0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Phương pháp phân tích, xử lý thông tin

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN ĐAN PHƯỢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THS KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ 60 34 04 10 PDF (Trang 39 -41 )

6. Kết cấu của luận văn

2.1.3. Phương pháp phân tích, xử lý thông tin

2.1.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế; bao gồm giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất và phân tích tần số xuất hiện của các đối tượng nghiên cứu.

Thông qua các chỉ tiêu phân tích như số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân tôi sử dụng trong nghiên cứu này nhằm phân tích mức độ thu thuế, kết quả thu thuế và cơ cấu các loại thuế đã thu.

2.1.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh gồm cả so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối để đánh giá biến động kết quả quản lý thuế TNDN của Chi cục thuế huyện Đan Phượng theo thời gian và không gian.

Phương pháp so sánh còn sử dụng để so sánh các đối tượng nộp thuế về thực hiện chính sách thuế và quản lý thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi cục thuế.

2.1.3.3. Phương pháp phân tích thông tin

Hoạt động nghiên cứu sẽ kết hợp cả phương pháp định tính và định lượng, trong đó phương pháp định tính đóng vai trò chủ đạo và các phân tích định lượng đóng vai trò minh họa, hỗ trợ. Việc tham vấn các chuyên gia về theo dõi đánh giá, chuyên gia đánh giá tác động là một trong những hoạt động của nghiên

30 cứu này.

Dựa vào các tài liệu thu thập, tiến hành phân tích, so sánh để tìm ra những khó khăn, thuận lợi và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế tại Chi cục thuế huyện Đan Phượng.

Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở kết hợp so sánh các phương án thực hiện, tổng hợp kết quả và rút ra những bài học kinh nghiệm, xây dựng các giải pháp mang tính chiến lược và thực tiễn cho công tác quản lý thuế TNDN tại Chi cục thuế huyện Đan Phượng.

2.1.3.4. Phương pháp chuyên gia, hội thảo

Phương pháp chuyên gia là phương pháp thu thập và xử lý những đánh giá, dự báo bằng cách tập hợp, hỏi ý kiến của các chuyên gia giỏi thuộc một lĩnh vực của vấn đề cần nghiên cứu. Đây là phương pháp dựa trên cơ sở đánh giá, tổng kết kinh nghiệm, khả năng phán đoán tương lai một cách tự nhiên của các chuyên gia giỏi và xử lý thống kê các câu hỏi trả lời một cách khoa học. Phương pháp này được áp dụng tốt trong trường hợp xác định vấn đề xuất phát và các mục tiêu căn bản của một chương trình, một đề tài, dự báo vấn đề mới. Vì vậy, khi sử dụng phương pháp này cần lựa chọn những chuyên gia là người có tâm, có tầm; cùng một vấn đề có thể lấy ý kiến từ nhiều chuyên gia, điều này có thể thực hiện thông qua tổ chức hội thảo, hội nghị, điều tra bằng phiếu hỏi về vấn đề nghiên cứu.

Áp dụng phương pháp này, tác giả luận văn tham khảo, trao đổi ý kiến với lãnh đạo các phòng của Cục thuế Thành phố Hà Nội, lãnh đạo Chi cục thuế huyện Đan Phượng, các Đội trưởng Đội thuế Chi cục thuế huyện Đan Phượng như: Đội Kê Khai - Kế toán thuế, Đội Tuyên Truyền Hỗ trợ người nộp thuế, Đội Kiểm tra thuế,... để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu như: 1. Tình hình quản lý thuế TNDN tại Chi cục thuế huyện Đan Phượng trong thời gian qua như thế nào? 2. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc quản lý thuế

31

TNDN tại Chi cục thuế huyện Đan Phượng? 3. Hoàn thiện quản lý thuế TNDN tại Chi cục thuế huyện Đan Phượng trong thời gian tới cần thực hiện những giải pháp nào? từ đó góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu, cũng như kiểm chứng kết quả nghiên cứu.

Phương pháp này được thực hiện thông qua các hội nghị chuyên đề, các cuộc tiếp xúc làm việc trực tiếp, tiến hành trao đổi ý kiến với các nhà quản lý, các cán bộ có nhiều kinh nghiệm thực tế về lĩnh vực quản lý quản lý thuế TNDN.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN ĐAN PHƯỢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THS KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ 60 34 04 10 PDF (Trang 39 -41 )

×