7. Cấu trúc nghiên cứu của đề tài
3.2.3. Xây dựng thang đo
Nghiên cứu này dùng phương pháp sử dụng thang đo sẵn có từ những nghiên cứu trên thế giới và có sự chỉnh sửa để thích hợp với nội dung nghiên cứu và điều kiện tại Việt Nam. Ngoài ra, tác giả cũng bổ sung thêm một vài thang đo để phù hợp với nội dung nghiên cứu.
Các tác giả Zeghal và Mhedhbi (2006), Hope và cộng sự (2006), Affes và Callimaci (2007) đo lường áp dụng CMBCTCQT là biến nhị phân có giá trị 1 nếu doanh nghiệp áp dụng CMBCTCQT, giá trị 0 nếu doanh nghiệp không áp dụng CMBCTCQT. Trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng biến phụ thuộc là biến giả nhận giá trị 1 nếu doanh nghiệp có áp dụng CMBCTCQT và nhận giá trị 0 nếu doanh nghiệp không áp dụng CMBCTCQT.
Các biến độc lập
Quy mô doanh nghiệp (QM)
Nghiên cứu của Albu và cộng sự (2013) có nội dung khám phá những tiêu chí thích hợp của doanh nghiệp để xác định phạm vi áp dụng CMBCTCQT cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Kết quả thu được từ 194 kế toán viên thuộc doanh nghiệp nhỏ và vừa đã kết luận được quy mô chính là một trong những yếu tố quan trọng vì quy mô liên quan trực tiếp đến chi phí để lập BCTC. Gassen và Sellhorn (2006) đã khảo sát 354 doanh nghiệp tại Đức và đã có chỉ ra quy mô doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc quyết định áp dụng CMBCTCQT với thang đo tổng tài sản hiện có. Các tác giả Morris và cộng sự (2012), Guerreiiro và cộng sự (2012), Mohamed và Fatma (2013) đã sử dụng thang đo tổng tài sản để nghiên cứu về nhân tố quy mô. Theo Francis và cộng sự (2008), Atik (2010), Neag và cộng sự (2011) để đo lường nhân tố Quy mô, các tác giả dùng thang đo số lượng lao động. Thông qua các nghiên cứu của Eierle và Haller (2009), Aboagye-Otchere và cộng sự (2012), Yiğit (2014), Ali và cộng sự (2016) ta thấy được tác giả đã sử dụng thang đo tổng doanh thu để đo lường nhân tố Quy mô và thu được kết quả doanh thu càng cao thì doanh nghiệp càng có nhiều động lực để áp dụng CMBCTCQT. Kế thừa từ những nghiên cứu trên, tác giả xác định thang đo biến “Quy mô doanh nghiệp” gồm 3 biến quan sát được mã hóa lần lượt từ QM1 đến QM3.
ST
T Mã hóa Thang đo Tham chiếu
1 QM1 Tổng tài
sản hiện có
Gassen và Sellhorn (2006), Morris và cộng sự (2012), Guerreiiro và cộng sự (2012), Mohamed và Fatma (2013)
2 QM2 Tổng
doanh thu
Eierle và Haller (2009), Aboagye-Otchere và cộng sự (2012), Yiğit (2014), Ali và cộng sự (2016)
3 QM3 Số lượng
lao động Francis và cộng sự (2008)
Bảng 3.1: Thang đo Quy mô doanh nghiệp
(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp) Đối tượng và nhu cầu sử dụng thông tin BCTC (DTNC)
