Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng CMBCTCQT

Một phần của tài liệu FINAL (2) (Trang 25 - 32)

7. Cấu trúc nghiên cứu của đề tài

1.3. Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng CMBCTCQT

Trong khoảng 12 năm gần đây, việc áp dụng CMBCTCQT đang ngày càng trở nên phổ biến, không chỉ ở những nước phát triển mà còn bắt đầu có sức ảnh hưởng tới cả các nước đang phát triển. Thực tế là CMBCTCQT đã được chấp nhận như một quy chuẩn trong việc lập BCTC cho các doanh nghiệp tìm kiếm sự công nhận trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, vẫn có nhiều doanh nghiệp tỏ ra lo ngại khi áp dụng CMBCTCQT. Chính vì thế, nhiều tác giả nghiên cứu đã tập trung xem xét và đánh giá những nhân tố làm ảnh hưởng đến thái độ cũng như quyết định áp dụng CMBCTCTQT của các doanh nghiệp.

Những nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng CMBCTCQT của các doanh nghiệp tại nhiều quốc gia đã khai thác được vào các nhân tố vi mô cũng như là nhân tố vĩ mô.

Nghiên cứu của Trembley (1989) đã phân tích các đặc điểm của 53 công ty ở Hoa Kỳ chuyên về phần mềm, trong đó 14 công ty đã chọn dự kiến áp dụng SFAS.86 ảnh hưởng đến việc vốn hóa của chi phí phát triển phần mềm. Tác giả đã phát hiện ra rằng quyết định áp dụng CMBCTCQT có liên quan đến quy mô của doanh nghiệp và thái độ của kiểm toán viên. Leuz và Verrecchia (2000) đã kiểm tra các lựa chọn kế toán của các doanh nghiệp tại Đức có niêm yết trên sàn chứng khoán DAX vào năm 1998. Bằng phân tích hồi quy logistic, tác giả cân nhắc các nhân tố như Quy mô công ty, Nhu cầu tài chính và Hiệu quả tài chính có tác động mạnh đến quyết định áp dụng CMBCTCQT. Bradbury và Van Zijl (2006) cho rằng Quy mô doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc áp dụng CMBCTCQT. Điều này là do các công ty lớn hơn sẽ có khả năng chi trả chi phí chuyển đổi và những lợi thế của việc áp dụng CMBCTCQT sẽ lớn hơn những bất lợi.

Chamisa (2000) đã kiểm tra vai trò của các tiêu chuẩn quốc tế trong việc cải thiện chất lượng thông tin tài chính của các doanh nghiệp niêm yết ở các nước đang phát triển.

Tác giả chỉ ra rằng các tiêu chuẩn quốc tế này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các nước đang phát triển khi các nước này có thị trường tài chính và vốn hoạt động; nhưng các tiêu chuẩn đó lại không có đem lại nhiều thay đổi quan trọng như vậy đối với các nước đang phát triển khác. Trường hợp nghiên cứu ở Zimbabwe, ông phân tích các tác động của việc áp dụng chuẩn mực IASB về thực hành kế toán của DN lớn niêm yết. Ông thấy rằng các tiêu chuẩn quốc tế có tầm quan trọng đặc biệt đối với nước đang phát triển với thị trường tài chính mới nổi. Dự án nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành trong bối cảnh các nước đang phát triển vẫn còn rất nhỏ về số lượng, nhưng một số cố gắng phân tích hậu quả kinh tế của áp dụng CMBCTCQT ở các nước này. Chamisa (2000) nghiên cứu vai trò của CMKTQT trong việc nâng cao chất lượng thông tin tài chính cung cấp cho thị trường chứng khoán ở các nước đang phát triển. Ông lưu ý rằng chuẩn mực này hết sức quan trọng đối với các nước đang phát triển với một thị trường tài chính và vốn hoạt động và đang không có tầm quan trọng như vậy liên quan đến các nước đang phát triển khác. Trường hợp nghiên cứu ở Zimbabwe, ông phân tích các tác động của việc áp dụng chuẩn mực IASB về thực hành kế toán của DN lớn niêm yết. Ông thấy rằng CMKT có tầm quan trọng đặc biệt đối với nước đang phát triển với thị trường tài chính mới nổi. Dự án nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành trong bối cảnh các nước đang phát triển vẫn còn rất nhỏ về số lượng, nhưng một số cố gắng phân tích hậu quả kinh tế của áp dụng CMKTQT ở các nước này.

Omneya, Abd-Elsalam và Weetman (2003) đã kiểm tra hiệu ứng ngôn ngữ trong lần giới thiệu CMBCTCQT đầu tiên ở Ai Cập. Thông qua mẫu của 72 công ty niêm yết tại quốc gia, các tác giả đã chỉ ra rằng các công ty Ai Cập liên tục gặp khó khăn trong việc áp dụng CMBCTCQT, do sự khác biệt giữa tinh thần và triết lý CMBCTCQT đối với truyền thống và văn hóa kế toán quốc gia. Nghiên cứu này chỉ ra nhiều bằng chứng cho thấy CMBCTCQT có độ phức tạp cao so với các tiêu chuẩn của quốc gia này. Nghiên cứu khẳng định các quốc gia có tiếng Anh là ngôn ngữ chính sẽ tiếp cận dễ dàng hơn CMBCTCQT. (không tìm thấy nguồn tham khảo)

Có thể thấy, hầu hết các nghiên cứu được thực hiện trước đây hoàn toàn liên quan đến chi phí và các vấn đề liên quan đến việc áp dụng CMBCTCQT ở các nước phát triển (Larson và Street (2004); Delvaille, Ebbers và Saccon (2005); Epstein và Mirza (2006); Bradshaw và Miller (2008); …). Chính vì thế, những nghiên cứu về việc áp dụng

CMBCTCQT ở các nước đang phát triển rất hạn chế. Zeghal và Mhedhbi (2006) đã tiến hành tập trung nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng CMBCTCQT của các nước đang phát triển. Trên thực tế, nghiên cứu của họ kiểm tra mẫu của 32 nước đã thông qua CMBCTCQT và 32 quốc gia không áp dụng khác. Từ đó, tác giả kết luận rằng những nước đang phát triển có thị trường vốn, trình độ giáo dục tiến bộ và tăng trưởng kinh tế cao thì sẽ có khuynh hướng áp dụng CMBCTCQT. Zeghal and Mhedhbi (2006) nghiên cứu 32 nước đang phát triển áp dụng và 32 nước không áp dụng CMKTQT. Kết quả cho thấy nước đang phát triển với thị trường vốn, tăng trưởng kinh tế cao, giáo dục tác động đến áp dụng CMKT. Nhiều nước đang phát triển hệ thống giáo dục kế toán dựa vào nước phát triển như Anh và Mỹ. McGee (1999) phân tích quá trình áp dụng CMKTQT ở các nước đang phát triển khắc phục khó khăn bằng nỗ lực đào tạo và phổ biến thông tin về CMKT mới.

