6. Kết cấu của luận văn
4.1. Bối cảnh phát triển kinh tế xã hội huyện Đan Phượng trong thời gian tớ
gian tới có ảnh hưởng tới quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo định hướng phát triển của huyện Đan Phượng đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng chủ yếu phát triển thương mại dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng. Phát triển nông nghiệp ven đô, phát triển đô thị theo hướng từng bước đầu tư xây dựng các đô thị mới, các trung tâm văn hóa, thương mại, tài chính,… theo quy hoạch chung xây dựng của Thủ đô. Từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, khớp nối với khu vực nội đô.
Đến năm 2030 thể hiện vai trò là một bộ phận của đô thị trung tâm và vành đai xanh của Thành phố. Huyện Đan Phượng nằm trong khu vực mở rộng phía Nam sông Hồng thuộc chuỗi khu đô thị phía Đông đường vành đai 4: Đan Phượng - Hoài Đức - An Khánh - Hà Đông - Thường Tín, phát triển các khu đô thị mới, các trung tâm văn hóa, thương mại, tài chính cấp vùng và quốc gia, được ngăn cách với khu vực nội đô bằng vùng đệm vành đai xanh sông Nhuệ.
Về kinh tế: tăng trưởng kinh tế nhanh, ổn định. Giá trị sản xuất bình quân của huyện bình quân giai đoạn 2011-2015 tăng trưởng đạt 14.33%/năm, giai đoạn 2016-2020 đạt 14%/năm; bình quân cả giai đoạn 2011-2020 đạt 14,17%/năm, giai đoạn 2021-2030 đạt 10%/năm; cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng: Dịch vụ - Công nghiệp, Xây dựng - Nông nghiệp. 4.2. Quan điểm, mục tiêu hoàn thiện thuế TNDN trong thời gian tới
76
4.2.1. Quan điểm
Một là, xây dựng hệ thống chính sách thuế nói chung và thuế thu nhập
doanh nghiệp nói riêng phải đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; mức động viên hợp lý nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước và là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô có hiệu quả, hiệu lực của Đảng và Nhà nước.
Hai là, xây dựng ngành Thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả;
công tác quản lý thuế, phí và lệ phí thống nhất, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện dựa trên ba nền tảng cơ bản: thể chế chính sách thuế minh bạch, quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, khoa học phù hợp với thông lệ quốc tế; nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính; ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao.
4.2.2. Mục tiêu
Một là, cải cách chính sách thuế:
Xây dựng và thực hiện chính sách huy động từ thuế, phí và lệ phí hợp lý nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước, khuyến khích xuất khẩu, khuyến khích đầu tư nhất là đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng cao, bền vững, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo nhu cầu chi tiêu cần thiết hợp lý của ngân sách Nhà nước.
Hệ thống chính sách thuế, phí và lệ phí được sửa đổi bổ sung phù hợp với định hướng phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; góp phần chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ lợi ích quốc gia; khuyến khích thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế và đầu tư nước ngoài
77
vào Việt Nam; bảo hộ hợp lý, có chọn lọc, có thời hạn các sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước phù hợp với các cam kết, thông lệ quốc tế.
Hệ thống chính sách thuế được xây dựng, hoàn thiện bảo đảm minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện; mở rộng cơ sở thuế để phát triển nguồn thu, bao quát các nguồn thu mới phát sinh và cơ cấu lại theo hướng tăng nguồn thu nội địa (không kể thu từ dầu thô) đến năm 2015 đạt trên 70% tổng thu ngân sách Nhà nước và đến năm 2020 đạt trên 80% tổng thu ngân sách Nhà nước.
Giai đoạn 2011 - 2015: tỷ lệ huy động thu ngân sách Nhà nước khoảng 23 - 24% GDP, trong đó tỷ lệ động viên từ thuế, phí và lệ phí khoảng 22 - 23% GDP; tốc độ tăng trưởng số thu thuế, phí và lệ phí bình quân hàng năm từ 16% - 18%/năm.