Áp lực từ các đối tác thương mại, nhà đầu tư nước ngoài hay ngân hàng chính là một trong những lý do để doanh nghiệp áp dụng CMBCTCQT khi những đối tượng này yêu cầu cung cấp thông tin BCTC chi tiết, minh bạch. Nghiên cứu của Dumontier và Raffournier (1998), Murphy (1999) cho thấy cường độ hoạt động thương mại của các doanh nghiệp với nước ngoài chính là một trong những yếu tố quan trọng để phân biệt các công ty tự nguyện áp dụng CMBCTCQT với các công ty không tự nguyện áp dụng. Hay từ kết quả nghiên cứu của Carmona và Trombetta (2008) ta thấy những doanh nghiệp có nhiều hoạt động với các đối tác nước ngoài sẽ tăng khả năng áp dụng CMBCTCQT. Nội dung nghiên cứu của Bagaeva (2008) xem xét mức độ ảnh hưởng của những nhà đầu tư nước ngoài đến chất lượng thông tin kế toán ở Nga có kết quả là tỷ trọng nhà đầu tư nước ngoài lớn trong cơ cấu sở hữu của các doanh nghiệp ở Nga sẽ giúp cho chất lượng thông tin kế toán được cải thiện tốt hơn và thúc đẩy việc áp dụng CMBCTCQT. Vì vậy để thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài thì doanh nghiệp sẽ phải áp dụng CMBCTCQT để có được BCTC đáng tin cậy. Qua kết quả nghiên cứu của Eierle và Haller (2009), Cole và cộng sự (2009), Aboagye-Otchere và cộng sự (2012), Ploybut (2012), Hồ Xuân Thủy (2016) cho thấy rằng doanh nghiệp sẽ dễ dàng vay vốn hơn, đặc biệt là từ ngân hàng khi áp dụng CMBCTCQT. Kế thừa từ những nghiên cứu trên tác giả sử dụng 3 biến quan sát “Đối tác thương mại thường yêu cầu cung cấp BCTC chi tiết, minh bạch; Nhà đầu tư nước ngoài thường yêu cầu cung cấp BCTC chi tiết, minh bạch khi đưa ra quyết định đầu tư; Ngân hàng thường yêu cầu cung cấp BCTC chi tiết, minh bạch khi xét duyệt tín dụng” được mã hóa lần lượt từ DTNC1 đến DTNC3 để đo lường nhân tố “Đối tượng và nhu cầu sử dụng thông tin BCTC”.
ST
T Mã hóa Thang đo Tham chiếu
1 DTNC1
Đối tác thương mại thường yêu cầu cung cấp BCTC chi tiết, minh bạch
Dumontier và Raffournier (1998), Murphy (1999), Chamisa (2000), Carmona và Trombetta (2008)
thường yêu cầu cung cấp BCTC chi tiết, minh bạch khi đưa ra quyết định đầu tư
(2012)
3 DTNC3
Ngân hàng thường yêu cầu cung cấp BCTC chi tiết, minh bạch khi xét duyệt tín dụng
Eierle và Haller (2009), Cole và cộng sự (2009), Aboagye-Otchere và cộng sự (2012), Ploybut (2012), Hồ Xuân Thủy (2016)
Bảng 3.2: Thang đo Đối tượng và nhu cầu sử dụng thông tin BCTC
(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp) Sự chuẩn bị về nguồn lực (NL)
Theo Djatej và cộng sự (2012) để áp dụng CMBCTCQT thì cần phải có sự chuẩn bị rất kỹ càng về tài chính, cơ sở vật chất, nhân sự hay tổng quát là sự chuẩn bị về nguồn lực của doanh nghiệp. Từ những thang đo sẵn có trong bài nghiên cứu về CMBCTCQT của Di Pietra và cộng sự (2008), Rezaee và cộng sự (2010), Albu và cộng sự (2013), Nguyễn Thị Ánh Linh (2019), tác giả đã xây dựng 3 biến quan sát “Chi phí chuyển đổi; Sự đầu tư vào thiết bị, cơ sở vật chất của doanh nghiệp; Cần có thêm các khoản miễn giảm, hỗ trợ hơn trong việc áp dụng CMBCTCQT cho các doanh nghiệp để làm cho bộ chuẩn mực này có hiệu quả hơn về mặt chi phí đối với đơn vị” được mã hóa lần lượt từ NL1 đến NL3.
