6. Kết cấu của luận văn
3.3.2. Công tác quản lý căn cứ tính thuế
Trong việc quản lý căn cứ tính thuế điều quan trọng là phải kiểm soát được doanh thu, các khoản chi phí, các định mức về sử dụng lao động, vật tư, tài sản…; phải có biện pháp phân tích, kiểm tra tại cơ quan thuế phù hợp nhằm kiểm soát việc khai thuế của doanh nghiệp và lựa chọn đối tượng cần phải kiểm tra, thanh tra tại trụ sở của đối tượng nộp thuế một cách có hiệu quả. Cụ thể là:
- Kiểm tra tờ khai thuế TNDN quý, từng lần phát sinh thu nhập hoặc tờ khai quyết toán thuế năm về các chỉ tiêu doanh số, chi phí được trừ, thuế suất áp dụng, tỷ lệ giảm hoặc miễn thuế. Đối chiếu với tình hình sản xuất kinh doanh, quy mô kinh doanh…
- Kiểm soát hệ thống định mức kinh tế, kỹ thuật của các doanh nghiệp và tình hình thực hiện định mức thông quan kê khai chi phí khi xác định thuế TNDN phải nộp. Phân tích đối chiếu để kịp thời giải đáp các vướng mắc của doanh nghiệp.
44
- Lựa chọn kiểm tra, thanh tra tình hình khai thuế TNDN, kiểm tra việc chấp hành các định mức về chi phí…Xác định mức độ chính xác của sổ sách kế toán, phát hiện các trường hợp kê khai nộp thuế không chính xác.
Hằng năm đội kiểm tra thuộc Chi cục thuế phải kiểm tra sơ bộ tất cả các loại hồ sơ khai thuế TNDN, phân tích, đánh giá, lựa chọn các cơ sở kinh doanh có rủi ro về thuế để lập danh sách phải kiểm tra thuộc các đối tượng sau:
Cơ sở kinh doanh không có ý thức tuân thủ pháp luật về thuế như:
- Nộp hồ sơ khai thuế TNDN thường không đầy đủ các loại tài liệu kèm theo hoặc nộp không đúng hạn các loại hồ sơ khai thuế.
- Khai thuế TNDN hay sai sót không đúng với số thuế thực tế phải nộp, phải điều chỉnh nhiều lần; cơ quan thuế đã nhiều lần nhắc nhở nhưng chậm khắc phục.
- Vi phạm về hồ sơ khai thuế tháng, quý mà cơ quan thuế phải ra quyết định kiểm tra tại trụ sở cơ sở kinh doanh ít nhất ba lần trong một năm.
- Không nộp đầy đủ số thuế TNDN đã kê khai và nộp chậm kéo dài, thường xuyên có tình trạng nợ thuế.
Có các dấu hiệu không bình thường về khai thuế so với quý trước hoặc năm trước:
- Có số thuế GTGT âm liên tục nhưng không xin hoàn hoặc có xin hoàn nhưng hồ sơ khai thuế không đầy đủ và cơ quan thuế có yêu cầu bổ sung hoàn thiện nhưng không thực hiện được.
- Có đột biến về doanh thu hoặc số thuế phải nộp tăng hoặc giảm trên 20%.
- Có doanh thu năm trước hoặc số thuế phải nộp lớn.
Lựa chọn một số cơ sở kinh doanh theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan thuế hoặc theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan thuế cấp trên:
- Căn cứ vào danh sách số lượng người nộp thuế phải kiểm tra hồ sơ khai thuế đã được Thủ trưởng cơ quan thuế phê duyệt, đội trưởng đội kiểm tra thuế
45
giao cụ thể số lượng người nộp thuế phải kiểm tra hồ sơ khai thuế cho từng cán bộ kiểm tra.
- Cán bộ kiểm tra thuế có trách nhiệm kiểm tra tất cả các loại hồ sơ khai thuế bao gồm: hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh, hồ sơ khai thuế theo quý, hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN theo năm của người nộp thuế.
- Công việc quản lý căn cứ tính thuế ở Chi cục thuế huyện Đan Phượng được thể hiện ở các phương diện: quản lý doanh thu tính thuế, quản lý chi phí
được trừ và quản lý thu nhập chịu thuế khác. Cụ thể như sau: 3.3.2.1. Quản lý doanh thu tính thuế
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến việc xác định thu nhập chịu thuế và số thuế phải nộp. Doanh thu của các đối tượng nộp thuế có thể nhận được từ nhiều nguồn khác nhau, do đó cơ quan thuế rất khó kiểm soát, theo dõi. Để đảm bảo tính đúng số thuế TNDN mà đơn vị phải nộp, cơ quan thuế phải lưu ý đến rất nhiều vấn đề, trong đó đặc biệt phải quan tâm quản lý chặt chẽ doanh thu tính thuế.
Về nguyên tắc, các doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp kê khai phải phản ánh một cách trung thực kịp thời và đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán trên các nguyên tắc ghi nhận doanh thu tính thuế. Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp thường tìm mọi cách che bớt doanh thu trong kỳ tính thuế, nhằm làm giảm thu nhập tính thuế. Hiện tượng này phổ biến rộng khắp các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Đan Phượng. Việc che dấu doanh thu không phản ánh thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình nhằm làm giảm số thuế TNDN phải nộp trong kỳ thường gặp ở các doanh nghiệp đó là:
- Hiện nay theo quy định, khi bán hàng hóa dịch vụ có giá trị thanh toán trên 200.000 đồng, người bán phải có trách nhiệm xuất hóa đơn cho khách hàng. Tuy nhiên, người bán hàng thường lợi dụng thói quen của khách hàng khi mua hàng hóa dịch vụ thường không lấy hóa đơn hoặc thông đồng với
46
người mua để mua giá bán thấp hơn rất nhiều so với thực tế thanh toán. Hình thức che dấu thu nhập này xảy ra chủ yếu ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phục vụ trực tiếp cho người tiêu dùng như các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xe máy, ô tô, điện lạnh, điện tử…hoặc những doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng cung cấp trực tiếp cho người tiêu dùng như sản xuất đồ dùng, đồ nhựa, đồ gỗ, hoạt động kinh doanh phục vụ nhà hàng, khách sạn…
- Qua thực tế công tác quản lý thu thuế TNDN, việc quản lý doanh thu của các đối tượng hết sức khó khăn vì doanh thu nhận được từ rất nhiều hoạt động, từ rất nhiều chủ thể hoạt động tại rất nhiều địa bàn, lĩnh vực hoạt động. Hơn nữa, việc nhận biết tình hình thay đổi doanh thu hết sức khó khăn bởi hoạt động kinh doanh của người nộp thuế biến động qua các thời kỳ khác nhau theo quy luật của kinh tế thị trường.
Trong thời gian qua Chi cục đã tăng cường công tác kiểm tra đột xuất tại các cơ sở kinh doanh và yêu cầu các doanh nghiệp xuất trình số hóa đơn đã xuất. Cán bộ thuế kiểm tra việc ghi chép hoạt động, đối chiếu số tiền trên hóa đơn đầu vào, đầu ra và kiểm tra hàng tồn kho của đơn vị. Nhờ đó, phát hiện các trường hợp vi phạm trong kê khai doanh thu. Biện pháp này thường được áp dụng chủ yếu với các cơ sở kinh doanh thương mại, được nghi ngờ có hành vi khai báo không đúng doanh thu.
Kiểm tra một số đối tượng cho thấy khoảng hơn 40% đối tượng nộp thuế khai giảm doanh thu, các thủ đoạn trốn thuế phổ biến qua che dấu doanh thu như: bỏ sót hóa đơn, áp dụng sai tỷ giá…
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp kinh doanh thương mại còn vừa bán buôn, vừa bán lẻ nhưng hoạt động kinh doanh bán lẻ chỉ hạch toán doanh thu theo giá bán buôn. Hoặc những công ty mà hoạt động xuất khẩu là chính có thể không xuất hóa đơn và ghi nhận doanh thu với hàng bán trong nước.
47
Một số doanh nghiệp sản xuất vừa có hoạt động gia công, vừa có hoạt động sản xuất nhưng khi hạch toán lại hạch toán doanh thu hoạt động sản xuất như doanh thu hoạt động gia công. Nhiều doanh nghiệp bán hàng trả chậm nhưng lại làm thủ tục hạch toán như một đại lý, chỉ ghi số doanh thu hoa hồng được hưởng.
Tất cả những hoạt động trên cho thấy, công tác hạch toán, chấp hành chế độ kế toán thống kê ở các đơn vị kinh doanh hiện nay đang hết sức lỏng lẻo. Các doanh nghiệp bằng mọi cách che dấu doanh thu, thậm chí cán bộ thuế xuống kiểm tra còn cung cấp số liệu không chính xác.
Qua việc kiểm tra tại một số đơn vị có đột biến về doanh thu, có số thuế phải nộp tăng, giảm trên 20% tại Chi cục thuế huyện Đan Phượng nhận thấy một số đơn vị kê khai sai, thiếu doanh thu như sau:
Bảng 3.4: Số liệu kiểm tra doanh thu tính thuế TNDN năm 2014 tại 56 đơn vị
Đơn vị tính: Triệu đồng
Tính chất Số đơn vị Số liệu kê
khai
Số liệu kiểm tra
Số chênh lệch Doanh thu kê
khai đúng 44 38.862 38.862 0
Doanh thu kê
khai thiếu 12 8.024 9.149 1.125
Tổng cộng 56 46.886 48.011 1.125
(Nguồn: Chi cục thuế huyện Đan Phượng)
Qua kiểm tra thực tế tại 56 doanh nghiệp phát hiện chênh lệch doanh thu tổng cộng là 1.125 triệu đồng ở 12 doanh nghiệp trên địa bàn. Những đơn vị có doanh thu thực tế nhỏ hơn so với doanh thu cán bộ thuế kiểm tra là do các nguyên nhân chủ yếu như: hạch toán trùng, bỏ sót hóa đơn, doanh thu của chi nhánh báo về nhưng không chính xác…việc sai sót này dẫn đến làm giảm số
48
thuế TNDN phải nộp. Tuy nhiên sai sót chủ yếu ở những đơn vị quy mô nhỏ. Căn cứ vào biên bản kiểm tra quyết toán thuế năm 2014 có thể kể ra một số đơn vị kê khai thiếu doanh thu so với thực tế như sau:
Bảng 3.5: Tình hình kê khai thiếu doanh thu ở một số đơn vị qua kiểm tra Đơn vị tính: triệu đồng
Tên đơn vị Số liệu kê
khai
Số liệu kiểm
tra Chênh lệch
Công ty CP Nato Việt Nam 8.264 8.276 12
Công ty CP sản xuất và xây
dựng Thịnh An 12.152 12.178 26
Công ty CP thực phẩm Hải
Phát 11.056 11.083 27
Công Ty TNHH Phát Triển
Thương Mại Thắng Lợi 6.236 6.250 14
Công Ty TNHH Đầu Tư Phát
Triển Kinh Tế Đông Ấn 9.742 9.765 23
Công Ty TNHH Tây Thăng
Long 18.416 18.448 32
Công Ty Cổ Phần Xây Dựng
Và Thương Mại Vinak Hà Nội 7.237 7.273 18
Tổng cộng 73.103 73.273 152
(Nguồn: Chi cục thuế huyện Đan Phượng)
Qua kiểm tra thấy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến kê khai thiếu doanh thu chủ yếu là do hạch toán sai, bỏ sót hóa đơn, kê khai thiếu doanh thu từ một số nguồn. Cụ thể:
Hạch toán sai:
Hạch toán sai doanh thu trong kỳ là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến giảm doanh thu trong kỳ của đơn vị. Ví dụ: nhiều đơn vị ghi hóa đơn bán hàng từ cuối năm 2013 tuy nhiên đến đầu năm 2014 mới xuất hàng khỏi kho,
49
cho nên đã hạch toán doanh thu bán hàng sang quý I năm 2014. Như vậy là sai quy định dẫn đến doanh thu năm 2013 bị giảm.
Bỏ sót hóa đơn không kê khai:
Trong quá trình kiểm tra báo cáo quyết toán thuế tại các đơn vị, hiện tượng bỏ sót hóa đơn không kê khai là một hiện tượng khá phổ biến dẫn đến giảm doanh thu tính thu nhập chịu thuế của đơn vị. Hiện tượng trên có thể do công tác quản lý hóa đơn, sổ sách kế toán của doanh nghiệp chưa được tốt hoặc cũng có thể do đơn vị cố ý bỏ sót số hóa đơn không kê khai nhất là những hóa đơn có số tiền nhỏ nhưng số lượng nhiều để làm giảm doanh thu nhưng đổ lỗi cho công tác hạch toán còn hạn chế.
Ghi giảm hóa đơn bán hàng:
Một số đơn vị ghi giá bán hàng trên hóa đơn nhỏ hơn so với giá thực tế bán cho khách hàng, làm giảm doanh thu bán hàng. Đây là một trong những gian lận phổ biến nhất và khó quản lý nhất. Vì với đối tượng khách hàng là cá nhân thì việc ghi giảm hóa đơn bán hàng thì cả người bán và người mua đều được lợi. Người mua vì thế mà thông đồng với cửa hàng để ghi giảm hóa đơn. Để có thể quản lý được tốt hơn trường hợp này cơ quan thuế phải so sánh giá bán giữa cùng một mặt hàng ở các đơn vị khác nhau.
Xét trên một góc độ nào đó, việc người nộp thuế tự kê khai, tính thuế và nộp thuế có tác dụng đề cao ý thức và sự tự giác, vì khi đó người nộp thuế hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của số liệu. Về phía cơ quan thuế để quản lý tốt doanh thu tính thuế không chỉ đơn thuần dựa trên số liệu kê khai của đơn vị mà cơ quan thuế phải lập kế hoạch tổ chức thanh tra, kiểm tra, quyết toán thuế tại doanh nghiệp. Căn cứ để kiểm soát doanh thu tính thuế là báo cáo quyết toán thuế, báo cáo tài chính, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các hóa đơn, chứng từ, sổ sách kế toán… của doanh nghiệp. Trong quá trình kiểm tra cán bộ thuế tiến hành đối chiếu giữa các số liệu trên hóa đơn, chứng từ, sổ sách kế toán và các báo cáo quyết toán năm, số dư trên các tài khoản kế toán để xem có phù hợp không, từ
50
đó sẽ phát hiện những khoản hạch toán sai, bỏ sót những khoản để ngoài doanh thu.
3.3.2.2. Quản lý các chi phí được trừ
Việc quản lý tốt các chi phí là một trong những căn cứ quan trọng để tính thu nhập chịu thuế, hạn chế thất thu thuế. Qua việc kiểm tra, thanh tra thuế tại các doanh nghiệp cho thấy, việc kê khai không chính xác các chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế là phổ biến. Việc đẩy mạnh công tác kiểm tra, quyết toán thuế TNDN có ý nghĩa quan trọng trong quản lý chi phí được trừ nói riêng và quản lý thu thuế TNDN nói chung, vì đây là khâu quan trọng nó thể hiện được quy mô, kết quả hoạt động thực của cơ sở sản xuất kinh doanh và thể hiện số thuế còn phải nộp vào NSNN sau khi kết thúc kỳ tính thuế.
Qua kiểm tra quyết toán thuế năm 2014 của Đội kiểm tra ta thấy:
Bảng 3.6: Tổng hợp công tác kiểm tra chi phí ở 56 doanh nghiệp trên địa bàn năm 2014
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Số đơn vị Số kê khai Số kiểm tra Chênh lệch
Chi phí khai đúng 32 56.320 56.320 0
Chi phí khai tăng 24 38.170 39.530 1.360
Tổng cộng 56 94.490 95.850 1.360
(Nguồn: Chi cục thuế huyện Đan Phượng)
Trong quá trình kiểm tra chi phí tại 56 doanh nghiệp kết quả thu được là có 32 doanh nghiệp khai đúng, 24 doanh nghiệp khai sai. Việc khai sai là khai tăng chi phí của doanh nghiệp nhằm làm giảm doanh thu chịu thuế, từ đó làm giảm nghĩa vụ thuế với NSNN. Do đó việc cán bộ thuế kiểm tra và xác định lại chính xác chi phí hợp lý là việc vô cùng quan trọng. Một số khoản mục chi phí thường có gian lận sai sót trong công tác quản lý thu thuế TNDN ở Chi cục thuế huyện Đan Phượng là:
51 - Khoản mục khấu hao tài sản cố định - Khoản mục tiền lương, tiền công - Khoản mục chi phí nguyên vật liệu - Khoản mục chi phí bằng tiền khác…
Qua thực tế kiểm tra tại doanh nghiệp, cơ quan thuế đã phát hiện các hình thức gian lận về chi phí được trừ trong kê khai, tính thuế TNDN như sau:
Thứ nhất, hợp pháp hóa các chi phí không có thực để làm giảm thu nhập
chịu thuế. Đối với các doanh nghiệp có doanh thu lớn và lãi gộp cao thường tìm cách kê thêm chi phí quản lý doanh nghiệp để làm giảm thu nhập trước thuế, mà tập trung nhiều nhất là kê thêm chi phí tiền lương, tiền công bằng cách khai khống số lượng lao động, ký hợp đồng lao động với mức lương cao hơn lương thực tế…
Thứ hai, đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ như
nhà hàng, khách sạn,… thường hạch toán tăng giá vốn hàng bán cao hơn thực tế do nguồn nguyên liệu thực phẩm đầu vào hoàn toàn do doanh nghiệp tự kê khai.
Thứ ba, lợi dụng tình trạng có một số khách hàng không lấy hóa đơn để
cho hoặc bán cho các doanh nghiệp khác làm chứng từ hạch toán chi phí đầu vào.
Thứ tư, một số doanh nghiệp hạch toán khấu hao sửa chữa lớn tài sản cố