phí trực tiếp của sản phẩm/ dịch vụ, giảm thiểu chi phí gián tiếp và chia sẻ các nguồn lực chung với các đơn vị kinh doanh khác.
Tăng cường hiệu quả sử dụng tài sản: các nhà quản lý nỗ lực giảm mức vốn lưu động cần thiết để hỗ trợ một doanh số và tập hợp sản phẩm cụ thể của đơn vi kinh doanh. Tận dụng nhiều hơn nữa nền tảng tài sản cố định của mình bằng việc định hướng hoạt động kinh doanh mới vào những nguồn lực mà hiện thời không được sử dụng hết công suất, sử dụng những nguồn lực hiếm một cách có hiệu quả hơn, loại bỏ những tài sản không mang lại đủ lợi nhuận so với giá trị thị trường của chúng.
Như vậy, các mục tiêu về viễn cảnh tài chính của Kim Tín được xác định như sau:
F1: Tăng trưởng doanh thu và tập hợp sản phẩm. F2: Tiết kiệm chi phí
F3: Tăng cường hiệu quả sử dụng tài sản Viễn cảnh khách hàng
Kim Tín nhận diện rõ khách hàng và phân khúc thị trường mà doanh nghiệp lựa chọn để cạnh tranh. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện tại thì việc duy trì và giữ chân khách hàng trung thành, đặc biệt là nhóm khách hàng đang mang lại khả năng sinh lời cao là một vấn đề quan trọng nhất. Đây là mục tiêu chiến lược quan trọng nhằm đảm bảo nguồn doanh thu ổn định và bền vững trong hoạt động của doanh nghiệp. Tiếp theo đó, công ty sẽ mở rộng và gia tăng thị phần từ việc tìm kiếm khách hàng mới nhằm tạo điều kiện tăng trưởng doanh thu cũng
như tạo được lợi thế về năng suất và chi phí. Cả hai việc giữ chân khách hàng và giành được khách hàng mới đều được thúc đẩy bởi việc đáp ứng và làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
Như vậy các mục tiêu cần được xác định trong viễn cảnh khách hàng tại công ty Kim Tín là:
C1: Giữ chân khách hàng hiện hữu. C2: Mở rộng và gia tăng thị phần C3: Thỏa mãn nhu cầu khách hàng Viễn cảnh quy trình nội bộ
Trong viễn cảnh quy trình nội bộ, các nhà quản lý Kim Tín xác định những quy trình quan trọng nhất để đạt được mục tiêu của khách hàng và cổ đông. Các hệ thống đo lường hiệu quả đang được sử dụng tại công ty tập trung vào cải tiến những quy trình hoạt động hiện tại, từ đó tăng chất lượng sản phẩm dịch vụ, tăng hiệu quả hoạt động, hỗ trợ việc hoàn thành các mục tiêu khách hàng và mục tiêu tài chính.
Căn cứ trên các mục tiêu của Kim Tín và tình hình thực tế tại doanh nghiệp, mục tiêu của viễn cảnh quy trình nội bộ tại công ty Kim Tín được xác định:
I1: Xây dựng và duy trì hệ thống quản lý tích hợp theo ba tiêu chuẩn (ISO 9001; ISO 14001; OHAS 18001).
I2: Áp dụng các phương pháp quản lý tiên tiến vào sản xuất I3: Chuẩn hóa các quy trình nội bộ
I4: Khuyến khích sáng kiến, cải tiến. Viễn cảnh học hỏi và phát triển
Các mục tiêu trong viễn cảnh học hỏi và phát triển cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết để hiện thực hóa những mục tiêu của ba khía cạnh còn lại. Các mục tiêu này chính là động lực cho phép đạt được kết quả tốt trong ba khía cạnh đầu tiên của thẻ điểm. Kim Tín luôn ý thức được nhân viên là tài sản của doanh nghiệp, để đáp ứng sự dịch chuyển của doanh nghiệp, nhân viên cần được trang bị các kỹ năng quan trọng, để tư duy và khả năng sáng tạo của họ được huy động vào việc hoàn thành các mục tiêu mà tổ chức đề ra. Đồng thời, để nhân viên hoạt động hiệu quả
trong môi trường cạnh tranh cao độ ngày nay thì họ cần được cung cấp thông tin có chất lượng tốt và được tạo một môi trường làm việc tốt nhất để có động lực phấn đấu vì những lợi ích cao nhất cho tổ chức và được trao tinh thần chủ động làm việc.
Như vậy, để áp dụng viễn cảnh học hỏi và phát triển vào doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và sản xuất trong nhiều lĩnh vực như Kim Tín cần có ba mục tiêu chính sau:
L1: Nâng cao năng lực nhân viên
L2: Nâng cao năng lực của hệ thống thông tin L3: Tạo động lực phấn đấu cho nhân viên
Sau quá trình phân tích, chúng ta xây dựng được Bản đồ chiến lược cho công ty Kim Tín như sau:
Hình 3.4 : Bản đồ chiến lược Kim Tín
Viễn cảnh tài chính
F2: Tiết kiệm chi phí
F3: Tăng hiệu quả sử dụng tài sản SỨ MỆNH, TẦM NHÌN VÀ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC CỦA KIM TÍN
C1: Giữ chân khách hàng hiện hữu C2: Mở rộng và gia tăng thị phần C3: Thỏa mãn nhu cầu khách hàng I1: Xây dựng và duy trì hệ thống quản lý tích hợp I2: Áp dụng các phương pháp quản lý tiên tiến
vào sản xuất
I4: Khuyến khích sáng kiến, cải
tiến
L1: Nâng cao năng lực nhân viên
L2: Nâng cao năng lực của hệ
thống thông tin
L3: Tạo động lực phấn đấu cho nhân viên I3: Chuẩn hóa
các quy trình nội bộ Viễn cảnh học hỏi và phát triển Viễn cảnh khách hàng Viễn cảnh quy trình nội bộ F1: Tăng trưởng doanh thu