6. Kết cấu của luận văn
3.5.2. Những hạn chế, yếu kém
Một là, về tổ chức bộ máy: công tác tổ chức đã có nhiều thay đổi nhưng
vẫn còn nhiều hạn chế. Việc phân bổ nguồn lực còn nhiều điểm chưa hợp lý: cán bộ tại các bộ phận thực hiện các chức năng quản lý thuế chính còn thiếu
69
về số lượng và yếu về chất lượng trước yêu cầu quản lý thuế mới. Trong khi đó kinh tế ngày càng phát triển, số lượng người nộp thuế ngày càng gia tăng, với tỷ lệ cán bộ kiểm tra như hiện nay, việc giám sát, kiểm tra, người nộp thuế sẽ khó đảm bảo được thực hiện đầy đủ.
Hai là, về công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế: hệ thống cơ sở
dữ liệu phục vụ cho công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế còn hạn chế; trang thiết bị phục vụ công tác tuyên truyền, hỗ trợ chưa đầy đủ, cán bộ được bố trí làm công tác tuyên truyền, hỗ trợ chưa được chú trọng về năng lực chuyên môn và kỹ năng phục vụ. Bên cạnh đó chính sách thuế thường xuyên thay đổi cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.
Ba là, về công tác kê khai kế toán thuế: chưa thực hiện kịp thời việc rà
soát mã số thuế của các doanh nghiệp. Hiện tượng doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh và cấp mã số thuế nhưng không hoạt động; các doanh nghiệp giải thể, phá sản, ngừng nghỉ kinh doanh nhưng chưa thực hiện đóng mã số thuế kịp thời dẫn đến số lượng mã số thuế trong hệ thống nhiều hơn số thực tế.
Bốn là, về công tác kiểm tra: chất lượng công tác kiểm tra đã được nâng
lên, thể hiện qua số thuế truy thu bình quân của mỗi cuộc thanh kiểm tra. Tuy nhiên do lực lượng cán bộ làm công tác kiểm tra còn ít về số lượng nên chưa đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý thuế mới.
Công tác kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế tại trụ sở người nộp thuế đã được chú trọng nhưng chất lượng chưa cao. Triển khai công tác kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế còn chậm, số lượng đơn vị được kiểm tra thực tế đạt tỷ lệ thấp so với số đợn vị quản lý; một số cuộc kiểm tra còn kéo dài nhưng chưa có lý do chính đáng tại hồ sơ, việc xử lý kết quả sau khi kết thúc kiểm tra còn chậm so với thời gian quy định; công tác xác định chứng cứ vi phạm chưa được củng cố đảm bảo tính pháp lý
70
cao. Vì vậy, hiệu quả của việc kiểm tra chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi. Từ đó, việc phúc tra của nội bộ ngành hoặc thanh tra của các ngành khác phải kết luận tăng thêm về vi phạm của doanh nghiệp có cùng thời kỳ kiểm tra thanh tra thuế từ đó làm giảm uy tín của lực lượng làm công tác kiểm tra.
Năm là, về công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: nợ đọng thuế vẫn
còn nhiều, có xu hướng tăng và không đạt chỉ tiêu thu nợ phát sinh đã đề ra; xử phạt nộp chậm tiền thuế thực hiện chưa triệt để, chưa áp dụng các biện pháp để cưỡng chế nợ thuế; việc phối hợp giữa các đội và các cơ quan có liên quan trong việc xử lý các hồ sơ miễn, giảm, khoanh, xoá nợ thuế,... chưa kịp thời đã làm tăng đáng kể số nợ đọng về thuế; chưa xây dựng và áp dụng hệ thống các tiêu chí đánh giá rủi ro trong quản lý nợ để từ đó tập trung nhân lực vào quản lý thu nợ đối với những đối tượng có mức độ rủi ro lớn; chưa thực hiện được kết nối, trao đổi thông tin với các cơ quan, tổ chức có liên quan để theo dõi tình trạng tài sản, nguồn vốn phục vụ cho công tác thu hồi nợ đọng thuế.
Sáu là, về hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu NNT: mức độ ứng dụng công
nghệ thông tin và hiện đại hoá của các ngành là rất khác nhau, lại chưa có mô hình Chính phủ điện tử chung nên việc kết nối, trao đổi thông tin còn khó khăn trong việc xây dựng cơ chế và ứng dụng công nghệ thông tin giữa các ngành. Trình độ, khả năng sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý của doanh nghiệp không đồng đếu, còn thiếu sự thống nhất dẫn đến khó khăn trong việc thu thập, khai thác thông tin, dữ liệu NNT.