STT Mã
hóa Thang đo Tham chiếu
1 NL1 Chi phí chuyển đổi
Rezaee và cộng sự (2010), Djatej và cộng sự (2012), Abd (2014), Samaha và Khlif (2016), Oghogho và cộng sự (2016),
2 NL2
Sự đầu tư vào thiết bị, cơ sở vật chất của doanh nghiệp
Rezaee và cộng sự (2010), Oluku và Ojeka (2011), Zéghal và cộng sự (2011) Djatej và cộng sự (2012), Aboagye-Otchere và cộng sự (2012), Agyei-Mensah (2013)
3 NL3 Cần có thêm các khoản miễn giảm, hỗ trợ hơn trong việc áp dụng CMBCTCQT cho các doanh nghiệp để làm cho bộ chuẩn mực này có hiệu quả hơn về mặt chi phí đối
Di Pietra và cộng sự (2008), Albu và cộng sự (2013), Nguyễn Thị Ánh Linh (2019)
với đơn vị
Bảng 3.3: Thang đo Sự chuẩn bị về nguồn lực
(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp) Trình độ kế toán viên (TDKT)
Trình độ kế toán viên bao gồm các yếu tố liên quan đến kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức của người hành nghề kế toán. Qua nhiều nghiên cứu có thể thấy trình độ kế toán viên là một nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc vận dụng CMBCTCQT. Nghiên cứu của Costel Istratea (2015) đã chỉ ra những quốc gia không sử dụng tiếng Anh sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi áp dụng CMBCTCQT. Ngôn ngữ được sử dụng trong CMBCTCQT là tiếng Anh, chuẩn mực có nội dung phức tạp, chính vì vậy khi trình độ ngoại ngữ chưa tốt sẽ gây trở ngại cho doanh nghiệp theo nghiên cứu của Quế Chi (2011). Qua những nghiên cứu trên, tác giả đã sử dụng biến quan sát “Trình độ ngoại ngữ của kế toán viên” được mã hóa TDKT1 để phân tích nhân tố “Trình độ kế toán viên”. Nghiên cứu của Zakari (2014), Samujh và Devi (2015) cho thấy kỹ năng của kế toán viên cũng là một trong những nhân tố tác dộng đến việc áp dụng CMBCTCQT. Bên cạnh đó, kế thừa từ những nghiên cứu của M. Shima và David C. Yang (2012), Uyar và Güngörmüş (2013) tác giả sử dụng 3 biến quan sát “Kỹ năng, kiến thức của kế toán viên; Tinh thần học hỏi, tiếp thu kiến thức từ các nước trên thế giới, đổi mới theo xu thế chung của kế toán viên; Kinh nghiệm làm việc của kế toán viên” được mã hóa lần lượt từ TDKT2 đến TDKT4 để phân tích nhân tố Trình độ kế toán viên.
ST
T Mã hóa Thang đo Tham chiếu
1 TDKT1 Trình độ ngoại ngữ của kế toán viên
Quế Chi (2011), M. Shima và David C. Yang (2012), Zakari (2014), Costel Istrate (2015)
2 TDKT2 Kỹ năng, kiến thức của kế toán viên
Uyar và Güngörmüş (2013), Zakari (2014)
3 TDKT3
Tinh thần học hỏi, tiếp thu kiến thức từ các nước trên thế giới, đổi mới theo xu thế chung của kế toán viên
Samujh và Devi (2015)
4 TDKT4 Kinh nghiệm làm việc của
Bảng 3.4: Thang đo Trình độ kế toán viên
(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp) Áp lực của thể chế (ALTC)
Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Hiệp (2018) đã chỉ ra áp lực của thể chế là một trong những nhân tố tác động đến việc áp dụng CMBCTCQT. Kế thừa và chọn lọc từ nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Hiệp (2018) và Hồ Xuân Thủy (2016), tác giả đã sử dụng 2 biến quan sát “Sự khác biệt giữa Chuẩn mực kế toán Việt Nam so với CMBCTCQT; Một số chuẩn mực kế toán tương ứng với các CMBCTCQT và các văn bản quy định để hướng dẫn CMBCTCQT” được mã hóa lần lượt là ALTC1 và ALTC3. Bên cạnh đó, nhóm tác giả đã tự xây dựng thêm biến quan sát “Quyết định phê duyệt Đề án áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính tại Việt Nam” được mã hóa ALTC2.
ST
T Mã hóa Thang đo Tham chiếu
1 ALTC1
Sự khác biệt giữa Chuẩn mực kế toán Việt Nam so với CMBCTCQT ảnh hưởng đến việc áp dụng CMBCTCQT
Hồ Xuân Thủy (2016), Nguyễn Ngọc Hiệp (2018)
2 ALTC2
Quyết định phê duyệt Đề án áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính tại Việt Nam ảnh hưởng đến việc áp dụng CMBCTCQT tại đơn vị
3 ALTC3
Một số chuẩn mực kế toán tương ứng với các CMBCTCQT và các văn bản quy định để hướng dẫn CMBCTCQT có ảnh hưởng đến việc áp dụng CMBCTCQT tại đơn vị
Hồ Xuân Thủy (2016), Nguyễn Ngọc Hiệp (2018)
Bảng 3.5: Thang đo Áp lực của thể chế
(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp)
Nghiên cứu này sử dụng thang đo Likert 5 điểm để phân tích về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng CMBCTCQT với mức độ lần lượt từ 1 đến 5, cụ thể như sau: 1 – Hoàn toàn không đồng ý; 2 – Không đồng ý; 3 – Trung lập; 4 – Đồng ý; 5 – Hoàn toàn đồng ý.
