Hàng tháng, căn cứ vào bản mô tả công việc của nhân viên, người quản lý sẽ xác định các tiêu chí đánh giá nhân viên dựa trên những yêu cầu về thực hiện công việc của nhân viên. Nhân viên sẽ tự đánh giá kết quả của mình dưới sự thống nhất của người quản lý trực tiếp và cuối tháng người quản lý sẽ có buổi trao đổi với nhân viên về kết quả đánh giá và có những góp ý cần thiết.
Cụ thể, chúng ta xem xét các chỉ tiêu được xác định cho vị trí chức danh Giám sát bán hàng trực tiếp tại Bộ phận bán hàng trực tiếp – Phòng kinh doanh công ty Kim Tín tháng 02/2016.
Bảng 2.3:KPI đánh giá giám sát bán hàng ngành hàng Vật liệu hàn STT Tiêu Chí Loại Áp Trọng
Số % Ghi Chú
Tĩnh Động KPI then chốt cho cá nhân
01
Doanh thu bán theo bảng đăng ký kế hoạch bán hàng nhóm VLH năm 2016
X 60
Doanh thu thu tiền: Không phân biệt mặt hàng bán được và mức đạt
PI quan trọng cho cá nhân
02
Thu tiền theo bảng kế hoạch đăng ký thu tiền trong tháng 1 (dự kiến thu đến 5/2/2016)
x 10
Thu hồi công nợ theo bảng kế hoạch đăng ký trong tháng 1 (dự kiến thu đến 5/2/2016) còn <= 5% (trừ công nợ khó đòi và các khoản phát sinh chưa đến hạn thanh toán được phép để lại qua tết nếu không thu hồi được).
03
Sản lượng bán dây hàn lõi thuốc nhóm VLH theo bảng đăng ký kế hoạch năm 2016
X 10
Đánh giá tiêu chí như sau
% Thực Hiện/Kế Hoạch Tỉ lệ đạt %TH < 80% 0 % 80% <= %TH < 110% 100 % %TH >= 110% 150 % 04
Tiến độ thực hiện thu hồi đối chiếu công nợ khách hàng.
x 5
Đạt/Không đạt theo quy định phòng kế toán ban hành.
05 Đối chiếu công nợ khách
hàng x 5
Đạt 100% đối chiếu công nợ trong tháng
Nguồn: Phòng Kinh Doanh Kim Tín
Cách đánh giá nhân viên hiện tại của công ty có một số các ưu điểm:
- Định lượng đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên giúp
cho công ty dễ dàng so sánh, phân loại và có chế độ đãi ngộ phù hợp.
- Tạo áp lực cho nhân viên, giúp nhân viên hiểu rõ ràng, chính xác các
yêu cầu của doanh nghiệp đối với nhân viên.
- Kết quả đánh giá được phản hồi hàng tháng giúp nhân viên kịp thời
điều chỉnh công việc của mình, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực chung cũng như năng lực quản lý.
Tuy nhiên, thực tế công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc tại Kim Tín cũng còn nhiều mặt hạn chế:
- Chiến lược kinh doanh chưa mang tính gắn kết chiến lược từ trên
xuống dưới: Nhìn chung Kim Tín đã xây dựng cho mình định hướng chiến lược ngắn và dài hạn, tuy nhiên các mục tiêu, tiêu chí đánh giá từ bản mô tả công việc của nhân viên chưa liên kết được với mục tiêu chung của phòng ban và với mục tiêu của công ty. Nhân viên, đặc biệt là đội ngũ nhân viên thừa hành chưa hiểu thấu đáo được chiến lược kinh doanh của công ty, chưa nhìn thấy được hoạt động, nỗ lực của bản thân họ sẽ đóng góp ra sao vào “bức tranh tổng thể” của công ty.
- Các tiêu chí đánh giá trong hệ thống KPI còn chưa rõ ràng. Dẫn đến
có những trường hợp cùng một mức độ thực hiện công việc, nhưng nhân viên ở bộ phận này được đánh giá là xuất sắc, còn nhân viên ở bộ phận khác lại bị coi là đạt hoặc các thành viên trong hội đồng có đánh giá hoàn toàn khác nhau về cùng một nhân viên. Và có đôi khi sự đánh giá còn mang tính thiên kiến, định kiến của nhà lãnh đạo.
- Các tiêu chí đánh giá còn mang nặng yếu tố tài chính, chưa quan tâm
đến các yếu tố khách hàng và thị trường; quy trình nội bộ; nhân sự, học tập và phát triển.
- Nhiều chỉ số đo lường hiệu suất KPI mang tính định tính, không định
lượng đo lường chính xác được kết quả làm việc của các phòng ban.
- Nhân viên chưa được tham gia vào quá trình thiết lập mục tiêu, tiêu
chí đánh giá mà chỉ nhận sự áp đặt từ trên xuống.
- Kết quả đánh giá chưa liên kết với hệ thống động viên khen thưởng,
do đó chưa khuyến khích được người lao động, đồng thời chưa khuyến khích nhân viên làm việc theo tinh thần đồng đội và quan tâm đến kết quả làm việc cuối cùng của bộ phận, phòng ban thay vì chỉ quan tâm đến kết quả công việc cá nhân.
- Một số khía cạnh, dự án mới chưa có chỉ số đo lường hiệu suất.
Chiến lược BSC/KPI bên cạnh vai trò là một công cụ quản lý hiệu suất, hệ thống này bản chất là một công cụ quản trị chiến lược, quản trị mục tiêu một cách xuyên