Jermakowicz và Gornik-Tomaszewski (2006) thực hiện nghiên cứu dựa trên việc xem xét quá trình triển khai IFRS của các doanh nghiệp ở Châu Âu trước thềm áp dụng IFRS bắt buộc. Thông qua khảo sát 410 doanh nghiệp ở Châu Âu, tác giả đã chỉ ra rằng các quốc gia có mức độ mở cửa thị trường cao trong lĩnh vực tài chính cho các nhà đầu tư nước ngoài có nhiều khả năng áp dụng CMBCTCQT. Do đó, bằng việc tăng cường khả năng so sánh thông tin, CMBCTCQT tạo thành phương tiện tích hợp thị trường tài chính địa phương trong chuỗi trao đổi toàn cầu. Một trong những nghiên cứu rất quy mô về hành vi là nghiên cứu của Jermakowicz và Gornick-Tomaszewski (2006) nhằm xem xét quá trình triển khai IFRS của các doanh nghiệp ở Châu Âu trước thềm áp dụng IFRS bắt buộc, bao gồm: cách họ tiếp cận IFRS, việc áp dụng tác động ra sao đối với BCTC, và cảm nhận về lợi ích và những thách thức của việc áp dụng này. Đầu tiên, khảo sát sơ bộ được thực hiện với việc phỏng vấn 2 chuyên gia từ Deloitte và 7 chuyên gia kế toán và tài chính đang làm ở doanh nghiệp để có cái nhìn tổng thể. Sau đó tác giả khảo sát thử 20 doanh nghiệp lớn vào đầu năm 2004 trước khi nghiên cứu định lượng chính thức. 410 doanh nghiệp ở Châu Âu được chọn để gởi các bảng khảo sát qua email bằng tiếng Anh cho các giám đốc tài chính và chuyên viên kiểm soát tài chính tại các công ty niêm yết trên các sàn chứng khoán lớn chủ yếu là ở Anh, Đức, Pháp, Bỉ, các doanh nghiệp ở 20 Tây Âu, và

không bao gồm 10 thành viên mới của Liên Minh Châu Âu vào thời điểm đó (2004). Khảo sát từ mùa hè 2004 và kết thúc vào tháng 12 cùng năm đã thu về được 112 trả lời (đạt tỉ lệ 27%), chủ yếu là công ty đa quốc gia, trong đó có 46 phản hồi từ Đức, 22 từ Bỉ, 16 từ Pháp, chiếm tổng cộng 75% số lượng phản hồi. Ngoài ra, trong số các phản hồi nhận được, có 38 phản hồi đến từ các doanh nghiệp đã áp dụng tự nguyện từ trước 2004 (tất cả đều đến từ quốc gia thuộc trường phái kế toán Châu Âu lục đia), còn lại là 74 doanh nghiệp lần đầu áp dụng vào năm 2004. Sau khi thu thập được tên công ty, nhóm tác giả tiếp tục cập nhật thêm dữ liệu sẵn có từ BCTC 2003 vào nghiên cứu này, bao gồm: lợi nhuận, lãi cơ bản trên cổ phiếu, tổng tài sản, doanh thu, số lượng nhân viên. Kỹ thuật phân tích sử dụng giá trị trung bình cho thấy phần lớn doanh nghiệp phản hồi rằng họ sẽ không áp dụng IFRS nếu không chịu áp lực bắt buộc tại Châu Âu, mặc dù họ đều đồng tình rằng BCTC lập theo IFRS không chỉ phục vụ tốt cho việc công bố thông tin, mà còn hỗ trợ tốt cho các quyết định nội bộ và đo lường hiệu quả hoạt động. Phần lớn doanh nghiệp cũng cho rằng quá trình chuyển đổi sẽ tốn kém, phức tạp, và không làm giảm chi phí sử dụng vốn, nhưng họ đều mong đợi kết quả tài chính sẽ tăng vọt. Bên cạnh đó, sự phức tạp của IFRS và việc thiếu những hướng dẫn triển khai chi tiết và đồng nhất sẽ là thách thức lớn.

Dựa trên sự khác biệt được tìm thấy trong nền tảng kinh tế, lịch sử, thể chế và văn hóa của một quốc gia, Choi và Meek (2008) gợi ý 8 nhân tố giải thích đáng kể cho nguyên nhân tại sao một số quốc gia lựa chọn áp dụng CMBCTCQT trong khi các quốc gia khác thì không. Sự lựa chọn của các quốc gia áp dụng CMBCTCQT đã tạo ra một thử nghiệm tự nhiên để kiểm tra các biến môi trường được liên kết với sự phát triển kế toán. Trong nghiên cứu này, mô hình của Choi và Meek tổng hợp 8 nhân tố có ý nghĩa thống kê mô hình nghiên cứu: Nguồn tài chính (vốn chủ sở hữu và tài trợ nợ nước ngoài), Thuế, Hệ thống pháp luật, Quan hệ chính trị và kinh tế (chủ nghĩa thực dân và liên minh thương mại), Lạm phát, Phát triển kinh tế, Giáo dục và văn hóa. Cụ thể, các biến đo lường vốn chủ sở hữu, thuế và lạm phát đã được nhận định là có ảnh hưởng tiêu cực và quan trọng đến việc áp dụng CMBCTCQT. Các biến quan hệ chính trị, xã hội và sự hiện diện của các

đối tác xuất nhập khẩu hàng đầu đã thông qua CMBCTCQT là tích cực và quan trọng đến việc áp dụng CMBCTCQT.

Phát hiện của Kim M. Shima và David C. Yang (2012) cho thấy 3 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng CMBCTCQT. Thứ nhất, xu hướng toàn cầu hóa trên thế giới đã tạo ra nhiều lợi thế trong việc ký kết hợp đồng cho các quốc gia. Với những quốc gia là thành viên của một số tổ chức thương mại quốc tế (EU, WTO) thì việc áp dụng CMBCTCQT như một phương tiện để thúc đẩy thông tin xuyên biên giới dễ dàng hơn. Tương tự như vậy, quan hệ thuộc địa với Vương quốc Anh có thể làm giảm chi phí chuyển tiếp cho việc áp dụng CMBCTCQT. Các cuộc đàm phán hợp đồng quốc tế có thể dễ dàng hơn bằng cách sử dụng một tiêu chuẩn kế toán được quốc tế công nhận như CMBCTCQT. Thứ hai, nhu cầu đầu tư và tài chính nước ngoài tạo ra "tín hiệu" ưu đãi cho các nước áp dụng CMBCTCQT. Các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển có thể sẵn sàng áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong việc lập BCTC để làm tăng chất lượng cho thông tin tài chính. Với động lực thu hút vốn nước ngoài, việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế sẽ mang lại dòng vốn đầu tư và các khoản vay quốc tế lớn hơn. Bên cạnh đó, còn tồn tại một số vấn đề về môi trường cản trở việc áp dụng. Các nhân tố liên quan đến nhiều vấn đề trong nước hơn, có thể kể đến như mức độ ảnh hưởng lớn của thuế, có thể làm tăng chi phí chính trị và chi phí chuyển tiếp của việc áp dụng. Tương tự như vậy, các nước có mức lạm phát cao hơn và thị trường vốn lớn hơn sẽ do dự hơn khi áp dụng CMBCTCQT, vì điều này có thể liên quan đến mối quan tâm về việc thay thế các tiêu chuẩn hiện có. Mô hình này đã góp phần xác định những động lực thúc đẩy, tạo cơ sở giúp các nhà hoạch định chính sách kế toán quốc gia áp dụng CMBCTCQT, bên cạnh đó cần chú tâm đến các mối quan tâm quốc gia cần được giải quyết trước khi chuyển sang CMBCTCQT.

Fatma Zehria, Jamel Chouaibib (2013) đã nghiên cứu trên 74 nước đang phát triển về các nhân tố tác động đến việc sử dụng CMBCTCQT. Kết quả phân tích thực nghiệm đã cho thấy rằng các nước đang phát triển có điều kiện thuận lợi nhất cho việc áp dụng CMBCTCQT là những nước có tăng trưởng kinh tế cao, trình độ giáo dục tiến bộ và hệ thống pháp luật ổn định. Các biến khác như: Văn hóa, Hệ thống chính trị và quốc tế, Sự tồn tại của một thị trường vốn thì không có nhiều tác động đến quyết định áp dụng CMBCTCQT. Nhìn chung, từ những kết quả này chúng ta có thể kết luận rằng quyết định áp dụng tiêu chuẩn quốc tế có liên quan chặt chẽ đến môi trường thể chế của các nước

đang phát triển, cũng như dữ liệu kinh tế vĩ mô như mức tăng trưởng, giáo dục của họ. (Không tìm thấy bài giống)

Từ tất cả những gì đã được đề cập trên, có thể cho rằng lĩnh vực nghiên cứu các nhân tố quyết định áp dụng CMBCTCQT đối với các doanh nghiệp trên thế giới vẫn còn có những kết quả chưa thống nhất. Trên thực tế, hầu hết các nghiên cứu được đánh giá đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các nhân tố thể chế (Tăng trưởng kinh tế, Trình độ giáo dục, Thị trường vốn) cùng với một số nhân tố cụ thể liên quan đến công ty của các quốc gia này (Quy mô, Tổng nợ phải trả, Chất lượng kiểm toán) trong việc quyết định áp dụng CMBCTCQT.

Nghiên cứu của Dương Hoàng Ngọc Khuê và Nguyễn Thị Ngọc Oanh (2016) trình bày các công trình từ nước ngoài đã công bố về những nhân tố tác động đến sự vận dụng CMBCTCQT. Tổng hợp lại, các tác giả đã đưa ra 5 yếu tố: Văn hóa, Pháp lý, Tăng trưởng kinh tế, Trình độ giáo dục và Thị trường vốn. Theo tác giả, ở các quốc gia đang phát triển, các nhân tố này đều giải thích cho sự áp dụng CMBCTCQT. Từ thực tiễn ở các nước trên thế giới và quan điểm áp dụng một cách chọn lọc CMBCTCQT của Việt Nam, các tác giả đã nêu một vài khuyến nghị đối với việc vận dụng CMBCTCQT ở Việt Nam để đảm bảo yêu cầu hòa hợp chuẩn mực kế toán quốc tế.

Nghiên cứu của Hà Xuân Thạch và Nguyễn Ngọc Hiệp (2018) tập trung xác lập, phân tích và đo lường mức độ ảnh hưởng của những nhân tố tác động đến chuyển đổi BCTC từ VAS sang CMBCTCQT. Sau khi khảo sát thực tế từ 300 chuyên gia, kết quả thu được cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng tới chuyển đổi VAS sang CMBCTCQT, được chia làm 2 nhóm nhân tố chủ yếu: nhóm các nhân tố bên trong và nhóm các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp. Trong đó, nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp gồm: Hỗ trợ từ nhà quản trị và Trình độ kế toán viên. Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp gồm: Hội nhập kinh tế, Hệ thống pháp luật và Môi trường văn hoá. Năm nhân tố này được đúc kết từ các công trình nghiên cứu trước đã công bố và dựa trên các cơ sở lý thuyết nền tảng có sự tác động của các nhân tố tới việc chuyển đổi BCTC từ VAS sang CMBCTCQT.

Nguyễn Lê Vân Khanh (2018) với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tự nguyện áp dụng CMBCTCQT tại các doanh nghiệp Việt Nam” đã thực hiện khảo sát 198 đối tượng tại Việt Nam bao gồm các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp lớn. Thông qua nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố với nhau dựa vào kiểm định Chi-square, Crosstabs, Fisher exact test và phân tích logistic hồi quy nhị phân, tác giả chỉ ra được các

nhân tố có tác động đến việc tự nguyện áp dụng CMBCTCQT, gồm: Quy mô doanh nghiệp, Lĩnh vực kinh doanh và Nguồn tài chính. Riêng nhân tố Hình thức sở hữu chỉ tác động đến sự tự nguyện áp dụng CMBCTCQT đối với loại hình doanh nghiệp lớn.

Một phần của tài liệu FINAL (2) (Trang 25 - 32)

w