STT Mã hóa Thang đo Tham chiếu
Biến phụ thuộc
Nếu doanh nghiệp có áp dụng IFRS = 1
Nếu doanh nghiệp không áp dụng IFRS = 0 (2006), Hope và cộng sự (2006), Affes và Callimaci (2007) Biến độc lập Quy mô doanh nghiệp (QM) QM1 Tổng tài sản hiện có Gassen và Sellhorn (2006), Morris và cộng sự (2012), Guerreiiro và cộng sự (2012), Mohamed và Fatma (2013) QM2 Tổng doanh thu Eierle và Haller (2009), Aboagye-Otchere và cộng sự (2012), Yiğit (2014), Ali và cộng sự (2016) QM3 Số lượng lao động Francis và cộng sự (2008) Đối tượng và nhu cầu sử dụng thông tin BCTC (DTNC)
DTNC1 Đối tác thương mại thường yêu cầu cung cấp BCTC chi tiết, minh bạch
Dumontier và Raffournier (1998), Murphy (1999), Chamisa (2000), Carmona và Trombetta (2008) DTNC2 Nhà đầu tư nước ngoài thường yêu
cầu cung cấp BCTC chi tiết, minh bạch khi đưa ra quyết định đầu tư
Bagaeva (2008), Bova và Pereira (2012)
DTNC3
Ngân hàng thường yêu cầu cung cấp BCTC chi tiết, minh bạch khi xét duyệt tín dụng Eierle và Haller (2009), Cole và cộng sự (2009), Aboagye-Otchere và cộng sự (2012), Ploybut (2012), Hồ Xuân Thủy (2016) Sự chuẩn bị về nguồn lực (NL)
NL1 Chi phí chuyển đổi
Rezaee và cộng sự (2010), Djatej và cộng sự (2012), Abd (2014), Samaha và Khlif (2016), Oghogho và cộng sự (2016),
NL2 Sự đầu tư vào thiết bị, cơ sở vật chất của doanh nghiệp
Rezaee và cộng sự (2010), Oluku và Ojeka (2011), Zéghal và cộng sự (2011) Djatej và cộng sự (2012), Aboagye-Otchere và cộng sự (2012), Agyei-Mensah (2013)
NL3
Cần có thêm các khoản miễn giảm, hỗ trợ hơn trong việc áp dụng IFRS cho các doanh nghiệp để làm cho bộ chuẩn mực này có hiệu quả hơn về mặt chi phí đối với đơn vị
Di Pietra và cộng sự (2008) Albu và cộng sự (2013), Nguyễn Thị Ánh Linh (2019) Trình độ kế toán viên (TDKT)
TDKT1 Trình độ ngoại ngữ của kế toán viên
Quế Chi (2011), M. Shima và David C. Yang (2012),
Zakari (2014), Costel Istrate (2015) TDKT2 Kỹ năng, kiến thức của kế toán viên
Uyar và Güngörmüş (2013), Zakari (2014), Hung (2016)
TDKT3
Tinh thần học hỏi, tiếp thu kiến thức từ các nước trên thế giới, đổi mới theo xu thế chung của kế toán viên
Samujh và Devi (2015) TDKT4 Kinh nghiệm làm việc của kế toán
viên Samujh và Devi (2015)
Áp lực thể chế (ALTC)
ALTC1
Sự khác biệt giữa Chuẩn mực kế toán Việt Nam so với CMBCTCQT ảnh hưởng đến việc áp dụng CMBCTCQT
Hồ Xuân Thủy (2016), Nguyễn Ngọc Hiệp (2018)
ALTC2
Quyết định phê duyệt Đề án áp dụng
Chuẩn mực Báo cáo Tài chính tại Việt Nam ảnh hưởng đến việc áp dụng CMBCTCQT tại đơn vị
ALTC3
Một số chuẩn mực kế toán tương ứng với các CMBCTCQT và các văn bản quy định để hướng dẫn CMBCTCQT có ảnh hưởng đến việc áp dụng CMBCTCQT tại đơn vị Hồ Xuân Thủy (2016), Nguyễn Ngọc Hiệp (2018)
Bảng 3.6: Tổng hợp thang đo của các nhân tố
(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp)