Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế thu nhập

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện đan phượng, thành phố hà nội luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 04 10 pdf (Trang 33 - 37)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.4.Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế thu nhập

- Số tiền thuế đã thu

- Mức độ hoàn thành kế hoạch thu thuế - Số doanh nghiệp nợ thuế

c. Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả thanh tra, kiểm tra và xử lý thuế

- Số doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra - Số doanh nghiệp vi phạm pháp luật thuế - Số doanh nghiệp bị xử lý về thuế

1.2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp nghiệp

Mọi hoạt động của một tổ chức hoặc cá nhân đều diễn ra trong một môi trường nhất định và luôn chịu tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài. Trong hoạt động quản lý thuế cũng vậy luôn chịu tác động của các nhân tố đó.

1.2.4.1. Yếu tố khách quan

a. Hệ thống chính sách, pháp luật thuế

Hệ thống chính sách, pháp luật thuế được áp dụng thống nhất đối với mọi thành phần kinh tế phải đảm bảo được sự động viên đóng góp bình đẳng và thực hiện công bằng xã hội. Hệ thống thuế phải thực sự khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi ngành nghề kinh doanh, các tổ chức và cá nhân bỏ vốn, lao động, đầu tư trang thiết bị và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho sản xuất kinh doanh theo quỹ đạo của kế hoạch Nhà nước.

Hệ thống thuế mang tính chắp vá, chồng chéo, thiếu căn cứ kinh tế, có thể vừa gây lạm thu, vừa gây thất thu lớn cho ngân sách Nhà nước. Ngược lại, hệ thống chính sách thuế khoa học, đơn giản, dễ hiểu và ổn định trong thời gian dài tạo điều kiện nâng cao hiểu biết và nhận thức về nghĩa vụ công dân đối với thuế, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ rộng rãi của các tầng lớp dân

24

cư và tự giác chấp hành luật thuế, từ đó tác dụng thúc đẩy hạch toán kinh tế,

thực hiện nghiêm chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ . b. Người nộp thuế

Người nộp thuế với các hành vi chấp hành pháp luật về thuế của họ là một yếu tố có vai trò đặc biệt đối với công tác quản lý của cơ quan thuế. Bởi vì, việc tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế là đối tượng chính của công tác quản lý thuế. Đồng thời, mức độ, trình độ hiểu biết và chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế ở mỗi quốc gia trong từng thời kỳ cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tính chất, quy mô, trình độ... cần phải có của công tác quản lý thuế.

c. Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng

Thuế là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, là công cụ quan trọng để Nhà nước quản lý kinh tế, quản lý xã hội hay nói một cách khác Thuế là một phạm trù kinh tế - chính trị tổng hợp, do đó thực hiện chính sách thuế không phải là công việc đơn phương của ngành Thuế. Cần có sự phối hợp với các đoàn thể và cơ quan có liên quan để triển khai đồng bộ việc thi hành chính sách thuế với các chính sách khác và quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Cần phát huy chức năng của các toà án hành chính kinh tế trong việc giải quyết các tranh chấp giữa cơ quan thuế và người nộp thuế bảo đảm tính khách quan trong việc thực hiện đầy đủ các quy định về thuế của Nhà nước.

Trình độ nhận thức và ý thức chấp hành Luật thuế của nhân dân, đưa được công tác thuế vào quần chúng nhân dân là công việc rất quan trọng góp phần phát huy tác dụng của chính sách thuế; nâng cao tính pháp lý của hệ thống chính sách thuế; giáo dục tính tự giác về nghĩa vụ nộp thuế và quyền lợi được hưởng về thuế, tạo điều kiện giúp thuế trở thành công cụ mạnh mẽ trong trong điều khiển kinh tế quốc gia. Nếu trình độ nhận thức và ý thức chấp hành

25

thuế của quần chúng nhân dân cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý thuế đồng thời qua sự phản hồi những vấn đề bất hợp lý sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về thuế.

d. Các yếu tố môi trường bên ngoài khác

Môi trường bên ngoài là các yếu tố tác động trên phạm vi rộng. Các yếu tố thuộc môi trường chung bao gồm:

- Kinh tế: các yếu tố kinh tế được xem xét và đánh giá trên các chỉ tiêu

chung của một nền kinh tế như tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân, tình hình giá cả và lạm phát, tình hình lao động, việc làm... Môi trường kinh tế tốt sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả thì lợi nhuận tăng, nhờ đó sẽ nộp thuế TNDN nhiều hơn cho NSNN, tạo điều kiện cho cơ quan thuế hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách trên địa bàn.

- Chính trị: đó là các yếu tố như thể chế và xu thế chính trị của quốc

gia, lập trường và thái độ của Chính phủ trước các vấn đề kinh tế xã hội, tình trạng luật pháp và trật tự xã hội... Môi trường chính trị tốt sẽ tạo điều kiện thu hút đầu tư của các doanh nghiệp từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển và ngược lại.

- Xã hội: có thể bao gồm các yếu tố chính như các yếu tố về nhân khẩu,

tập quán và truyền thống của từng cộng đồng dân cư, các giá trị xã hội... Môi trường xã hội sẽ tác động trực tiếp việc lựa chọn biện pháp quản lý. Chính vì vậy, cơ quan quản lý thuế cần lựa chọn biện pháp quản lý thuế phù hợp với thực tế của mỗi địa phương.

- Khoa học và công nghệ: có thể nói khoa học và công nghệ sẽ tác động

rất lớn đến công tác quản lý thuế: góp phần tăng thu, cải tiến quy trình quản lý thuế, cung cấp thông tin thu - nộp thuế nhanh, từ đó nâng cao hiệu quả hiệu lực quản lý của cơ quan quản lý thuế.

26 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2.4.2. Yếu tố chủ quan

Là các yếu tố thuộc về nội bộ cơ quan thuế, bao gồm:

a. Tổ chức bộ máy: là tổng thể các đơn vị, các bộ phận cấu thành dựa trên

chức năng nhiệm vụ được giao.

Để một tổ chức hoạt động tốt, tổ chức bộ máy cần đáp ứng được các yêu cầu như: tinh gọn, hiệu quả, hiệu lực (gọn nhẹ, không cồng kềnh, nặng nề); đúng chức năng nhiệm vụ; phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận; vận hành một cách nhịp nhàng.

b. Con người: đây là yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến việc thành công

hay thất bại của công tác quản lý thuế, những người trực tiếp thực thi công vụ về thuế. Trình độ và kỹ năng cũng như khả năng phát triển của họ trong tương lai, tập quán, phong thái và thái độ trong quá trình làm việc sẽ tác động trực tiếp đến hiệu quả của công tác quản lý thuế.

Phẩm chất và năng lực toàn diện của các cán bộ quản lý thuế phải được nâng cao về quan điểm, lập trường, đạo đức, về trình độ nghiệp vụ thuế, về khả năng tổ chức quản lý, thông thạo về kế toán, kiểm toán, có trình độ ngoại ngữ, biết sử dụng vi tính phù hợp với sự phát triển của ngành và đáp ứng được yêu cầu quản lý ngày càng cao trong tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngày càng đa dạng và phức tạp.

c. Quy chế làm việc: (cơ chế vận hành) tại mỗi đơn vị cũng ảnh hưởng không

nhỏ đến hiệu quả công tác. Nếu quy chế làm việc hợp lý thì sẽ nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thuế.

d. Điều kiện vật chất: đây cũng là một trong những nội dung trong chương

trình cải cách hệ thống thuế. Cơ sở vật chất tốt sẽ tạo điều kiện cho cán bộ công chức thuế thực hiện nhiệm vụ của mình được tốt hơn.

27 CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện đan phượng, thành phố hà nội luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 04 10 pdf (Trang 33 - 37)