Giai đoạn 2016 - 2020: tỷ lệ huy động thu ngân sách Nhà nước và tỷ lệ động viên từ thuế, phí và lệ phí trên GDP ở mức hợp lý theo hướng giảm mức động viên về thuế trên một đơn vị hàng hóa, dịch vụ để khuyến khích cạnh tranh, tích tụ vốn cho sản xuất kinh doanh.
Hai là, cải cách quản lý thuế:
Hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính theo định hướng chuẩn mực quốc tế; nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ; kiện toàn, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị; tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ và cung cấp dịch vụ cho NNT; nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát tuân thủ pháp luật của NNT; tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin và đẩy mạnh việc kê khai thuế, nộp thuế điện tử từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế, phấn đấu đưa Việt Nam thuộc nhóm các nước hàng đầu khu vực Đông Nam Á trong xếp hạng mức độ
78
thuận lợi về thuế vào năm 2020, ngành Thuế đã đưa ra một số chỉ tiêu cụ thể về quản lý thuế:
Giai đoạn 2011 - 2015:
- Giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính thuế để phấn đấu đến năm 2015 là một trong sáu nước đứng đầu khu vực Đông Nam Á được xếp hạng có mức độ thuận lợi về thuế.
- Đến năm 2015 tối thiểu có: 90% doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ thuế điện tử; 90% doanh nghiệp đăng ký thuế, khai thuế qua mạng internet; 70% số NNT hài lòng với các dịch vụ mà cơ quan thuế cung cấp.
- Tỷ lệ tờ khai thuế đã nộp trên tổng số tờ khai thuế phải nộp tối thiểu là 90%; tỷ lệ tờ khai thuế đúng hạn đạt tối thiểu là 85%; tỷ lệ tờ khai thuế được kiểm tra tự động qua phần mềm ứng dụng của cơ quan thuế đạt tối thiểu là 95%.
Giai đoạn 2016 - 2020:
- Thời gian thực hiện thủ tục hành chính thuế đến năm 2020 là một trong bốn nước đứng đầu khu vực Đông Nam Á được xếp hạng có mức độ thuận lợi về thuế.
- Đến năm 2020 tối thiểu có: 95% doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ thuế điện tử; 95% doanh nghiệp đăng ký thuế, khai thuế qua mạng internet; 80% số NNT hài lòng với các dịch vụ mà cơ quan thuế cung cấp.
- Tỷ lệ tờ khai thuế đã nộp trên tổng số tờ khai thuế phải nộp tối thiểu là 95%; tỷ lệ tờ khai thuế đúng hạn đạt tối thiểu là 95%; tỷ lệ tờ khai thuế được
kiểm tra tự động qua phần mềm ứng dụng của cơ quan thuế là 100%.
4.3. Định hướng hoàn thiện công tác quản lý thuế TNDN tại Chi cục thuế huyện Đan Phượng trong thời gian tới
Quá trình triển khai nhiệm vụ thu thuế những năm gần đây, Chi cục đã gặp không ít khó khăn, trở ngại do tình hình kinh tế diễn biến phức tạp, lạm
79
phát, giá cả tăng cao đã ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh, sản xuất của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp; một bộ phận người nộp thuế chưa hiểu rõ các chế độ, chính sách thuế; một số đối tượng chây ì, trốn thuế, chấp hành chưa nghiêm nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước; công tác thu thuế còn gặp không ít những khó khăn, vướng mắc; bên cạnh đó Nhà nước đã và đang thực hiện các chính sách miễn, giảm, giãn thuế đối với nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Những điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thu thuế nói chung và thu thuế TNDN nói riêng trên địa bàn huyện.
Tuy nhiên, thu ngân sách so với tiềm lực của nền kinh tế vẫn còn chưa tương xứng, vẫn còn tình trạng thất thu, nợ đọng thuế, chiếm dụng tiền thuế tại một số lĩnh vực, địa bàn. Sự phối hợp giữa các ngành chức năng với cơ quan quản lý thu có lúc chưa thường xuyên, chặt chẽ, tích cực; chưa quan tâm quản lý, khai thác nguồn thu từ tài nguyên, đất đai làm giảm các nghĩa vụ với Nhà nước theo quy định của pháp luật còn lớn; tình trạng đầu cơ, buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế, lậu thuế vẫn còn xảy ra dưới nhiều hình thức và ngày càng phức tạp.
Chi cục thuế huyện Đan Phượng xác định công tác thu thuế nói chung và thu thuế TNDN nói riêng là nhiệm vụ hết sức nặng nề và khó khăn đối với tất các cán bộ, công chức trong toàn Chi cục. Chính vì vậy Chi cục thuế cần hoàn thiện quản lý thu thuế trong thời gian tới theo định hướng:
4.3.1. Quản lý thuế TNDN phải gắn với cải cách hệ thống thuế và quản lý thuế nói chung thuế nói chung
Việc đổi mới, hoàn thiện quản lý thuế TNDN phải căn cứ vào hệ thống và những quy định về quản lý thuế trong điều kiện mới. Theo đó, việc quản lý thu thuế nói chung và đối với thuế TNDN nói riêng cần phải dựa trên hệ thống mới. Trên cơ sở đó, cần điều chỉnh bộ máy, cơ chế quản lý, quy trình -
80
thủ tục, điều kiện kỹ thuật… cho phù hợp với hệ thống thuế mới. Mục tiêu, nhiệm vụ của cải cách hệ thống thuế trong thời gian tới đặt ra là:
- Thủ tục hành chính thuế được đơn giản hoá tạo điều kiện thuận lợi cho NNT; thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ quản lý của cơ quan thuế được công khai để NNT biết và tham gia vào quá trình giám sát công chức thuế thực thi pháp luật thuế.
- Hoạt động tuyên truyền hỗ trợ NNT được nâng cao về chất lượng, phong phú về hình thức để NNT hiểu và tự nguyện tuân thủ pháp luật thuế.
- Hoạt động kiểm tra, giám sát sự tuân thủ của NNT được tăng cường trên cơ sở đánh giá rủi ro, phân loại NNT và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật thuế.
- Bộ máy quản lý thuế được tổ chức hiệu quả, môi trường làm việc thuận lợi, hấp dẫn tạo điều kiện thu hút, phát triển nguồn nhân lực chuyên sâu, chuyên nghiệp; chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thuế được nâng cao về năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức và phương pháp làm việc.
- Việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức thuế được tăng cường kiểm tra, giám sát đảm bảo chuyên nghệp, liêm chính.
- Phát triển hệ thống công nghệ thông tin, hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của cơ quan thuế; hệ thống quy trình nghiệp vụ thống nhất có tính liên kết, tự động hoá cao.
4.3.2. Quản lý thu thuế TNDN theo hướng thực hiện đồng bộ các khâu trong quản lý thu trong quản lý thu
Tăng cường quản lý thuế nói chung và đối với thuế TNDN nói riêng cần được tiến hành đồng bộ ở tất cả các khâu: từ tổ chức bộ máy, cán bộ; phân cấp chức năng; cơ chế quản lý khu vực, quy trình, thủ tục quản lý thu thuế.
81
Bộ máy quản lý thu cần được đổi mới theo hướng tinh gọn và nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý thuế. Xu hướng chung khi chuyển sang hệ thống thuế mới là việc tổ chức bộ máy hỗn hợp vừa theo chức năng, vừa theo đối tượng. Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào tất cả các khâu trong quá trình quản lý.
Với việc đổi mới cơ chế quản lý như vậy đòi hỏi phải đổi mới căn bản đội ngũ cán bộ theo hướng tinh thông nghiệp vụ, giỏi về tin học, có đạo đức nghề nghiệp. Trên cơ sở tinh thông nghiệp vụ mới có thể hướng dẫn và phát hiện kịp thời những sai sót của NNT. Ngoài ra, cán bộ thuế cần phải tiếp cận được những công nghệ hiện đại mà trước hết là công nghệ thông tin.
Chuyển sang hệ thống thuế mới với cơ chế quản lý thu mới đòi hỏi phải đổi mới quy trình quản lý thu thuế ở tất cả các khâu: tuyên truyền, hỗ trợ; xử lý tờ khai và kế toán thuế, cưỡng chế thu nợ thuế, tra kiểm tra thuế.
4.3.3. Quản lý thuế TNDN ở địa phương theo hướng tuân thủ nghiêm pháp luật, chính sách của Nhà nước luật, chính sách của Nhà nước
Chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Trong đó việc quản lý đất nước chủ yếu bằng pháp luật. Mọi thành viên trong xã hội đều phải tuân thủ pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Pháp luật về thuế quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của người nộp thuế, người thu thuế, các tình tiết vi phạm và hình thức xử lý. Vì vậy, thi hành nghiêm các pháp luật về thuế biểu hiện quyền lực của Nhà nước, quyền lực nhân dân.
Tăng cường quản lý thuế trước hết phải phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới quản lý thuế, đảm bảo thi hành nghiêm các luật thuế, phát huy tối đa công cụ thuế trong ngành quản lý Nhà nước đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội trong những thời kỳ nhất định.
82
Trong tình hình đó đòi hỏi phải đổi mới quản lý thu thuế đáp ứng yêu cầu đổi mới nền kinh tế, phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo thu đúng, thu đủ, khai thác triệt để các nguồn thu đồng thời kích thích sản xuất phát triển, nuôi dưỡng nguồn thu.
Để bảo đảm thực hiện đúng pháp luật và chính sách, quản lý thu thuế cần đổi mới theo hướng:
- Hiện đại hóa và nâng cao năng lực của bộ máy quản lý thuế.
- Thực hiện dân chủ trong quản lý thuế và công khai các thủ tục hành chính thuế.
Mục tiêu quản lý thuế là trên cơ sở thi hành đúng đắn chính sách thuế, tìm mọi biện pháp quản lý phù hợp nhằm phát huy khía cạnh tích cực của hệ thống thuế. Qua quản lý thu thuế có thể kiểm soát, hướng dẫn khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông, góp phần điều chỉnh những điểm mất cân đối trong nền kinh tế. Để quản lý thu thuế một cách đúng đắn, hiệu quả cần phải quán triệt các yêu cầu sau:
Một là, phải nuôi dưỡng nguồn thu, không vì số thu trước mắt mà làm lụi
tàn nguồn thu lâu dài. Các biện pháp thu thuế phải đảm bảo yêu cầu động viên nguồn thu đồng thời tạo điều kiện, tạo môi trường để SXKD phát triển.
Hai là, phải thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, đây là yêu cầu có tính
nguyên tắc trong quản lý thuế. Có thu đúng mới đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật thuế, tạo cho mọi người tin tưởng vào hệ thống pháp luật. Đồng thời thu đủ, thu kịp thời mới đảm bảo yêu cầu của chi NSNN, phát huy tính tích cực của các sắc thuế, hạn chế chiếm dụng nguồn thu NSNN từ người nộp thuế.
Ba là, biện pháp quản lý thu thuế phải mềm dẻo, linh hoạt phù hợp với
83
Bốn là, phải tối thiểu hóa các chi phí phát sinh do quá trình thực hiện các
biện pháp quản lý từ phía người nộp thuế cũng như cơ quan thuế.
4.3.4. Tăng cường quản lý thuế TNDN theo hướng hiện đại hóa
Hiện đại hóa quản lý thu thuế nói chung và quản lý thu thuế TNDN nói riêng là một yêu cầu rất cấp thiết, vừa mang tính cơ bản, lâu dài. Việc hiện đại hóa được thực hiện theo hướng tăng cường ứng dụng các công nghệ hiện đại